Chỉ tiêu 2014 2015 2016 % so sánh 2015/2014 2016/2015 Bình quân - DN tạm nghỉ kinh doanh 180 150 201 83,33 134,00 105,67 - DN tạm ngừng hoạt động do giải thể, sáp nhập, chấm dứt hiệu lực MST 267 326 390 122,10 119,63 120,86 - DN không còn kinh doanh tại trụ sở đăng ký thuế, bỏ địa điểm kinh doanh, ngừng hoạt động không làm thủ tục với cơ quan đăng ký KD và cơ quan thuế
120 156 162 130,00 103,85 116,19
- DN tạm ngừng hoạt động, tạm đóng MST đã kinh doanh trở lại
110 180 192 163,64 106,67 132,12
Qua điều tra cho thấy số lƣợng doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng hoạt động đang lên mức báo động. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có cả chủ quan lẫn khách quan. Nguyên nhân khách quan là môi trƣờng kinh doanh, mặc dù đã có bƣớc tiến tích cực song vẫn còn nhiều rào cản khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân chủ quan là các doanh nghiệp không chỉ nhỏ bé, yếu thế, quản trị kém, thiếu kinh nghiệm kinh doanh mà còn tranh giành, đấu đá nhau.
4.1.3. Quản lý kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân
Qua việc đăng ký thông tin cấp MST cá nhân, cơ sở dữ liệu NNT đƣợc xây dựng và quản lý trên phần mềm ứng dụng, đây là tiền đề quan trọng của việc quản lý kê khai nộp thuế và quyết toán thuế TNCN.
Hiện nay, các tổ chức, cá nhân kê khai nộp thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp. NNT phải tự tính toán số thuế phải nộp, tự kê khai và chịu trách nhiệm về tính chính xác của tờ khai, về số thuế phải nộp và xử lý những vi phạm trong quá trình tự khai, tự nộp. Cơ chế tự khai, tự nộp đòi hỏi ý thức tự giác và yêu cầu NNT phải có những hiểu biết nhất định về các chính sách thuế.
Sơ đồ 4.2. Kê khai, nộp thuế
Theo quy định của uật quản lý thuế và các thông tƣ hƣớng dẫn hiện nay, việc kê khai, nộp thuế của ĐTNT TNCN đƣợc thực hiện một trong hai phƣơng pháp sau: Cá nhân kê khai và nộp thuế thông qua cơ quan chi trả thu nhập và kê khai, nộp thuế trực tiếp tại CQT. Cụ thể:
* Kê khai và nộp thuế thông qua cơ quan chi trả thu nhập:
Trong năm 2016, phòng Thuế TNCN đã thực hiện đôn đốc hồ sơ khai thuế các loại đúng hạn theo quy định đạt 96 %, số nộp chậm chỉ còn khoảng 4%, chủ yếu ở các đơn vị nghỉ kinh doanh và các đơn vị không phát sinh chi trả thu nhập; các hồ sơ khai thuế cơ bản đạt yêu cầu số lựợng và chất lƣợng. Cụ thể:
- Quyết toán thuế đã nhận, kiểm tra, phê duyệt file dữ liệu quyết toán thuế
Đăng ký thuế, cấp MST Kê khai thuế Tính thuế và nộp thuế Ngƣời nộp thuế
về Tổng Cục Thuế đƣợc 90% trên tổng số đơn vị chi trả;
- Hồ sơ khai thuế tháng, quý gửi đến đƣợc kiểm tra 100%, trong đó chỉ đạo tập trung kiểm tra vào các đơn vị có số thuế khấu trừ lớn và các cá nhân là ngƣời nƣớc ngoài làm việc cho các nhà thầu tại huyện Thái Thuỵ (nơi đang triển khai dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1 và Thái Bình 2);
- Hồ sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh trong năm đã nhận, kiểm tra, nhập vào chƣơng trình quản lý đƣợc 95% hồ sơ đảm bảo đúng quy định;
- Hồ sơ đăng ký MST đã nhận, kiểm tra và cấp đƣợc 15.922 MST cho NNT đảm bảo đúng quy định với thủ tục thuận lợi và thời gian cấp nhanh nhất.
* Kê khai và nộp thuế trực tiếp tại cơ quan thuế:
Cá nhân có thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công từ hai nơi trở lên trong năm nếu thuộc trƣờng hợp phải quyết toán thuế TNCN thì phải trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế, chứ không đƣợc ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, đơn vị chi trả thu nhập thực hiện thay.
Qua phân tích, kiểm tra hồ sơ đã phát hiện và yêu cầu đơn vị chi trả, cá nhân điều chỉnh, bổ sung theo đúng quy định từ đó làm tăng thu nhập chịu thuế, tăng thuế phải nộp, giảm số tiền giảm trừ gia cảnh, giảm số tiền thuế đƣợc hoàn.
Thực hiện rà soát, cập nhật nghĩa vụ kê khai, đăng ký hồ sơ khai thuế phải nộp của các kỳ tính thuế tháng, quý, năm; hồ sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh; rà soát tờ khai lỗi còn tồn trên trục của NNT vào ứng dụng đầy đủ, đúng quy định. Kiểm tra xử lý, nhận vào chƣơng trình hồ sơ khai thuế đúng phát sinh trong tháng, nhập đầy đủ hồ sơ khai thuế của các loại tờ khai không thực hiện đƣợc trên ứng dụng HTKK, không chấp nhận hồ sơ khai thuế và yêu cầu khai bổ sung của đơn vị khai không đúng với thực tế phát sinh, sai lỗi số học, khai bổ sung không đúng không đúng quy định, kê khai bổ sung sau khi đã đƣợc công bố quyết định kiểm tra tại đơn vị, …; hạch toán ghi chép toàn bộ các thông tin trên tờ khai, chứng từ nộp thuế và các tài liệu có liên quan đến nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp thuế. Thực hiện rà soát, điều chỉnh các số liệu về nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp thuế khi nhận đƣợc tờ khai điều chỉnh, các quyết định xử lý hành chính về thuế hoặc thông tin điều chỉnh khác của ngƣời nộp thuế theo quy định.
khai thuế ngày càng chặt chẽ. Năm 2016, tổng số Tờ khai thuế đã nộp 25.604 lƣợt đạt 98,7% số lƣợt tờ khai phải nộp, trong đó tờ khai đúng hạn bằng 95,1% tổng số tờ khai đã nộp (Đã xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi nộp chậm tờ khai 482 đối tƣợng với số tiền là 823 triệu đồng.
Công tác kê khai thuế điện tử: Các đơn vị trong ngành phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ thƣờng xuyên hƣớng dẫn, trợ giúp NNT duy trì tốt việc kê khai điện tử, đôn đốc và hƣớng dẫn ngay đơn vị mới thành lập kê khai thuế điện tử từ kỳ kê khai đầu tiên, tính đến hết năm 2017, số NNT thực hiện khai thuế điện tử đạt 99,5% so với số NNT đang hoạt động.
4.1.4. Quản lý thu nộp thuế thu nhập cá nhân
4.1.4.1. Lập kế hoạch quản lý thuế thu nhập cá nhân
ập dự toán NSNN là khâu đầu tiên và là giai đoạn khởi đầu trong một quá trình Ngân sách ở mỗi quốc gia. ập dự toán thu thuế là khâu hết sức quan trọng trong quy trình quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNCN nói riêng. Tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình, công tác lập dự toán luôn đƣợc chú trọng cả về các bƣớc công việc, căn cứ khoa học, cũng nhƣ tính thực tiễn của dự toán.
Hằng năm, căn cứ vào thời gian lập dự toán NSNN theo quy định của uật NSNN, Cục Thuế tỉnh Thái Bình thực hiện lập dự toán, công tác lập dự toán thu tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình đƣợc giao cho phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán thực hiện và có sự tham gia, phối hợp của các phòng liên quan, về căn bản công tác dự toán thu của Cục Thuế tỉnh Thái Bình đã tuân thủ theo đúng quy định của uật thuế TNCN và uật NSNN. Cụ thể:
Một là, xây dựng dự toán nguồn thu trên những căn cứ khoa học và thực tiễn. Bao gồm:
- Thông tin kinh tế từ các cơ quan hữu quan về:
+ Tình hình kinh tế và những biến động kinh tế có thể phát sinh trong kỳ kế hoạch, từ đó đánh giá mức độ ảnh hƣởng của chúng tới nguồn thu;
+ Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của quốc gia và tỉnh. Đây là nhân tố ảnh hƣởng lớn tới thu nhập của ĐTNT.
- Chính sách thuế TNCN và những dự báo thay đổi về chính sách trong kỳ. - Các dữ liệu khác từ các cơ quan hữu quan về tình hình lao động, việc
làm trong tỉnh, thu nhập bình quân đầu ngƣời:
+ Tình hình lao động, việc làm trong tỉnh, thu nhập ƣớc tính của khu vực này dựa trên các số liệu kỳ báo cáo;
+ Số liệu của Cục Thuế về tình hình kê khai, nộp thuế, nợ thuế của ĐTNT; tổng hợp kết quả thu nộp thuế theo khu vực kinh tế, nhóm ngành nghề, nhóm đối tƣợng ở kỳ trƣớc, kỳ hiện tại và tình hình thực hiện các chức năng quản lý thuế đƣợc khai thác từ hệ thống báo cáo, sổ thuế, hệ thống cơ sở dữ liệu trên các ứng dụng quản lý thuế của ngành.
Hai là, dự toán thu thuế TNCN luôn đảm bảo tính khả thi nhờ:
- Dự toán thu đƣợc xây dựng theo đúng quy định của uật thuế và quy trình của uật NSNN: Qui trình tổng hợp và lập dự toán đƣợc thực hiện cụ thể từ cơ sở lên cơ quan tổng hợp cấp trên; có căn cứ tƣơng đối rõ ràng và có khả năng hiện thực hơn;
- Dự toán thu đã dựa trên những định hƣớng cơ bản của tỉnh Thái Bình nhƣ kế hoạch phát triển KT – XH, các chỉ tiêu phát triển kinh tế nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế, tỷ lệ trƣợt giá, một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của cả nƣớc, từng ngành, địa phƣơng, khu vực kinh tế, các uật thuế TNCN và các quy định đối với công tác quản lý thuế của Trung ƣơng và địa phƣơng, chế độ chính sách hiện hành và dự kiến các yếu tố thay đổi ảnh hƣởng đến thu Ngân sách;
- Dự toán đƣợc tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, nhóm đối tƣợng, biểu mẫu đƣợc thực hiện đúng quy định, số liệu đảm bảo chính xác, đầy đủ và phù hợp với phân tích trong phần báo cáo thuyết minh. Kết quả thực hiện khớp đúng với thông tin trong hệ thống ứng dụng quản lý thuế của ngành. Các chỉ tiêu ƣớc thực hiện, dự kiến kỳ kế hoạch đảm bảo có cơ sở và sát thực với tình hình kinh tế, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Ba là, việc phê duyệt dự toán đƣợc tuân thủ đúng quy trình quản lý thuế TNCN, luật quản lý thuế, luật NSNN và các văn bản hƣớng dẫn liên quan.
Có thể nói công tác dự toán thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh cơ bản đã đáp ứng đƣợc những yêu cầu của công tác quản lý thuế. Điều đó thể hiện một phần ở việc so sánh giữa dự toán và thực hiện dự toán các năm qua trên địa bàn toàn tỉnh, số dự toán năm sau cao hơn năm trƣớc. Theo đó, con số giữa dự toán tƣơng đối sát với thực tế thực hiện.