Các cấp chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 85 - 87)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

4.2.2. Các cấp chính quyền địa phương

Gia đình tôi cần vay vốn để đầu tư thêm máy bơm tiêu thoát nước và làm hàng rào bảo vệ nên gia đình có làm đơn xin vay vốn của quỹ hội nông dân xã nhưng thủ tục để được cho vay rườm rà, trong khi chỉ được vay hạn mức tối đa là 10 triệu trong 3 năm. Ngoài ra, theo quy định mức lãi suất ưu đãi cho các hộ phát triển sản xuất rau chuối như nhà tôi là lãi suất 0,3%/năm nhưng họ tính thêm một vài chi phí, phụ thu nữa thì cũng tới 0,5%/năm nên gia đình tôi không vay của hội nông dân nữa mà vay của người thân, bạn bè.

Vai trò cầu nối của chính quyền địa phương và các hợp tác xã trong chuỗi sản xuất - tiêu thụ nông sản rất quan trọng. Ông Nguyễn Quốc Toản (2019)- Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho rằng, các tỉnh, thành phố cần rà soát, ban hành các chính sách nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, liên kết sản xuất, tiêu thụ.

Gia Lâm đang tích cực triển khai xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản nhằm kiểm soát an toàn thực phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa và tránh tình trạng “được mùa - mất giá”. Tuy nhiên, trên thực tế, một số mặt hàng nông sản vẫn gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ trong đó có sản phẩm chuối, do liên kết trong sản xuất và tiêu thụ còn chưa thực chặt chẽ và hiệu quả.

Hộp 4.3. Thực trạng đào tạo, nâng cao trình độ cho các hộ sản xuất chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm

Các hợp tác xã của huyện Gia Lâm chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thu gom, sơ chế, cung cấp cho các doanh nghiệp và hệ thống chuỗi cửa hàng. Họ đều là những người có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và tiêu thụ rau quả, hợp tác xã được thành lập chính là cầu nối giữa người sản xuất với các tác nhân còn lại của mối liên kết như nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp…và các tổ chức khác. Không chỉ là cầu nối trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm, hợp tác xã còn là nơi

Các hộ nông dân phải tự hạch toán và lên kế hoạch sản xuất. Họ đã được hỗ trợ đào tạo và cơ cấu bắt buộc của mỗi nhóm bao gồm 1 nhóm trưởng, 1 nhóm phó, 1 kế toán thủ quỹ và 3 thanh tra. Kỹ năng thanh tra được đào tạo phải có chứng nhận mới được làm thanh tra viên. Kế toán phải qua lớp đào tạo và mỗi người nông dân phải là 1 kế toán để tự hạch toán trên diện tích canh tác của họ. Từ việc tự hạch toán đó họ có kế hoạch sản xuất và có thể dự kiến được sản lượng thu hoạch là bao nhiêu, lợi nhuận thu được như thế nào trên diện tích sản xuất của hộ chứ hội nông dân không làm hộ. Phòng Kinh tế phối hợp với trạm khuyến nông và trạm BVTV huyện thường xuyên tổ chức tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật và kết nối thị trường cho các nhóm hộ sản xuất chuối. Ngoài ra, hội nông dân đã chỉ đạo thành lập liên nhóm có cuộc họp vào sáng ngày 30 hàng tháng nhằm trao đổi những khó khăn, tồn tại với các công ty thu mua và giữa các nhóm với nhau để cùng nhau tháo gỡ khó khăn, khắc phục tồn tại, hạn chế.

Nguồn: Phỏng vấn sâu anh Nguyễn Tiến Hoàng – Trưởng phòng Kinh tế huyện Gia Lâm (2019)

tham gia ban thanh tra, thường xuyên kiểm tra các nhóm sản xuất rau nhằm đảm bảo chất lượng rau và kịp thời tháo gỡ, khó khăn vướng mắc cho các hộ trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, do còn hạn chế về vốn sản xuất, trình độ quản lý nên hợp tác xã mới chỉ giải quyết được 1 phần khâu tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nông dân mà chưa cung cấp được hết các dịch vụ đầu vào như phân bón, giống, vật tư nông nghiệp,..

Không chỉ là cầu nối trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm, hợp tác xã còn là nơi giao lưu, trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm về sản xuất của các hộ và mỗi năm hợp tác xã đều dành một phần lợi nhuận để đưa các hộ sản xuất đi tham quan du lịch, kết hợp với việc học hỏi kinh nghiệm tổ chức sản xuất chuối của các địa phương khác như Lào Cai; Lương Sơn – Hòa Bình, Trác Văn – Hà Nam, Hải Phòng... Hợp tác xã còn tham gia ban thanh tra, thường xuyên kiểm tra các nhóm sản xuất rau nhằm đảm bảo chất lượng chuối và kịp thời tháo gỡ, khó khăn vướng mắc cho các hộ trong quá trình sản xuất.

Qua buổi phỏng vấn giám đốc hợp tác xã Kim Sơn cho thấy, từ khi thành lập đến nay chưa xảy ra tình trạng phá vỡ hợp đồng giữa hợp tác xã với các bên liên kết và cũng chưa từng xảy ra mâu thuẫn giữa các bên. Mối liên kết giữa hợp tác xã với người sản xuất hoặc doanh nghiệp đều thông qua phương thức ký hợp đồng bằng văn bản với các điều khoản khá chặt chẽ nên hoạt động kinh doanh của hợp tác xã gặp rất nhiều thuận lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)