Giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 91 - 104)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3. Giải pháp tăng cƣờng công tác công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân

4.3.2. Giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tạ

tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình

4.3.2.1. ăng cường công tác quản lý nguồn thu, nâng cao tỷ lệ nộp Quyết toán thuế và hoàn thuế

a. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ

- Đảm bảo quyền đƣợc cung cấp thông tin về quyền lợi và nghĩa vụ thuế cũng nhƣ các kiến thức để hoàn thành nghĩa vụ thuế của tất cả ĐTNT TNCN.

- Xây dựng một hình ảnh CQT phục vụ, đồng hành cùng NNT, truyền tải thông tin và hỗ trợ hơn là một cơ quan cƣỡng chế thu thuế.

- Tuyên truyền cho các đơn vị trên địa bàn kê khai và nộp quyết toán thuế.

* ác giải pháp tuyên truyền, phổ bi n chính sách, pháp luật Thu TN N

- Xây dựng các chương trình m c tiêu cho NNT kê khai và nộp QTT thu TNCN khác nhau:

+ Đối với NNT tuân thủ kê khai, nộp quyết toán thuế thì CQT cần phải tuyên truyền khuyến khích nhằm nâng cao vị trí, danh tiếng và vai trò của những ĐTNT có cấp độ tuân thủ tích cực trên địa bàn. Nội dung chủ yếu là quảng bá, tuyên dƣơng đề cao những doanh nghiệp, cá nhân có hành vi tuân thủ tốt. Các hình thức tuyên dƣơng có thể sử dụng nhƣ xây dựng kênh thông tin chính thức của CQT để tuyên dƣơng; gửi thƣ cám ơn sự giúp đỡ và hợp tác với CQT; xây dựng các phần thƣởng để tuyên dƣơng NNT hàng năm, để khuyến khích họ thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.

+ Đối với NNT “trốn tránh, luồn lách”, tuyên truyền tập trung vào phổ biến các biện pháp xử lý vi phạm, phổ biến quyền lực của CQT trong điều tra thuế và sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nƣớc có liên quan trong thanh tra, điều tra để phát hiện và truy tố sự trốn thuế.

+ Đối với NNT “không biết/biết rất ít về uật Thuế TNCN” cần tập trung vào những nội dung cơ bản và đơn giản nhất để họ nắm bắt đƣợc thông tin. Sẵn sàng cung cấp, tƣ vấn, hỗ trợ các thông tin liên quan đến chính sách Thuế TNCN.

- Đa dạng hoá và phát triển các hình thức TTHT:

CQT cần triển khai đa dạng các hình thức tuyên truyền, tổ chức tập huấn, tổ chức các buổi tiếp dân, đối thoại với NNT, nội dung tuyên truyền tập trung vào những sửa đổi bổ sung chính sách thuế, chƣơng trình cải cách và hiện đại

hoá công tác thuế, hƣớng dẫn các đơn vị kịp thời cập nhật với các ứng dụng mới của thuế. Cụ thể nhƣ sau:

+ Phối hợp với cơ quan truyền hình, truyền thanh, báo chí trong việc tuyên truyền phổ biến các chính sách thuế TNCN vì đây là kênh thông tin thu hút rất nhiều lƣợng ngƣời xem và quan tâm. CQT cần khai thác thế mạnh này để truyền bá sâu rộng những thông tin về chính sách thuế để nâng cao tinh thần giác ngộ. Thực hiện giới thiệu uật thuế TNCN, các sửa đổi bổ sung uật thuế dƣới các hình thức: phổ biến; phỏng vấn; hỏi – đáp; tiểu phẩm về thuế TNCN.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin để truyền tải thông tin nhanh, chính xác, tiện lợi tới ĐTNT. Duy trì và phát huy trang thông tin điện tử của ngành, của tỉnh, nâng cao chất lƣợng tin bài, xây dựng các diễn đàn trên mạng để các tổ chức, các nhân có thể thƣờng xuyên trao đổi kinh nghiệm và đƣa ra những thắc mắc của mình đối với các cơ quan chức năng trong tỉnh.

+ Mở các buổi toạ đàm đối thoại trực tiếp với các tổ chức, cá nhân, mở các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật thuế TNCN, thi sáng tác tranh ảnh cổ động về thuế TNCN.

+ Đƣa chƣơng trình tuyên truyền thuế TNCN vào hoạt động sinh hoạt đoàn thể của các phƣờng, xã. Có thể định kỳ tổ chức điều tra trắc nghiệm đối với NNT để đánh giá mức độ hiểu biết về pháp luật thuế TNCN, nắm bắt đƣợc ý kiến nguyện vọng của dân. Qua đó, thiết kế nội dung tuyên truyền phù hợp với từng nhóm NNT; xây dựng cơ chế tiếp thu ý kiến, thông tin phản hồi từ NNT một cách phù hợp; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ thuế TNCN và kỹ thuật tuyên truyền cho các tuyên truyền viên để họ có thể làm tròn nhiệm vụ của một tuyên truyền viên tốt.

+ Mở các cuộc thi báo cáo, tuyên truyền viên giỏi về thuế TNCN, đây là cơ hội để các cán bộ đang thực hiện công tác quản lý thuế TNCN trong toàn tỉnh có điều kiện gặp gỡ, giao lƣu và trao đổi kinh nghiệm quản lý thuế với nhau.

+ Có sự chỉ đạo thống nhất và phối hợp thông suốt giữa các cơ quan hữu quan trong quá trình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về Thuế TNCN. Nhƣ các cơ quan: báo, truyền hình, thuế…để ra đời những sản phẩm đúng mục tiêu, đa dạng, phong phú.

+ Xây dựng đƣờng dây nóng, hòm thƣ góp ý đặt công khai tại CQT để ngƣời dân có thể đóng góp, xây dựng ý kiến cho hoạt động của CQT. Đồng thời

giúp ngƣời dân phản ánh kịp thời về thái độ phục vụ của các cán bộ thuế với nhân dân, để CQT có biện pháp khắc phục kịp thời.

- Đào tạo thường xuyên cho cán bộ Thu ph trách tuyên truyền, phổ bi n ki n thức về Thu TN N:

Đào tạo thƣờng xuyên cho các cán bộ tuyên truyền, phổ biến kiến thức về Thuế TNCN đảm bảo trong mọi tình huống tự bản thân cán bộ thuế có thể giải đáp mọi thắc mắc của ĐTNT. Cán bộ tuyên truyền, phổ biến kiến thức về Thuế TNCN cần đƣợc phát triển các kỹ năng tuyên truyền đặc biệt là các kỹ năng truyền đạt thông tin, diễn thuyết và giao tiếp.

* ộ trình thực hiện

Những giải pháp nêu trên cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục để đảm bảo đến năm 2020 sẽ đạt đƣợc một số chỉ tiêu cơ bản mà Tổng Cục Thuế đã đề ra nhƣ sau: Tối thiểu 85% NNT đƣợc tiếp cận đầy đủ và kịp thời các thông tin thay đổi về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế; 100% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 100% doanh nghiệp thực hiện đăng ký, khai thuế , nộp quyết toán thuế qua mạng Internet; Tối thiểu 90% số lƣợng NNT hài lòng với các dịch vụ mà Cục Thuế cung cấp.

Giúp cho công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế vừa đa dạng phong phú vừa đi vào chiều sâu, phù hợp với từng nhóm đối tƣợng, từ đó nâng cao tính tự giác, tuân thủ của ngƣời nộp thuế.

Ngay từ đầu năm Cục Thuế đã chỉ đạo Chi Cục Thuế lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền hỗ trợ, xác định mục tiêu cần tập trung và chi tiết thời gian, nội dung công việc trong các tháng, quý.

Đã ban hành 05 công văn về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền; Kế hoạch “Tuần lễ lắng nghe ý kiến ngƣời nộp thuế” năm 2016; Công khai thủ tục hành chính thuế; Công văn chấn chỉnh công tác Tuyên truyền hỗ trợ NNT, công tác kê khai kế toán thuế;

Thƣờng xuyên đôn đốc Chi Cục Thuế việc thực hiện công tác tuyên truyền chính sách thuế mới sửa đổi, bổ sung; tổ chức hội nghị đối thoại với ngƣời nộp thuế, tổ chức “Tuần lễ lắng nghe ý kiến ngƣời nộp thuế”, thực hiện công khai thủ tục hành chính thuế, giải quyết thủ tục hành chính thuế đúng quy định; công tác viết tin, bài trên trang Web…

Duy trì việc kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh Chi Cục Thuế thực hiện đúng quy trình Tuyên truyền hỗ trợ NNT; Quy trình tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính thuế theo cơ chế “Một cửa” tại cơ quan thuế, kiểm tra việc xử lý hồ sơ quá hạn đối với nhóm hồ sơ phải trả kết quả; công khai địa chỉ phản ánh kiến nghị của NNT, công khai đƣờng dây nóng, công khai thủ tục hành chính tại bộ phận “Một cửa”...

b. Tăng cường quản lý thông tin đăng ký thu và kiểm soát thu nhập

- Xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ về NNT phục vụ cho công tác quản lý thuế TNCN;

- Ngăn chặn hiện tƣợng gian lận trong kê khai thuế; - Nâng cao hiệu quả công tác dự toán thuế.

- Nâng cao hiệu quả về việc hoàn thuế.

* Các giải pháp Q thông tin và kiểm soát thu nhập cá nhân

- Quản lý thông tin NNT:

CQT phải tiếp tục triển khai, mở rộng việc cấp MST thu nhập cá nhân cho NNT. Việc cấp MST thu nhập cá nhân là biện pháp hiệu quả góp phần quản lý NNT đƣợc thuận lợi hơn. Do đó trong công tác tuyên truyền thuế TNCN cần làm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của NNT trong việc đăng ký MST để NNT sự nhận thức đúng và tự giác chấp hành tốt nghĩa vụ của NNT.

Hiện nay hệ thống phần mềm ứng dụng của CQT đã hỗ trợ quản lý đầy đủ thông tin của NNT và thông tin giảm trừ gia cảnh nên cán bộ thuế theo dõi đƣợc thời điểm nào NNT sẽ không còn đƣợc giảm trừ gia cảnh, ví dụ nhƣ con trên 18 tuổi (đƣợc tính đủ theo tháng), con không còn theo học tại các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề... hay phát hiện đƣợc việc nhiều cá nhân trong cùng một gia đình cùng khai thông tin của một ngƣời phụ thuộc để đƣợc giảm trừ gia cảnh, giảm số thuế phải nộp. Tự kiểm soát đƣợc thông tin đăng ký giảm trừ gia cảnh của NNT sẽ hạn chế thất thoát nguồn thu cho NSNN.

- Kiểm soát thu nhập :

Có thể khẳng định rằng, đây là yếu tố tiền đề QĐ chất lƣợng, hiệu quả việc thực thi uật thuế TNCN nhằm mang lại hiệu quả cho NSNN. Ở các nƣớc phát triển, mọi giao dịch kinh tế phát sinh trong xã hội đều thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt thì vấn đề kiểm soát thu nhập cá nhân khá thuận lợi và dễ

dàng, nhƣng đối với Việt Nam, khi giao dịch tiền mặt còn phổ biến thì đây là một thách thức rất lớn. Với thách thức này, CQT cần có biện pháp gì để giảm thiểu những rủi ro, thất thoát trong quản lý thuế, đảm bảo động viên đúng mức thu nhập, tạo sự công bằng và bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế giữa mọi cá nhân trong xã hội?

Trong giai đoạn hiện nay, khi cơ sở nền tảng cho việc quản lý thu nhập còn chƣa đầy đủ thì trong nỗ lực của riêng mình, CQT cần chủ động đề ra những giải pháp để hạn chế thấp nhất những rủi ro, thất thoát có thể xảy ra. Cụ thể:

+ CQT sẽ căn cứ vào những thông tin, dữ liệu đƣợc cung cấp bởi các cơ quan chi trả thu nhập. Trách nhiệm cung cấp thông tin cho CQT của các đơn vị chi trả thu nhập đã đƣợc uật thuế TNCN và các văn bản hƣớng dẫn quy định rất rõ, nên ngành thuế hoàn toàn có thể yên tâm về các nguồn thông tin này.

+ Ngành thuế sẽ căn cứ vào thông tin từ các tổ chức, đơn vị có quan hệ kinh tế với các cá nhân để khai thác các nguồn thu nhập.

+ Nâng cao chất lƣợng công tác tuyên truyền, giải thích, động viên, hƣớng dẫn nhằm khuyến khích, khơi dậy tinh thần tự nguyện, tự giác của mọi công dân trong việc thực hiện tốt nghĩa vụ khai, nộp thuế TNCN.

+ Đối với trƣờng hợp một cá nhân có nhiều khoản thu nhập, trong đó có những khoản thu nhập “chính ngạch” (tức là thông qua cơ quan chi trả thu nhập), nhƣng cũng có những khoản thu nhập từ “tiểu ngạch” (tức là những khoản thu nhập nhỏ lẻ nhận đƣợc từ các đơn vị khác), CQT cần xử lý theo hƣớng:

Giao cho cán bộ chuyên quản lập danh sách các cá nhân thuộc diện nghi vấn có từ 2 nguồn thu nhập trở lên, thu thập thông tin và đối chiếu, kiểm tra, rà soát các cá nhân vừa có thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công và thu nhập từ kinh doanh để kiểm soát việc quyết toán của các cá nhân này, tránh cho việc các cá nhân vừa có thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công vừa có thu nhập từ hoạt động kinh doanh, đáng lẽ các đối tƣợng này phải tự quyết toán số thuế TNCN phải nộp nhƣng họ lại ủy quyền cho tổ chức chi trả thu nhập hoặc họ không biết họ có nhiều nguồn thu nhập. CQT rà soát để ra thông báo về việc nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN và nộp thuế đối với các cá nhân có thu nhập từ hai nơi trở lên để họ có trách nhiệm quyết toán phần thu nhập của mình.

Đối chiếu giữa giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN với số lao động kê khai nộp thuế của các tổ chức chi trả để kiểm soát số lƣợng các cá nhân tự kê

khai và ủy quyền kê khai hộ, tránh trƣờng hợp các cơ quan chi trả thu nhập bỏ sót đối với các cá nhân tự kê khai, quyết toán.

Phối hợp với các Sở ban ngành trên toàn tỉnh để nắm bắt đƣợc danh sách các cá nhân có hoạt động kinh doanh hành nghề biểu diễn nghệ thuật, nghề y (khám chữa bệnh), dƣợc (bán thuốc tân dƣợc và thuốc nam) và dạy học ngoài giờ trên địa bàn tỉnh để chỉ đạo và đƣa các đối tƣợng còn chƣa kê khai vào diện quản lý của CQT.

* ộ trình thực hiện

Những giải pháp nêu trên cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục để đạt đƣợc một số chỉ tiêu cơ bản mà Tổng Cục Thuế đã đề ra nhƣ sau: 100% NNT sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 100% NNT tự giác thực hiện đăng ký MST, kê khai, quyết toán thuế cho cá nhân có thu nhập nhiều nơi để cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, phƣơng thức thủ công hiện nay hầu nhƣ không còn sử dụng vì thực hiện rất mất thời gian, chi phí và công sức của NNT cũng nhƣ CBT. Hiện nay chủ yếu sử dụng phƣơng thức quản lý bằng hệ thống mạng máy vi tính vì ĐTNT TNCN rất lớn; thời gian thực hiện nhanh và chính xác; tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức của NNT cũng nhƣ CBT. Để thực hiện theo phƣơng thức này, các tổ chức, cá nhân truy cập vào trang web chính thức của Dự án Thuế TNCN - Tổng Cục Thuế: https://www.tncnonline.com.vn và tải về phần mềm (gồm các tài liệu, phần mềm và hƣớng dẫn quy trình kê khai thuế) đăng ký MST cá nhân theo hƣớng dẫn.

Với trang web này, những ngƣời làm công ăn lƣơng qua tổ chức chi trả thu nhập không phải trực tiếp đến CQT để đăng ký thuế mà sẽ đƣợc hƣớng dẫn, cung cấp ứng dụng nhập tờ khai. Tổ chức chi trả thu nhập thực hiện nhập tờ khai đăng ký thuế vào ứng dụng và kết xuất ra file dữ liệu tải lên web gửi cho CQT, sau đó in bảng kê đăng ký thuế từ dữ liệu đã đƣợc nhập vào ứng dụng, đóng dấu và ký xác nhận gửi cho CQT qua đƣờng bƣu điện. CQT xác nhận file và đƣợc Tổng cục Thuế cấp MST TNCN tự động. Các tổ chức chi trả thu nhập sẽ chủ động vào trang web TNCN Online để tra cứu kết quả cấp mã và tải về để theo dõi, quản lý.

Mỗi ĐTNT đƣợc gắn với một MST duy nhất. Mọi thông tin cần thiết về ĐTNT đƣợc lƣu trữ vào cơ sở dữ liệu và đƣợc nhận biết theo MST của ĐTNT. Khi cần kiểm tra thông tin ĐTNT, cơ quan quản lý thuế chỉ truy xuất dữ liệu theo chỉ

tiêu MST của đối tƣợng đó, nhờ đó mà tránh đƣợc tình trạng bỏ sót các ĐTNT đồng thời cũng đảm bảo sự nhanh gọn cho CQT trong công tác quản lý thu thuế.

c. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm thuế TNCN.

- Phát hiện những trƣờng hợp vi phạm luật thuế, làm căn cứ cho các hoạt động thúc đẩy và cƣỡng chế tuân thủ và áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm.

- Đảm bảo hành vi tuân thủ trong tƣơng lai của NNT theo hƣớng ngày càng tích cực hơn, đặc biệt là sự thay đổi tinh thần thuế của NNT, đó là sự thay đổi cần thiết để định hƣớng cho hành vi tuân thủ .

- Phát hiện những mâu thuẫn, sự không rõ ràng trong các chính sách thuế và quản lý thu thuế trong quá trình thanh kiểm tra, tạo tiền đề đổi mới hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 91 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)