Kết quả kiểm tra về thuế thu nhập cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 76 - 82)

STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 % so sánh 2015/2014 2016/2015 Bình quân 1 Số đơn vị thanh tra, kiểm tra (đơn

vị) 14,0 18,0 22,0 128,57 122,22 125,35 2 Số tiền thuế TNCN truy thu (triệu đồng) 1.237,9 390,0 567,0 31,50 145,38 67,67 3 Số tiền phạt vi phạm (triệu đồng) 120,5 35,0 238,0 29,05 680,00 140,50

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Thái Bình

Từ bảng 4.12. cho ta thấy :

Năm 2014 số đơn vị kiểm tra là 14 đơn vị, tổng số thuế truy thu là 1.23,9 tỷ đồng, số tiền phạt vi phạm lên tới 120,5 triệu đồng. Số lƣợng các đơn vị thanh tra, kiểm tra đƣợc mở rộng qua các năm, số tiền thuế truy thu tăng lên đáng kể, đặc biệt là năm 2014;

Năm 2015 mặc dù số đơn vị kiểm tra tăng lên là 18 đơn vị, tổng số thuế truy thu là 390 triệu đồng, số tiền phạt vi phạm là 35 triệu đồng do trong năm các đơn vị này có các cá nhân có thu nhập chịu thuế chƣa đến mức phải nộp thuế;

Năm 2016 phòng Thuế thu nhập cá nhân trực tiếp thực hiện kiểm tra: 22 đơn vị, đạt: 100% với số tiền thuế xử lý là: 805 triệu đồng (Truy thu: 567 triệu đồng, xử phạt VPHC: 114 triệu đồng, tiền chậm nộp tiền thuế: 124 triệu đồng).

Điều đó cho thấy Cục Thuế tỉnh đã chú trọng triển khai kế hoạch và các giải pháp trong kiểm tra. Trong đó tập trung vào công tác kiểm tra theo cơ chế rủi ro nhƣ các khoản chi trả từ đầu tƣ vốn, từ tiền công, tiền lƣơng đối với cá nhân là ngƣời nƣớc ngoài. Kết quả công tác kiểm tra đã đạt đƣợc khá cao, góp phần quan

trọng trong công tác thu NSNN.

Tuy nhiên, quá trình thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp về thuế TNCN chủ yếu cán bộ thanh tra, kiểm tra chỉ sử dụng quyền yêu cầu ĐTNT báo cáo về thu nhập toàn cầu của họ. Các thanh tra viên, kiểm soát viên thuế có quyền đề nghị các Ngân hàng thƣơng mại, tổ chức tín dụng khác có trách nhiệm cung cấp nội dung giao dịch qua tài khoản của NNT đƣợc quy định tại tiết a, điểm 2, điều 72 uật Quản lý thuế, tuy nhiên đối với thuế TNCN có thực hiện việc này nhƣng chƣa hiệu quả vì các tổ chức chi trả thu nhập thực hiện trả thu nhập qua tài khoản của cá nhân số lƣợng còn hạn chế, thu nhập đƣợc xác định tại Ngân hàng thƣờng không đầy đủ, ít cá nhân có tài khoản riêng. Bên thứ ba, Ngân hàng thƣơng mại, tổ chức tín dụng khác vì quyền lợi của khách hàng, đối tác mà cung cấp thông tin chậm, không đầy đủ, bản thân bên thứ 3 nhiều đơn vị hệ thống thông tin còn hạn chế.

Qua kiểm tra đã phát hiện, xử lý, chấn chỉnh kịp thời các sai phạm chủ yếu là liên quan: lập và gửi hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế đối với các khoản đầu tƣ vốn, xác định thu nhập chịu thuế, xác định giảm trừ gia cảnh, đối tƣợng cƣ trú và không cƣ trú đối với cá nhân là ngƣời nƣớc ngoài …

Một số vi phạm mà các tổ chức chi trả thu nhập thƣờng hay mắc phải mà các CQT phát hiện ra trong quá trình kiểm tra, thanh tra thuế: thiếu giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN, khai thu nhập chịu thuế ít hơn thu nhập thực tế, không tiến hành kê khai thuế đối với những cá nhân làm việc theo thời vụ, chƣa tiến hành nộp đăng ký giảm trừ ngƣời phụ thuộc cho CQT mà đã tiến hành giảm trừ gia cảnh cho các cá nhân…

Qua các cuộc điều tra ta thấy thực trạng quản lý thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình, nhƣ sau:

* Hạn chế: Chƣa kiểm soát chặt chẽ việc khấu trừ thuế tại nguồn; Chƣa kịp thời phát hiện và xử lý thỏa đáng những vi phạm pháp luật về thuế TNCN. Sự thuận tiện cho NNT trong việc chấp hành thuế chƣa đạt yêu cầu. Mức nợ đọng thuế còn lớn.

* Nguyên nhân: Công tác tuyên truyền pháp luật thuế chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Việc đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ thuế chƣa đƣợc chú trọng. Năng lực và đào tạo của một bộ phận công chức ngành thuế chƣa đáp ứng yêu

cầu. Công tác chỉ đạo thu nợ, cƣỡng chế thuế chƣa quyết liệt. Công tác thanh tra, kiểm tra chƣa hiệu quả.

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHỆP TẠI CỤC THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH THÁI BÌNH

4.2.1. Yếu tố bên trong

4.2.1.1. Q chưa kiểm soát được thu nhập của NN

Hiện nay phƣơng thức thanh toán sử dụng tiền mặt ở Việt Nam vẫn còn phổ biến, việc thanh toán qua Ngân hàng chủ yếu ở các cơ quan nhà nƣớc và doanh nghiệp lớn, chƣa có hệ thống quản lý nhân khẩu tập chung đồng bộ trên cả nƣớc do đó cơ sở dữ liệu về thông tin nhân khẩu, thông tin về thu nhập của dân cƣ trên địa bàn còn hạn chế, chƣa đầy đủ và chính xác; CQT không đủ nhân sự để thực hiện kiểm tra trực tiếp toàn bộ các đơn vị về hợp đồng lao động, không thể kiểm tra số lƣợng lớn thông tin về từng lao động. Thông tin về ngƣời lao động, nguồn thu nhập chủ yếu đƣợc cung cấp từ ngƣời lao động và cơ quan chi trả.

Việc thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu đã gây ra khó khăn cho CQT trong công tác kiểm tra thu nhập của đối tƣợng lao động. CQT khó có thể xác minh và thẩm tra những kê khai về thu nhập của NNT một khi thu nhập ngƣời lao động dƣới hình thức tiền mặt, không có một chứng từ nào xác nhận việc thanh toán.Trong khi đó các khoản khu nhập lại rất không ổn định.

4.2.1.2. Tuyên truyền pháp luật thuế chưa thực sự phát huy được hiệu quả và ý thức tự kê khai tự nộp của người dân về thuế N N vẫn chưa tự giác

Cục Thuế tỉnh hiện nay cũng đã xác định đƣợc tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, giáo dục thuế sâu rộng. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật thuế TNCN vẫn chƣa thực hiện thƣờng xuyên mà vẫn chỉ mang tính chất phong trào; công tác tuyên truyền vẫn còn có một số hạn chế nhất định nhƣ: hình thức tuyên truyền hỗ trợ chƣa đƣợc phong phú, chƣa đa dạng; nội dung tuyên truyền chƣa tập trung mà còn đan xen, lồng ghép với nội dung khác, nội dung chủ yếu vẫn chỉ là phổ biến lại quy định của pháp luật mà chƣa cụ thể thiết thực, dễ hiểu giúp ngƣời dân hiểu về ý nghĩa của việc thực hiện nghĩa vụ thuế, phƣơng pháp kê khai, tính thuế, nộp thuế, quyết toán thuế... Việc tiến hành khảo sát và thực hiện tƣ vấn trực tiếp tại cơ sở cho doanh nghiệp trong tỉnh chỉ tập trung thực hiện trong những năm đầu triển khai

uật thuế, những năm gần đây việc này đã không đƣợc chú trọng trong khi đó thì các doanh nghiệp mới thành lập rất nhiều, lao động mới nhiều, do đó các đối tƣợng này còn hạn chế về chính sách, pháp luật thuế TNCN.

Theo quy định, đối với cá nhân trong năm có thu nhập từ 2 nơi trở lên, cá nhân đăng ký nộp thuế tại CQT phải thực hiện quyết toán thuế tại CQT. Tuy nhiên, thực tế cho thấy số đông NNT, kể cả những ngƣời có từ 2 nguồn thu nhập trở lên (trên địa bàn tỉnh hiện nay có rất nhiều trƣờng hợp tham gia lao động trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, dạy thêm, khám chữa bệnh... ), đều ngại tự mình quyết toán thuế hoặc không rõ thủ tục tiến hành, nên ủy quyền cho đơn vị chi trả thu nhập thực hiện quyết toán thay, hoặc trƣờng hợp cá nhân không biết mình phải quyết toán trực tiếp với CQT, hoặc trƣờng hợp đơn vị trả thu nhập không biết trƣờng hợp nào đƣợc quyết toán thay, trƣờng hợp nào không đƣợc quyết toán thay. Từ đó, có thể làm thất thu NSNN vì thu nhập thực tế của NNT có thể sẽ cao hơn so với số liệu quyết toán của CQT đang quản lý.

4.2.1.3. Năng lực và đạo đức của một bộ phận công chức ngành thuế chưa đáp ứng yêu cầu công việc

Trong những năm gần đây ngành thuế đã tập trung đào tạo kiến thức cơ bản cho cán bộ của ngành nhƣng mới chỉ dừng lại ở việc tạo điều kiện cho cán bộ đi học tại các trƣờng đại học và sau đại học chứ chƣa định hƣớng chuyên sâu về nghiệp vụ thuế và các kiến thức theo tiêu chuẩn ngạch công chức Nhà nƣớc quy định. Ngành thuế đã tổ chức các lớp tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ nhƣng mới chỉ tập trung vào một số cán bộ chủ chốt, chƣa làm đƣợc nhiều và thƣờng xuyên đối với đông đảo cán bộ trong cơ quan. Đối với thuế TNCN thì luôn có chỉnh sửa thì việc đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ thuế lại càng trở nên quan trọng. Vì vậy, trình độ, chuyên môn của cán bộ thuế chƣa cao.

Việc luân phiên luân chuyển cán bộ vào các vị trí công việc chƣa phù hợp đã ảnh hƣởng đến việc thực hiện công tác chuyên môn của cán bộ, có những cán bộ làm rất tốt ở mảng công việc này nhƣng lại thiếu kỹ năng, kiến thức ở mảng công việc khác, chƣa nắm bắt kịp kiến thức chuyên sâu về quản lý thuế TNCN, nhất là các lĩnh vực thu có liên quan đến yếu tố nƣớc ngoài; khả năng phân tích, dự báo, xử lý dữ liệu về thuế, kiến thức về kế toán, phân tích, đánh giá tài chính doanh nghiệp, kiến thức tin học phục vụ cho công tác nhập liệu và khai thác dữ liệu trên phần mềm ứng dụng còn hạn chế. Trong khi khối lƣợng công việc lớn,

chính sách thuế thƣờng xuyên đƣợc đổi mới, công nghệ quản lý ngày càng hiện đại thì thực tiễn này dẫn tới tình trạng trì trệ ở một số khâu công việc. Một bộ phận khác chƣa hết lòng vì công việc, còn có mong muốn mang tính cá nhân muốn ở vị trí công tác này, vị trí công tác kia nhƣng không đƣợc nhƣ ý nên sinh tiêu cực, một số cán bộ còn nể nang trong những khâu công tác có quan hệ nhạy cảm, cũng làm cho hiệu lực quản lý thuế giảm.

Mặt khác các đơn vị chi trả nộp quyết toán thuế trùng với thời gian các cá nhân nộp quyết toán và đề nghị hoàn thuế, số cá nhân quyết toán trực tiếp tại CQT và đề nghị hoàn mỗi năm một tăng lên trong khi biến chế cán bộ của phòng thuế TNCN ít đã làm gia tăng khối lƣợng công việc phòng phải đảm nhiệm. Để đảm bảo về mặt thời gian giải quyết hồ sơ hoàn của các cá nhân theo quy định của uật là áp lực rất lớn đối với các cán bộ phòng thuế TNCN, đã làm ảnh hƣởng lớn đến việc thực hiện các công việc khác

4.2.1.4. Khoa học công nghệ (phần mềm ứng d ng quản lý thuế tập trung) tại Q và hệ thống ứng d ng hỗ trợ kê khai thuế N N cho NN còn hạn chế

Hiện nay quy trình xét hoàn thuế đối với thuế TNCN phụ thuộc rất nhiều vào phần mền công nghệ thông tin, việc tra cứu số liệu của cá nhân tại các cơ quan chi trả trên mạng hay bị gián đoạn, dữ liệu cập nhật quyết toán của cơ quan chi trả tại máy chủ còn chậm nên khi xử lý hồ sơ hoàn thuế cán bộ có thời gian gián đoạn khá dài. Mặt khác các cá nhân có hồ sơ đề nghị hoàn cũng không thành thạo sử dụng phần mền hỗ trợ kê khai và mức độ am hiểu về uật thuế TNCN cũng hạn chế do vậy cán bộ xử lý hồ sơ đề nghị hoàn cũng mất rất nhiều thời gian giải thích, ra thông báo điều chỉnh bổ sung hồ sơ.

Việc phân tích hồ sơ quyết toán của đơn vị chi trả chƣa có phần mềm hỗ trợ theo dõi đăng ký giảm trừ gia cảnh nên cán bộ phải theo dõi, phân tích thủ công mất rất nhiều thời gian, đặc biệt đối với các đơn vị chi trả có số lƣợng ngƣời đông và đăng ký giảm trừ gia cảnh nhiều thì đây thực sự là vấn đề bất cấp trong việc phân tích quyết toán của đơn vị chi trả vì nó chiếm quá nhiều thời gian. Do đó, không thể tránh đƣợc sai sót trong quá trình quản lý nhƣ theo dõi thiếu, không cập nhập kịp thời những đối tƣợng đăng ký phụ thuộc mới hay những đối tƣợng không phải là đối tƣợng thuộc diện đăng ký ngƣời phụ thuộc, hay đăng ký trùng lặp ngƣời phụ thuộc. Chủ trƣơng cấp MST cho ngƣời phụ thuộc đƣợc CQT tính đến năm 2013, nhƣng đến cuối năm 2014 mới đƣợc tiến hành, trƣờng hợp

ngƣời phụ thuộc đƣợc đăng ký từ 2014 trở về trƣớc chƣa đƣợc cấp MST thì vẫn đƣợc tính để khấu trừ, bắt đầu từ năm 2015 thì ngƣời phụ thuộc phải có MST thì mới đƣợc tính để khấu trừ thuế, đây là một trong những khó khăn trong giai đoạn hoàn thiện chính sách thuế, cập nhật toàn bộ thông tin đăng ký ngƣời phụ thuộc và cấp mã số.

4.2.1.5 Nhân tố thuộc về c thuế tỉnh hái Bình

a. Hệ thống phần mềm quản lý thông tin doanh nghiệp chưa đồng bộ

Đến hết năm 2013, Cục Thuế tỉnh Thái Bình đang sử dụng 16 ứng dụng quản lý thuế đối với DN, nhìn chung các ứng dụng đã đáp ứng đƣợc phần nào yêu cầu công tác Q T đối với DN tuy nhiên việc xây dựng, nâng cấp ứng dụng chƣa thực sự đƣợc chú trọng đầu tƣ dẫn tới việc nâng cấp ứng dụng thƣờng diễn ra chậm hơn nhiều so với thời điểm chính sách thuế có hiệu lực vì vậy hoạt động QT thuế đối với DN trên hệ thống mạng internet, mạng nội bộ chƣa thực sự đồng bộ.

Các ứng dụng Q T đối với DN còn rời rạc, chƣa có các tính năng kết xuất báo cáo phân tích rủi ro, phân tích các tỷ suất tài chính, kế toán vì vậy để khai thác thông tin nhằm phân tích rủi ro trong HSKT còn mang tính thủ công, gây lãng phí thời gian, CBT cần phải thực hiện nhiều thao tác ở các phần mềm khác nhau để lấy dữ liệu từ đó tổng hợp lên file excel theo dõi riêng cho từng DN. Năm 2013, Cục Thuế tỉnh Thái Bình đã bắt đầu triển khai hệ thống phần mềm quản lý tập trung PIT nhằm thống nhất thông tin DN, HSTK trên một ứng dụng với mục đích nâng cao hiệu quả trong việc phân tích rủi ro, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên đây là một phần mềm đƣợc nhập khẩu từ Cộng hòa liên bang Đức với các tính năng yêu cầu CBT phải có trình độ tin học nhất định mới có thể sử dụng, khai thác đƣợc và hiện tại bƣớc đầu mới chỉ quản lý đƣợc thuế TNCN trên ứng dụng này.

Ứng dụng TABMIS liên thông số thu nộp NSNN giữa Kho bạc Nhà nƣớc và Cục Thuế tỉnh Thái Bình hoạt động chƣa thực sự tốt, chƣa cập nhật kịp thời số nộp NSNN của DN, thƣờng xảy ra lỗi sai mục lục NSNN hoặc sai thông tin đơn vị nộp tiền dẫn tới tình trạng CQT xác định số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt nộp chậm cho DN không đúng với số liệu trên HSKT.

b. Đội ngũ cán bộ thu thi u h t về số lượng, hạn ch về chất lượng - Thi u h t cán bộ thu so với định biên

Tổng số CBT thuộc 4 nhóm chức năng (TTHT; KKKTT; KT, TT; QLN) là 94 ngƣời bằng 81,9% so với định mức của Tổng Cục Thuế giao, chỉ có Phòng TTHT là vƣợt định mức 1 ngƣời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 76 - 82)