Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế thu nhập cá nhân
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập cá nhân
2.1.3. Nội dung quản lý thuế thu nhập cá nhân
2.1.3.1. uyên truyền, phổ biến thuế thu nhập cá nhân
Ngoài những quy định trong văn bản pháp quy có đƣợc hoàn hảo hay không thì sự thành công trong việc thực hiện các chính sách thuế còn phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết sâu sắc và ý thức chấp hành nghiêm túc của cán bộ thuế cũng nhƣ NNT. Để nội dung của chính sách thuế đến với mọi ngƣời dân trong xã hội, CQT cần phải tiến hành công tác tuyên truyền, phổ biến về chính sách thuế. Công tác này cần phải đƣợc thực hiện trƣớc hết từ cán bộ thuế, sau đó tới mọi ngƣời dân.
2.1.3.2. Đăng ký MS , G G thuế thu nhập cá nhân
* Đăng ký mã số thu :
Đây là khâu đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý thuế TNCN. Quản lý tốt ĐTNT sẽ đảm bảo phần lớn hiệu quả của công tác quản lý thuế TNCN bởi chúng ta chƣa biết chính xác ai là những đối tƣợng phải nộp thuế trƣớc khi kê khai thu nhập của họ. Do đó, cần giám sát thu nhập của tất cả các đối tƣợng lao động, từ đó chúng ta có thể xác định đƣợc đối tƣợng nào phải nộp thuế và nộp thuế bao nhiêu?
Để quản lý đƣợc các ĐTNT, CQT cấp tỉnh phải tiến hành đăng ký thuế cho ĐTNT (đăng ký thông tin và cấp cho ĐTNT). Mỗi ĐTNT sẽ đƣợc cấp 1 mã số thuế (MST) duy nhất, các thông tin quản lý của đối đƣợc nộp thuế đƣợc gắn với MST này. Phƣơng thức đăng ký thuế đƣợc áp dụng là phƣơng thức thủ công (đăng ký thông tin bằng hồ sơ giấy) và quản lý bằng hệ thống mạng máy vi tính (sử dụng bản đăng ký thông tin là hồ sơ điện tử và phần mềm ứng dụng để thực hiện).
* Đăng ký giảm trừ gia cảnh:
Các khoản giảm trừ là các khoản đƣợc trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trƣớc khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lƣơng, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể nhƣ sau:
2.1.3.3. Quản lý kê khai, nộp thuế
Công việc kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế là khâu vô cùng khó khăn và phức tạp, công việc này đòi hỏi việc quản lý của cơ quan thuế phải có sự thống nhất, gắn kết từ khâu đăng ký MST tới khâu kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế.
* Để việc quản lý kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế đạt đƣợc hiệu quả, bộ phận quản lý thuế TNCN cần phải thực hiện:
- Xây dựng chƣơng trình, nội dung, kế hoạch thực hiện công tác kê khai, kế toán thuế và thống kê thuế trên địa bàn.
- Hƣớng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế và thống kê thuế đối với các Chi Cục Thuế.
- Thực hiện công tác đăng ký thuế, cấp MST cho NNT trên địa bàn, quản lý việc thay đổi tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện các thủ tục chuyển đổi và đóng MST.
- Nhập dữ liệu và xử lý hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, các tài liệu, chứng từ có liên quan đến nghĩa vụ thuế của NNT theo qui định, hạch toán ghi chép toàn bộ các thông tin trên tờ khai, chứng từ nộp thuế và các tài liệu có liên quan đến nghĩa vụ thuế của NNT.
- Kiểm tra ban đầu các hồ sơ khai thuế, nếu phát hiện kê khai không đúng thủ tục hành chính thuế theo quy định, yêu cầu ngƣời nộp điều chỉnh kịp thời, thực hiện việc điều chỉnh các số liệu về nghĩa vụ thuế của NNT khi nhận đƣợc tờ khai điều chỉnh, các quyết định (QĐ) xử lý hành chính về thuế hoặc thông tin điều chỉnh khác của NNT theo quy định.
- Xử lý và kiến nghị xử lý các vi phạm của NNT về thủ tục đăng ký thuế, nộp hồ sơ kê khai thuế, ngƣng nghỉ kinh doanh, bỏ địa bàn kinh doanh thuộc phạm vi quản lý.
- Tiếp nhận và đề xuất giải quyết các hồ sơ xin gia hạn thời hạn kê khai thuế, thời hạn nộp thuế.
- Phân loại, xử lý các hồ sơ hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế theo quy định. - Tính tiền thuế và thông báo số thuế phải nộp (ấn định thuế) đối với các trƣờng hợp NNT không nộp tờ khai thuế.
thống kê thuế trên địa bàn.
* Để thực hiện kê khai, đăng ký, nộp thuế TNCN, NNT có thể thực hiện qua hai hình thức sau:
- Thông qua cơ quan chi trả, cơ quan chi trả sẽ thực hiện tính thuế cho các ĐTNT có thu nhập do đơn vị mình chi trả. Sau khi tính thuế và khấu trừ thuế của ĐTNT, cơ quan chi trả thu nhập sẽ tiến hành khấu trừ phần thuế phải nộp ra khỏi thu nhập trƣớc thuế của ĐTNT để đem nộp NSNN.
- ĐTNT sẽ trực tiếp kê khai thu nhập và tự tính mức thuế mình phải nộp.Sau đó sẽ đến nộp tờ khai cho CQT và tiến hành nộp thuế vào NSNN. CQT sẽ có nhiệm vụ ghi lại tất cả các khoản thuế mà các ĐTNT phải nộp để từ đó có thể giám sát và kiểm tra khi cần thiết. Đồng thời đó cũng là cơ sở để đảm bảo sự minh bạch trong công tác thu nộp cả cho ĐTNT và CQT cũng nhƣ cơ quan ủy nhiệm thu thuế.
2.1.3.4. Quản lý thu nộp thuế
a. Lập k hoạch quản lý thu thu nhập cá nhân
Sơ đồ lập kế hoạch quản lý thuế TNCN đƣợc khái quát nhƣ sau: Chuẩn bị xây dựng dự toán năm sau
Sơ đồ 2.1. Lập kế hoạch quản lý thuế TNCN
Nguồn: Quy trình quản lý thuế
Phân tích, dự báo, chuẩn bị xây dựng dự toán thuế
Thảo luận dự toán giữa các cấp
Phân bổ, giao dự toán cho các địa phƣơng
Phân tích, đánh giá thực hiện dự toán thuế Xây dựng dự toán thuế
- Dự báo, đánh giá nguồn thu là nội dung đầu tiên trong quản lý vì nó gắn liền với việc xác định chƣơng trình hoạt động trong một thời gian nhất định. Dự báo, đánh giá nguồn thu gồm các nội dung cơ bản sau:
+ Thu thập các thông tin dự báo về tình hình kinh tế xã hội trong nƣớc, tình hình kinh tế thế giới.
+ Tiến hành phân tích các thông tin dự báo tình hình kinh tế, xã hội, các chính sách của Nhà nƣớc có liên quan, ảnh hƣởng tới công tác quản lý thuế TNCN, ảnh hƣởng tới nguồn thu.
+ Rà soát, phân tích, đánh giá, dự báo nguồn thu trên cơ sở số liệu thống kê, phân tích các kỳ trƣớc, dự báo tình hình phát triển của nguồn thu trong tƣơng lai.
+ Phân tích, dự báo nguồn thu với khoảng thời gian dài 5-10 năm trên cơ sở thực hiện kế hoạch hàng năm và những thông tin dự báo tƣơng lai.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sự chính xác của công tác dự báo. Việc dự báo nguồn thu với độ chính xác cao có ý nghĩa quan trọng trong việc lập dự toán, điều hành vĩ mô nền kinh tế và trong quản lý thu chi Ngân sách từ trung ƣơng đến địa phƣơng.
- ập dự toán thu thuế là khâu hết sức quan trọng trong quy trình quản lý thuế TNCN. Việc xác định đúng, đủ nguồn thu, khả năng thu trên địa bàn tỉnh căn cứ vào các nhân tố sau:
+ Căn cứ vào kết quả thu của năm trƣớc, quý trƣớc, tháng trƣớc đồng thời căn cứ vào các cơ sở các dữ liệu đã phân tích, đánh giá, dự báo nguồn thu, cơ quan quản lý thuế của tỉnh xây dựng dự toán nguồn thu thuế TNCN.
+ Căn cứ tình hình phát triển kinh tế và xu thế biến động trong kỳ kế hoạch để xác định triển vọng của nguồn thu.
+ Căn cứ nhiệm vụ thu đƣợc giao hàng năm.
Công tác dự báo, lập dự toán thu là những bƣớc công việc hết sức quan trọng trong quy trình quản lý thuế TNCN, để công tác dự báo, dự toán thu đạt độ chính xác cao thì trong công tác chỉ đạo điều hành, cần theo dõi chặt chẽ tiến độ thu Ngân sách, đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn thu, từng khu vực thu, từng đơn vị, nhóm đối tƣợng, tổng hợp báo cáo kịp thời kết quả thu và dự báo thu hàng tháng, hàng quý sát đúng với thực tế phát sinh. Đồng thời, xác định cụ thể các nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, nhóm đối tƣợng còn thất thu để kịp
thời đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả, kiến nghị với UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp ở địa phƣơng cùng phối hợp với CQT thực hiện.
b. Tổ chức thực hiện quản lý thu thu nhập cá nhân
Quản lý thuế thu nhập cá nhân là sự tác động có chủ đích của các cơ quan chức năng trong bộ máy nhà nƣớc đối với quá trình tính và thu thuế thu nhập cá nhân để thay đổi quá trình này nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách và đạt đƣợc các mục tiêu nhà nƣớc đặt ra.
Công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân nhằm đạt đƣợc các mục tiêu cơ bản sau:
Bên cạnh đó, thuế thu nhập cá nhân tác động trực tiếp đến thu nhập của các cá nhân, có thể làm giảm nỗ lực làm việc và gây nên các phản ứng ngay lập tức từ phía chịu thuế nhƣ hành vi trốn thuế... Để tăng cƣờng và ổn định số thu ngân sách nhà nƣớc trong tƣơng lai, công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân cũng cần đƣợc chú ý để duy trì và phát triển cơ sở tạo nguồn thu thuế thu nhập của các cá nhân.
- Góp phần tăng cƣờng ý thức chấp hành pháp luật cho các tổ chức kinh tế và dân cƣ
Trong nền kinh tế thị trƣờng, nhà nƣớc thông qua công cụ luật pháp để tác động vào nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Ý thức chấp hành luật pháp của các tổ chức kinh tế và dân cƣ sẽ có ảnh hƣởng không nhỏ đến việc thực hiện những tác động này. Qua công tác tổ chức thực hiện và thanh tra việc chấp hành các luật thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng, cùng với việc tăng cƣờng tính pháp chế của chính sách thuế này, ý thức chấp hành chính sách thuế sẽ đƣợc nâng cao, từ đó tạo thói quen “sống và làm việc theo pháp luật”
ở các nƣớc phát triển, thu nhập trung bình của ngƣời dân cao nên thuế thu nhập cá nhân đã trở nên vô cùng quen thuộc. Do là thuế trực thu nên tác động của thuế thu nhập cá nhân mang tính trực tiếp, đối tƣợng chịu thuế có thể cảm nhận đƣợc ngay. Họ biết mình phải nộp thuế và dần trở nên quen thuộc với việc này. Từ đó, ngƣời dân sẽ nhận thức đƣợc rõ hơn về nghĩa vụ nộp thuế của mình. Chính vì vậy, họ sẽ có ý thức rõ ràng hơn về tính pháp chế của chính sách thuế, từ đó nâng cao ý thức chấp hành chính sách này. Còn ở các nƣớc đang phát triển, do thu nhập dân cƣ còn thấp nên thuế thu nhập cá nhân là vấn đề còn mới mẻ với khá nhiều ngƣời. Ngƣời dân vẫn phải nộp thuế nhƣng có cảm nhận ít hơn về tác động
của thuế, thậm chí không biết gì đến thuế vì chủ yếu là thuế gián thu. Ngƣời dân mua hàng hóa, dịch vụ với giá cả đã có thuế trong đó. Do đó, ý thức về nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nƣớc nhìn chung là thấp hơn.
- Phát huy tốt nhất vai trò của thuế thu nhập cá nhân trong nền kinh tế. Tuy nhiên việc phát huy những vai trò đó không thể tự nó đạt đƣợc mà để có kết quả thì việc thực hiện đó phải thông qua những nội dung công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân.
c. Quản lý quy t toán thu thu nhập cá nhân
- Đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập: Tại khoản 1, Điều 21 Thông tƣ 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 hƣớng dẫn:Tổ chức, cá nhân thuộc diện chịu thuế TNCN không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế có trách nhiệm khai quyết toán thuế TNCN và quyết toán thuế TNCN thay cho các cá nhân có uỷ quyền. Trƣờng hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải quyết toán thuế TNCN.
- Theo quy định tại khoản 4 điều 25 Thông tƣ 92: Tổ chức, cá nhân có phát sinh trả thu nhập đối với các khoản thu nhập dƣới đây thì không nộp tờ khai quyết toán thuế năm: Tổ chức, cá nhân trả thu nhập đối với thu nhập từ đầu tƣ vốn, từ chuyển chứng khoán, từ bản quyền, từ nhƣợng quyền thƣơng mại, từ trúng thƣởng của các cá nhân cƣ trú và cá nhân không cƣ trú; từ kinh doanh của cá nhân không cƣ trú; Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhƣợng vốn của cá nhân không cƣ trú. Doanh nghiệp bảo hiểm trả thu nhập đối với đại lý bảo hiểm, thu nhập từ tiền phí tích lũy bảo hiểm nhân thọ; công ty quản lý quỹ hƣu trí tự nguyện; doanh nghiệp bán hàng đa cấp khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập của cá nhân tham gia mạng lƣới bán hàng đa cấp. Công ty xổ số kiến thiết trả thu nhập đối với thu nhập của đại lý xổ số.
- Cá nhân sau khi đã ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã thực hiện quyết toán thay cho cá nhân, nếu phát hiện cá nhân thuộc diện trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập không điều chỉnh lại quyết toán thuế TNCN, chỉ cấp chứng từ khấu trừ cho cá nhân theo số quyết toán và ghi vào góc dƣới bên trái của chứng từ khấu trừ thuế nội dung: “Công ty... đã quyết toán thuế TNCN thay cho ông/bà .... (theo ủy quyền) tại dòng (số thứ tự)... của Phụ lục Bảng kê 05-1/BK-QTT-TNCN” để cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế.
2.1.3.5. Kiểm tra, kiểm soát thuế thu nhập cá nhân
a. Hoàn thu
Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với những cá nhân đã đăng ký và có mã số thuế tại thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế.
Đối với cá nhân đã uỷ quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân đƣợc thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các cá nhân. Sau khi bù trừ, nếu còn số thuế nộp thừa thì đƣợc bù trừ vào kỳ sau hoặc hoàn thuế nếu có đề nghị hoàn trả. Đối với cá nhân thuộc diện khai trực tiếp với cơ quan thuế có thể lựa chọn hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ sau tại cùng cơ quan thuế. Việc hoàn thuế đƣợc thực hiện theo Quy trình hoàn thuế số 905/QĐ-TCT ngày 01/7/2011 của Tổng Cục Thuế.
Trƣờng hợp cá nhân có phát sinh hoàn thuế thu nhập cá nhân nhƣng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn.
b. Quản lý nợ và cưỡng ch nợ thu thu nhập cá nhân
Việc quản lý nợ thuế của doanh nghiệp góp phần chống thất thu Ngân sách nhà nƣớc, đảm bảo công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế giữa các doanh nghiệp. Công tác quản lý nợ thuế của doanh nghiệp gồm các nội dung sau:
Xây dựng chỉ tiêu thu tiền nợ: Căn cứ vào số tiền nợ thuế năm thực hiện cùng với việc phân tích, dự báo tình hình kinh tế, các chính sách quản lý nợ thuế mới ban hành để đề xuất chỉ tiêu thu nợ cho năm kế hoạch, đề các các biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu thu tiền thuế nợ đã xác định. Phòng quản lý nợ thuế xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ, giao chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho phòng quản lý nợ và các phòng khác tham gia quy trình.
Đôn đốc thu và xử lý tiền thuế nợ: hàng tháng chậm nhất là sau 3 ngày khoá sổ thuế, cán bộ thuế thực hiện đối chiếu tiền nợ thuế tại thời điểm ngày cuối