STT Đơn vị quản lý Số tổ chức
chi trả
Số cá nhân có thu nhập chịu thuế
1 Cục Thuế tỉnh 1.740 256.455
2 Chi cục Thuế các huyện, thành phố 6.895 574.215
Cộng 8.635 830.670
Nguồn: Cục Thuế tỉnh Thái Bình
Trong khuôn khổ cho phép, luận văn chỉ phân tích thực trạng quản lý thuế TNCN đối với NNT thuộc phạm vi Cục Thuế tỉnh quản lý.
3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin 3.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin
3.2.1.1. hông tin thứ cấp:
Đề tài thu thập các thông tin thứ cấp thông qua các luồng chính: Báo cáo tổng kết công tác thuế; Báo cáo kết quả kiểm tra thuế; Báo cáo về số cán bộ thuế tại Cục Thuế; Sau đó tiến hành phân tích tài liệu theo chuyên môn, theo nội dung nghiên cứu.
Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp:
- Thực trạng công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp do Phòng tổng hợp nghiệp vụ dự toán cung cấp bằng phƣơng pháp thu thập thông qua báo cáo tổng kết 06 tháng và hàng năm;
- Kết quả thực hiện quản lý thuế doanh nghiệp theo quy trình ngành thuế do các phòng chức năng có liên quan nhƣ Thanh tra, Kiểm tra, Tuyên truyền hỗ trợ, Tin học, Kê khai và Quản lý nợ cung cấp bằng phƣơng pháp thu thập thông tin qua các báo cáo chuyên đề hàng năm;
- Số lƣợng – phân loại doanh nghiệp, kết quả thu Ngân sách theo sắc thuế, theo loại hình doanh nghiệp do Phòng kê khai kế toán thuế; Phòng nghiệp vụ dự toán cung cấp bằng phƣơng pháp Thu thập thông tin qua các báo cáo tháng, quý năm; Khai thác từ phần mềm quản lý thuế;
- Các giải pháp quản lý thuế đã thực hiện đối với doanh nghiệp do Các phòng chức năng có lien quan: Thanh tra – kiểm tra, Tuyên truyền hỗ trợ; Tin học; Kê khai; Quản lý nợ cung cấp bằng phƣơng pháp thu thập thông tin qua các
báo cáo chuyên đề hàng năm; Thông báo kết quả giao ban hàng tháng.
3.2.1.2. hông tin sơ cấp: Phương pháp chọn mẫu:
- Đối với DN: Chọn mẫu ngẫn nhiên sau khi đã thực hiện phân loại theo tiêu thức hình thức sở hữu vốn.
- Đối với CBT: Chọn mẫu ngẫu nhiên.
- Phƣơng pháp thu thập thông tin sơ cấp là phỏng vấn trực tiếp thông qua dùng bảng biểu, phiếu điều tra đƣợc chuẩn bị sẵn và đối tƣợng điều tra là các doanh nghiệp, cụ thể:
+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài;
+ Doanh nghiệp trong nƣớc kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ; + Doanh nghiệp trong nƣớc kinh doanh sản xuất;
+ Doanh nghiệp trong nƣớc kinh doanh xây dựng cơ bản; + Cán bộ thuế cấp lãnh đạo và chuyên viên.
Nguồn lấy từ thông tin doanh nghiệp đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên và lấy tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình
Phƣơng pháp thu thập thông tin sơ cấp Đối tƣợng
điều tra Nguồn lấy thông tin
Số lƣợng điều tra Phƣơng pháp Các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài Doanh nghiệp đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên
30 doanh nghiệp
Phỏng vấn trực tiếp thông qua dùng bảng biểu, phiếu điều tra đƣợc chuẩn bị sẵn
Doanh nghiệp trong nƣớc kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ
Doanh nghiệp đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên
50 doanh nghiệp
Phỏng vấn trực tiếp thông qua dùng bảng biểu, phiếu điều tra đƣợc chuẩn bị sẵn
Doanh nghiệp trong nƣớc kinh doanh sản xuất
Doanh nghiệp đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên
30 doanh nghiệp
Phỏng vấn trực tiếp thông qua dùng bảng biểu, phiếu điều tra đƣợc chuẩn bị sẵn
Doanh nghiệp trong nƣớc kinh doanh xây dựng cơ bản
Doanh nghiệp đƣợc
lựa chọn ngẫu nhiên 30 doanh nghiệp
Phỏng vấn trực tiếp thông qua dùng bảng biểu, phiếu điều tra đƣợc chuẩn bị sẵn
Cán bộ thuế cấp lãnh đạo và chuyên viên
Tại Cục Thuế tỉnh
Thái Bình 60 ngƣời Phỏng vấn trực tiếp thông qua dùng bảng biểu, phiếu điều tra đƣợc chuẩn bị sẵn
Để nắm đƣợc công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Cục Thuế tỉnh Thái Bình cũng nhƣ hiểu đƣợc những vấn đề vƣớng mắc trong quá trình quản lý thuế và đồng thời có đƣợc những đề xuất, đóng góp quý báu của các chuyên gia. Trong phiếu phỏng vấn các chuyên gia, đã sử dụng các câu hỏi mở để tìm hiểu về công tác quản lý thuế của cơ quan thuế.
Áp dụng phƣơng pháp này, giúp biết đƣợc những khó khăn vƣớng mắc hiện tại của Cục Thuế nói chung cũng nhƣ trình độ cán bộ quản lý thuế nói riêng của Cục Thuế; sự phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trong quá trình quản lý thuế của Cục Thuế; sự hợp tác của ngƣời nộp thuế trong quá trình quản lý thuế. Qua đó, có nhìn nhận chính xác hơn về công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân của Cục Thuế Thái Bình, phù hợp với thực tiễn và định hƣớng công tác quản lý thuế của Việt Nam.
Để có thông tin từ nhiều chiều, đánh giá một cách khách quan về công tác quản lý thuế, sự hiểu biết về pháp luật thuế, hoạt động kinh doanh, chế độ kế toán, phƣơng thức thanh toán của NNT… các phiếu điều tra với các câu hỏi bán cấu trúc đã đƣợc sử dụng đối với với NNT, cán bộ kiểm tra thuế ở Cục Thuế tỉnh Thái Bình.
Qua đó để đánh giá công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý thuế TNCN ở Cục Thuế Thái Bình nói riêng.
3.2.2. Phƣơng pháp phân tích thống kê
Phƣơng pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích nhƣ số tƣơng đối, số tuyệt đối, số bình quân và phƣơng pháp phân tổ để phân tích, đánh giá vai trò của các phòng chức năng trong việc quản lý thuế; cũng nhƣ những khó khăn, hạn chế đối với vai trò của phòng chức năng trong quản lý thuế.
3.2.3. Phƣơng pháp so sánh
So sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trƣng riêng có của đối tƣơng nghiên cứu; Từ đó giúp cho các đối tƣợng quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn. Chỉ tiêu nghiên cứu muốn so sánh đƣợc phải đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phƣơng pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lƣờng. So sánh bằng số bình quân sẽ cho thấy mức độ đạt đƣợc so với bình quân chung của tổng thể, của ngành, của khu vực.
3.2.4. Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá công tác quản lý thuế TNCN
3.2.4.1. ác chỉ tiêu phản ảnh kết quả của việc thu thuế
- Tổng số tiền thuế thu đƣợc trong một niên độ kế toán: Là số tiền thuế nộp vào NSNN đƣợc cơ quan kho bạc hoặc Ngân hàng xác nhận đã nộp vào Ngân sách theo mục lục NSNN trong một niên độ kế toán.
- Tỷ lệ tăng trƣởng dự toán thuế
Tỷ lệ tăng trưởng dự toán thu =
Số tiền thu dự toán thu năm sau Số tiền thu thực hiện năm trước
- Tỷ lệ hoàn thành dự toán thu thuế
Tỷ lệ hoàn thành
dự toán thu =
Số tiền thu thu thực t Số tiền thu dự toán thu đầu năm
Vì vậy tỷ lệ hoàn thành dự toán thuế vƣợt dự toán đầu năm dƣới 10% đƣợc coi là đạt yêu cầu đề ra. Nếu tỷ lệ hoàn thành dự toán chƣa đạt yêu cầu đề ra nguyên nhân ở khâu lập dự toán ban đầu không chính xác, hay do khâu thực hiện thu chƣa đúng?
Chỉ số này cho biết nguồn thu thuế của CQT có ổn định hay không. Cơ cấu tiền thuế (nguồn thu) trong dự toán thuế, trong tổng số thu tiền thuế đã hợp lý chƣa.
Số thu còn phải thu = Số thu phải thu - Số thu đã thu
3.2.4.2. ác chỉ tiêu phản ảnh thu đủ, đúng thuế
Một trong những tiêu chí của CQT thuế đặt ra đó là thu đúng luật định. Thu đúng luật định đó là: đúng đối tƣợng tính thuế, đúng giá trị tính thuế và đúng thuế suất.
- Công tác quản lý nợ thuế: Đánh giá chất lƣợng công tác quản lý nợ sử dụng chỉ tiêu tổng số nợ thuế/tổng số thu Ngân sách:
Tỷ lệ nợ thu = Tổng số tiền nợ thu Tổng số thu Ngân sách
Đối với chỉ số này, Tổng Cục Thuế yêu cầu đề ra tỷ lệ nợ thuế dƣới 5% đối với toàn ngành thuế.
- Công tác giải quyết hoàn thuế: Đánh giá chất lƣợng hoàn thuế thông qua hai chỉ số:
+ So sánh số hồ sơ đƣợc hoàn và số hồ sơ hoàn thuế:
Tỷ lệ hồ sơ được giải quy t hoàn thu =
Số hồ sơ được hoàn Tổng số hồ sơ hoàn
Song song với chỉ tiêu về số lƣợng hồ sơ quyết toán, hoàn thuế đúng đối tƣợng, đúng quy định đƣợc thể hiện qua chỉ số tỷ lệ thu hồi tiền hoàn thuế.
+ Tỷ lệ thu hồi tiền hoàn thuế đƣợc tính bằng số tiền thu hồi hoàn thuế trên tổng tiền thuế đã hoàn trong năm. Đối với chỉ số này Cục Thuế thực hiện so sánh năm sau với năm trƣớc để đánh giá chất lƣợng các hồ sơ đƣợc hoàn thuế là tăng lên hay giảm đi, từ đó tìm các nguyên nhân làm chất lƣợng hoàn thuế tăng hay giảm.
3.2.4.3. ác chỉ tiêu đánh giá việc thực hiện giám sát sự tuân thủ pháp luật thuế của cơ quan quản lý thuế đối với người nộp thuế
- Tỷ lệ hồ sơ được cấp MST/ cấp mã G G : Tỷ lệ hồ sơ được cấp MST/ cấp mã G G = Số hồ sơ được cấp MST Tổng số hồ sơ phải cấp MST Tỷ lệ cấp MST yêu cầu đạt 100%. - Tỷ lệ hồ sơ đƣợc kiểm tra:
Tỷ lệ hồ sơ được kiểm tra =
Số hồ sơ được kiểm tra Tổng số hồ sơ phải kiểm tra
Đối với tỷ lệ này yêu cầu của ngành thuế phải đạt 100%. - Tỷ lệ số NNT đƣợc kiểm tra trên tổng số NNT :
Tỷ lệ NNT được
kiểm tra =
Số NNT được kiểm tra Tổng số NNT
Để đảm bảo chức năng hậu kiểm, răn đe NNT tuân thủ pháp luật thuế, hàng năm Tổng Cục Thuế yêu cầu các Chi Cục Thuế địa phƣơng phải thực hiện lựa chọn kiểm tra từ 20% trở lên trên tổng số NNT hoạt động theo luật doanh nghiệp thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.
- Tỷ lệ thuế truy thu:
Tỷ lệ truy thu thu trên NNT được kiểm tra =
Số tiền thu truy thu Số NNT được kiểm tra
Tỷ lệ truy thu trên các đơn vị đƣợc CQT kiểm tra đánh giá mức độ trung thực của NNT khi thực hiên cơ chế tự khai, tự nộp, tự xác định kết quả hoạt động kinh doanh, qua đó cũng cho biết việc lựa chọn NNT để kiểm tra có đúng đối tƣợng nghi vấn không, kết quả có đảm bảo đƣợc tính răn đe cho những NNT khác khi có ý định trốn thuế, gian lận thuế. Đồng thời kết quả kiểm tra cũng đánh giá đƣợc việc giám sát hồ sơ khai thuế, thủ tục thuế còn buông lỏng ở khâu nào để NNT có thể dựa vào đó để khai man, trốn thuế.
3.2.4.4. ác chỉ tiêu phản ảnh tính kịp thời
NNT có nghĩa vụ kê khai đúng thời gian và nộp thuế đúng thời hạn quy định vào NSNN. Theo uật quản lý thuế thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trƣờng hợp NNT tính thuế. Trƣờng hợp CQT tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của CQT.
Căn cứ vào thời hạn nộp thuế của NNT, CQT tổ chức thu, nộp, đôn đốc các khoản thu vào NSNN kịp thời.
- Chỉ tiêu thƣờng dùng để phản ánh xem số tiền thuế có kịp thời nộp vào NSNN hay không từ đó cho biết công tác kế toán thuế theo dõi thuế phát sinh, đôn đốc NNT nộp tiền thuế phải nộp vào NSNN đã kịp thời chặt chẽ chƣa đó là so sánh số tiền thuế đã nộp với số tiền thuế phải nộp.
Tỷ lệ nộp thu = Số tiền thu đã nộp Số tiền thu phải nộp
Đối với chỉ số này để đảm bảo thu kịp thời tiền thuế vào NSNN, Tổng Cục Thuế yêu cầu các Cục Thuế phải đạt chỉ tiêu này từ 90% trở lên
- Một chỉ tiêu thƣờng dùng để chỉ hồ sơ khai thuế có đƣợc nộp đúng thời gian quy định hay không đƣợc tính bằng cách so sánh số hồ sơ khai thuế nộp đúng hạn trên tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp.
Tỷ lệ nộp đúng hạn hồ sơ khai quyết toán thuế:
Tỷ lệ nộp đúng hạn hồ sơ khai thu =
Số hồ sơ khai thu nộp đúng hạn Tổng số hồ sơ khai thu phải nộp
Chỉ số này cho biết chỉ số chấp hành kê khai đúng hạn các tờ khai thuế theo quy định của NNT có cao không, từ đó cho biết công tác giám sát việc kê khai thuế, tuyên truyền hỗ trợ NNT đã tốt chƣa.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CỤC THUẾ TỈNH THÁI BÌNH THUẾ TỈNH THÁI BÌNH
4.1.1. Tuyên truyền, phổ biến thuế thu nhập cá nhân
Trong tổ chức bộ máy, Cục Thuế tỉnh Thái Bình có phòng Tuyên truyền và hỗ trợ NNT, phòng đƣợc chia làm 2 bộ phận có tính độc lập tƣơng đối về chức năng: Bộ phận hỗ trợ và Bộ phận tuyên truyền. Bộ phận hỗ trợ với các chức năng: Hỗ trợ NNT về mẫu biểu kê khai thuế, phần mềm hỗ trợ kê khai (HTKK); Giải đáp các vƣớng mắc của DN. Bộ phận tuyên truyền với nhiệm vụ: Cung cấp tài liệu tuyên truyền cho NNT; Tổ chức hội nghị đối thoại DN; Viết tin bài tuyên truyền đăng website Thuế Thái Bình (www.thaibinh.gdt.gov.vn); Phối hợp với các cơ quan truyền thông thực hiện đƣa tin, làm chuyên mục, chuyên đề về chính sách thuế, hoạt động của ngành Thuế Thái Bình.
Tuy nhiên, đối với công tác tuyên truyền về luật thuế TNCN thì ngoài phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ NNT ra thì phòng thuế TNCN là đơn vị tích cực trong việc giải đáp các thắc mắc về kê khai thuế, quyết toán thuế, hỗ trợ NNT các vấn đề chuyên sâu khác về thuế TNCN. Đối với các cơ quan, doanh nghiệp là tổ chức chi trả mới thành lập có nhu cầu tập huấn kiến thức về kê khai, nộp thuế TNCN cho anh chị em cán bộ, công nhân lao động, Cục Thuế tỉnh Thái Bình đều xem xét và phân công, cử cán bộ xuống tận nơi để giới thiệu chính sách thuế, hƣớng dẫn bộ phận kế toán TNCN cách kê khai nộp thuế, sử dụng phần mềm hỗ trợ lập tờ khai và quyết toán thuế.
Tiếp tục thực hiện Kế họạch liên ngành số 25/KH-LN ngày 01/11/2011 của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ - Cục Thuế, Cục Thuế và Chi Cục Thuế huyện, thành phố đã chủ động phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, huyện ủy, thành ủy tổ chức hội nghị báo cáo viên cấp cơ sở tuyên truyền về: Chính sách thuế mới sửa đổi, bổ sung... Chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020; Các chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; kết quả thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Thái Bình, các giải pháp tăng thu, giảm tỷ lệ nợ đọng tiền thuế…
Phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế TNCN, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế; Quy định mới về
chứng từ khấu trừ thuế TNCN; Nộp thuế điện tử; Tiến độ thu nộp vào ngân sách Nhà nƣớc…. Phối hợp với Đài phát thanh truyền hình thực hiện: