Cở sở thực tiền về quản lý thuế thu nhập cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 37 - 41)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế thu nhập cá nhân

2.2. Cở sở thực tiền về quản lý thuế thu nhập cá nhân

Trong những năm qua, công tác thu Ngân sách của tỉnh Thái Bình đã đạt đƣợc những kết quả đáng mừng đó là số thu liên tục tăng và năm sau cao hơn năm trƣớc, đặc biệt công tác quản lý thuế TNCN đã đạt đƣợc kết quả khá. So với mặt bằng chung các tỉnh có điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội có những nét tƣơng đồng với tỉnh Thái Bình thì công tác quản lý thuế TNCN của Cục Thuế tỉnh Thái Bình là khá tốt và đƣợc nhiều Cục Thuế tỉnh bạn học tập kinh nghiệm. Tuy nhiên để công tác quản lý thuế TNCN đƣợc tốt hơn nữa, đóng góp nhiều hơn nữa cho NSNN từ thuế TNCN, Cục Thuế tỉnh Thái Bình đã mạnh dạn học tập kinh nghiệm quản lý thuế TNCN từ các Cục Thuế Hà Nội, Cục Thuế Nam Định, Cục Thuế Hải Dƣơng, đã mang lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho Thái Bình trong công tác quản lý thuế TNCN.

2.2.1. Quản lý thuế thu nhập cá nhân của Cục Thuế thành phố Hà Nội

Cục Thuế thành phố Hà Nội đã xây dựng chƣơng trình kiểm tra, kế hoạch thanh tra thuế TNCN tại doanh nghiệp, trên cơ sở đánh giá, phân loại rủi ro dựa trên nguồn dữ liệu kê khai của các doanh nghiệp đang quản lý, kết hợp với thông tin thu thập đƣợc trong quá trình quản lý, giám sát hồ sơ kê khai thuế, phù hợp với nguồn nhân lực, giúp cho công chức thanh tra, kiểm tra chủ động trong việc triển khai nhiệm vụ. Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra thuế đúng pháp luật, đúng quy trình nhằm phát hiện, xử lý và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật thuế, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế, đồng thời khai thác nguồn thu cho NSNN; Đổi mới phƣơng pháp, nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra kê khai (hồ sơ khai thuế hàng tháng, quý), phân tích rủi ro tại bàn (đối với hồ sơ chuẩn bị thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp), đảm bảo công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế thiết thực, hiệu quả.

Chỉ đạo các Đoàn kiểm tra phải thay đổi từ nhận thức đến phƣơng pháp và cách thức phân tích rủi ro chi tiết hơn, chuyên sâu. Tăng cƣờng ứng dụng tin học đối với công tác thanh tra, kiểm tra nhƣ xây dựng ứng dụng tự động kết xuất dữ liệu cần thiết phục vụ cho kiểm tra tại bàn giúp cán bộ thuế có nhiều thời gian tập trung vào khâu đánh giá rủi ro. Sử dụng ứng dụng iHTKK cho công tác xác minh đối chiếu chứng từ khấu trừ thuế TNCN.

Đối với công tác đào tạo cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế TNCN: Thứ bẩy hàng tuần, thƣờng xuyên tổ chức các buổi trao đổi chuyên môn; Định kỳ tổng hợp các nội dung vƣớng mắc trong khối thanh tra, kiểm tra để phố biến và thống nhất trong xử lý; tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và kỹ năng thanh tra, kiểm tra theo nhóm ngành nghề, lĩnh vực; xây dựng sổ tay kỹ năng thanh tra, kiểm tra.

Cục Thuế xây dựng và triển khai thực hiện quy chế giám sát các đoàn thanh tra, kiểm tra. Gửi Thƣ ngỏ Thanh tra kiểm tra thuế tới toàn bộ doanh nghiệp có đề nghị hoàn thuế thuế TNCN và doanh nghiệp đƣợc thanh tra kiểm tra thuế TNCN, qua đó tuyên truyền về quyền lợi của doanh nghiệp và trách nhiệm của cơ quan thuế. Ban hành số điện thoại đƣờng dây tiếp nhận thông tin phản ánh về các hành vi tiêu cực của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế.

2.2.2. Quản lý thuế thu nhập cá nhân của Cục Thuế thành phố Nam Định

- Công tác tuyên truyền chính sách thuế TNCN: à đơn vị thực hiện tốt tƣ vấn thuế miễn phí, hỗ trợ cho NNT thông qua công tác tuyên truyền hỗ trợ. Thiết lập các đƣờng dây nóng, tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp, kịp thời giải đáp, xử lý những vƣớng mắc trong quá trình thực hiện các Luật thuế cũng nhƣ Luật thuế TNCN qua điện thoại, qua cổng thông tin điện tử, qua Internet và qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng khác.

- Cải cách thủ tục hành chính thuế:Định kỳ tổ chức tuần lễ “Lắng nghe ý ki n người nộp thu ” tiếp thu ý kiến phản ánh, đóng góp, đề nghị cải cách một số thủ tục hành chính về thuế TNCN của NNT và xem xét, sửa đổi một số quy trình, thủ tục hành chính về thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi và rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính thuế cho NNT.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế:Đã tổ chức tốt việc cấp MST cho ngƣời nộp thuế; xây dựng các trang Web, cổng thông tin điện tử để giúp cho NNT khai thác, tìm kiếm đƣợc những thông tin cần thiết về văn bản pháp luật thuế, NNT không còn tồn tại kinh doanh, những hóa đơn không còn

giá trị sử dụng... thông qua đó phát hiện và xử lý kịp thời các thủ đoạn gian lận về thuế.

- Tổ chức bộ máy vào đào tạo đội ngũ cán bộ công chức: à đơn vị áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001:2000 vào một số hoạt động tại đơn vị nhƣ: quản lý công văn đi và đến; quản lý cán bộ công chức; đăng ký MST cho ngƣời nộp thuế; cấp bán hóa đơn và đăng ký hóa đơn tự in; cung cấp thông tin và xác nhận nghĩa vụ nộp thuế của ngƣời nộp thuế...

Không ngừng xây dựng bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ công chức ngày càng trong sạch, giỏi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng thành thạo tin học, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế trong giai đoạn mới.

2.2.3. Quản lý thuế thu nhập cá nhân của Cục Thuế tỉnh Hải Dƣơng

- Công tác tuyên truyền chính sách thuế TNCN: Ngoài nhiệm vụ tuyên truyền chính sách thuế hiện hành, bộ phận tuyên truyền hỗ trợ NNT còn thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cả nội dung về tổ chức quản lý thuế để nâng cao ý thức tuân thủ nghiêm chỉnh chính sách thuế TNCN cho NNT, để chính sách thuế TNCN đi vào đời sống kinh tế, xã hội.

Hằng năm, Cục Thuế xây dựng, lập kế hoạch và chỉ đạo các đơn vị trong ngành phối hợp với cơ quan liên quan thực hiện thống nhất công tác tuyên truyền thuế TNCN với nội dung trọng tâm, trọng điểm, thời gian tuyên truyền, hình thức tuyên truyền trên phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ truyền hình, đài phát thanh, báo chí.

- Cải cách thủ tục hành chính thuế: Quyết liệt thực hiện Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ và Bộ trƣởng Bộ Tài Chính về tăng cƣờng cải cách thủ tục hành chính, Cục Thuế Hải Dƣơng đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu tạo thêm nhiều thuận lợi cho DN, NNT, giảm số giờ làm thủ tục về thuế trong năm. Đến nay, số giờ làm thủ tục thuế đối với DN đã giảm từ 537 giờ/năm xuống còn 167 giờ/năm.

- Tổ chức bộ máy quản lý thuế TNCN: Phòng quản lý thuế TNCN thuộc văn phòng Cục Thuế trực tiếp thực hiện dự toán thu NSNN về thuế TNCN đối với các tổ chức là các cơ quan hành chính, sự nghiệp, đoàn thể, các tổ chức quốc tế văn phòng đại diện của tổ chức nƣớc ngoài, các dự án; đồng thời hƣớng dẫn có nhiệm vụ hƣớng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác thu thuế trong nội bộ ngành.

Các phòng thanh tra, kiểm tra thuế, đội thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế các sắc thuế trong đó có sắc thuế TNCN đối với doanh nhiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thuộc phạm vi quản lý.

2.2.4. Những bài học kinh nghiệm trong việc quản lý thu thuế thu nhập cá nhân cho Cục Thuế tỉnh Thái Bình nhân cho Cục Thuế tỉnh Thái Bình

Qua kinh nghiệm công tác quản lý thu thuế TNCN của Cục Thuế thành phố Hà Nội, thành phố Nam Định và tỉnh Hải Dƣơng có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Cục Thuế tỉnh Thái Bình nhƣ sau:

Thứ nhất, Xây dựng bộ máy tổ chức quản lý thuế TNCN và đội ngũ cán bộ công chức quản lý thuế TNCN có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, thành thạo về tin học, giao tiếp đƣợc ngoại ngữ (Tiếng Anh) chuyên sâu về từng lĩnh vực nhƣ quản lý thuế TNCN đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công; Từ đầu tƣ vốn; Từ chuyển nhƣợng bất động sản.

Thứ hai, tăng cƣờng công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT, thành lập các tổ chức tƣ vấn thuế giúp cho NNT nâng cao tinh thần trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế, hạn chế rủi ro về thuế, tăng cƣờng công tác kiểm tra NNT, kiểm tra nội bộ ngành để nâng cao ý thức chấp hành của NNT và xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ công chức quản lý thuế TNCN trong sạch, công tâm trong thực thi nhiệm vụ

Thứ ba, tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc với cơ quan Thuế nhằm quản lý NNT một cách có hiệu quả, tăng thu NSNN về thuế TNCN.

Thứ tƣ, để quản lý đƣợc thu nhập của các cá nhân nhất thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế. Không có công nghệ thông tin thì quản lý thuế TNCN không cao, không kiểm soát đƣợc thu nhập của các cá nhân có thu nhập ở nhiều nơi, có nhiều loại thu nhập.Vì vậy, Cục Thuế tỉnh Thái Bình áp dụng công nghệ thông tin về quản lý thuế TNCN từ nhập dữ liệu đầy đủ thông tin về NNT nhƣ thu nhập chịu thuế, hồ sơ giảm trừ gia cảnh, số tiền thuế TNCN đã khấu trừ, số đã nộp vào NSNN của cá nhân có thu nhập trên địa bàn để kiểm soát đƣợc thu nhập của NNT có thu nhập ở nhiều nơi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 37 - 41)