Cơ sở hạ tầng đất đai của các HTXNN tại huyện Yên Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các hợp tác xã nông nghiệp tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 55 - 61)

TT Tên HTX Diện tích đất đƣợc cấp GCNQSĐ (m2) Diện tích đất đang thuê, mƣợn (m2) Nằm ngoài UBND Nằm trong UBND Tổng Trụ sở Cửa hàng, nhà kho, sân phơi Tổng Trụ sở Cửa hàng, nhà kho, sân phơi 1 HTX NN Yên Phú 150 60 90 150 2 HTX NN Yên Lâm 120 70 50 120 3 HTX NN Yên Tâm 1.104 100 1.004 1.104 4 HTX NN Yên Giang 1.476 500 976 1.476 5 HTX NN Yên Phong 290 150 140 290 6 HTX NN Yên Thái 501 100 401 501 7 HTX NN Yên Bái 489 70 419 489 8 HTX NN Yên Trường 1.000 500 500 1.000 9 HTX NN Yên Ninh 320 130 190 320 10 HTX NN Yên Hùng 162 108 54 162 11 HTX NN Yên Lạc 512 60 452 512 12 HTX NN Yên Thịnh 650 150 500 650 13 HTX NN Yên Thọ 545 70 475 545 14 HTX NN Yên Trung 480 86 394 480 15 HTX NN Quý Lộc 1 59 24 35 59 16 HTX NN Quý Lộc 2 270 70 200 270 17 HTX NN Định Long 350 100 250 350 18 HTX NN Định Liên 260 100 160 260 19 HTX NN Định Tăng 787 380 407 787 20 HTX NN Định Tường 5.000 1.000 4.000 5.000 21 HTX NN Định Hòa 2.500 1.000 1.500 2.500 22 HTX NN Định Bình 120 120 120 23 HTX NN Định Tân 483 150 333 483 24 HTX NN Định Tiến 3.300 300 3.000 3.300 25 HTX NN Định Hưng 400 200 200 400 26 HTX NN Định Hải 120 120 120 27 HTX NN Định Công 381 75 306 381 28 HTX NN Hải Quật 434 200 234 434 29 HTX NN Bái Ân 80 40 40 80 30 HTX NN Tường Vân 80 60 70 80 Tổng cộng 10.690 2.699 7.991 11.733 3.394 8.389 16.791 5.632

4.1.5. Các loại hình dịch vụ của HTXNN trên địa bàn huyện Yên Định

Có rất nhiều loại hình dịch vụ trên địa bàn huyện, các loại hình dịch vụ này phát triển ngày càng đa dạng theo sự phát triển kinh tế - xã hội. Khi phân loại theo tính chất tham gia của dịch vụ thì có thể chia làm 2 loại chính:

- Dịch vụ công trực tiếp gắn bó với địa bàn làng xã:

+ Dịch vụ thuỷ lợi nội đồng và thủy lợi phí (Quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi đầu mối);

+ Dịch vụ khuyến nông; + Dịch vụ bảo vệ thực vật; + Dịch vụ bảo vệ bảo nông; + Dịch vụ giao thông nội đồng;

- Dịch vụ cạnh tranh không nhất thiết gắn với địa bàn làng xã: + Dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp;

+ Dịch vụ sản xuất và tiêu thụ nông sản; + Dịch vụ mạ khay, cấy máy;

+ Dịch vụ thu hoạch; + Dịch vụ làm đất:

4.1.6. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện nghiệp trên địa bàn huyện

4.1.6.1. Thực trạng hoạt động dịch vụ trong hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

- Dịch vụ công:

Dịch vụ công là những dịch vụ thu theo đầu sào, 1 sào = 500 m2.

Quy ra giá trị: 1 kg thóc quy ra tiền theo đơn giá thuế nhà nước quy định hiện hành, cụ thể từ năm 2013-2015 thu theo mức 5.500 đ/kg.

Trồng trọt trên địa bàn huyện Yên Định chia ra 3 vụ rõ rệt và vụ xuân, vụ mùa và vụ đông. Vụ xuân và vụ mùa canh tác chủ yếu là lúa (9.800 ha lúa) và rau màu ( các loại đạt trên 1.000 ha) thường đạt 11.000 ha. Vụ đông chỉ trồng rau màu các loại đạt trên 5.500 ha. Vì vậy nguyên tắc thu theo đầu sào là phục vụ diện tích nào thu diện tích đấy.

Mức thu đầu sào được sự thống nhất của Chủ tích hội đồng nhân dân xã và đại hội hợp tác xã dưới sự hướng dẫn của UBND huyện.

+ Dịch vụ thủy lợi nội đồng và thủy lợi phí:

Đối với thủy lợi phí được nhà nước cấp bù cho các HTXNN để hoạt động tưới tiêu và tu sữa nâng cấp công trình thủy lợi đầu mối.

Đối với thủy lợi nội đồng: thu theo đầu sào và theo quy định UBND tỉnh Thanh Hóa mức giá trần không quá 450.000/ha.

Hiện nay do hệ thống thủy lợi khá đảm bảo cũng như trên địa bàn có công ty TNHH MTV Nam Sông Mã quản lý và điều tiết gần như toàn bộ nguồn nước tưới tiêu cho các HTXNN phục vụ sản xuất nông nghiệp. Với hình thức điều hành nước trực tiếp đến từng ruộng hoặc điều hành 2 cấp, các tổ dịch vụ của HTX đã tổ chức cung cấp đủ nước tưới, tiêu bảo đảm cho sản xuất theo kế hoạch, tổ chức tu sửa nạo vét kênh mương, trạm bơm... góp phần tích cực vào việc thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Giá dịch vụ đã có giảm hơn so với trước nhờ công cuộc thuỷ lợi hoá thực hiện mạnh mẽ, từ đó góp phần giảm chi phí cho nông dân. Đối với phần kinh phí lãi được hàng năm được sử dụng chủ yếu để nâng cấp tài sản cố định như HTX dịch vụ Định Long, Định Thành, Yên Trung, Định Tăng...

+ Dịch vụ khuyến nông:

Thu theo hướng dẫn của UBND huyện Yên Định từ 0,5-1,5kg thóc/sào/1 vụ.

Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp họ hiểu được những chủ trương, chính sách về nông nghiệp những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin về thị trường để họ có đủ khả năng tự giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới. Hàng năm các HTX đều tổ chức các lớp tập huấn tại địa bàn xã, đồng thời tìm kiếm những mô hình nông nghiệp hiệu quả cao, tổ chức cho những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến tham gia tham quan, tập huấn để ứng dụng tại địa phương. Nhiều HTXNN thực hiện rất tốt như: Định Tường, Định Hòa, Định Tiến, Yên Tâm, Yên Trung,…

Thu theo hướng dẫn của UBND huyện Yên Định từ 0,5-1kg thóc/sào/1 vụ. HTX tổ chức ra tổ hay đội bảo vệ thực vật, phối hợp với trạm bảo vệ thực vật huyện làm nhiệm vụ dự tính, dự báo các kỳ sâu, lứa sâu, hướng dẫn xã viên sử dụng thuốc sâu đúng chủng loại, đúng liều lượng và thời gian. Bên cạnh đó các HTXNN còn tổ chức tập huấn cũng như mời các chuyên gia trong ngành tập huấn giúp bà con xã viên nhận diện và phòng trừ một số đối tượng gây hai chính trên các cây trồng tại địa phương như các lớp tập huấn IPM, Tập huấn phòng trừ dịch hại các vụ trong năm… Làm tốt công tác này các các HTX điển hình như Định Tường, Định Hòa, Định Tiến, Yên Tâm…

+ Dịch vụ Bảo vệ bảo nông:

Thu theo hướng dẫn của UBND huyện Yên Định từ 2,5-3,5kg thóc/sào/1 vụ.

Các HTXNN tổ chức các tổ luôn đi thăm đồng để bảo vệ tài sản như cây cối hoa màu cho người dân. Các HTX trên địa bàn huyện đã tổ chức riêng về các thôn phân công nhiệm vụ gắn liền với tổ dịch vụ của từng thôn đảm bảo tài sản và ổn định tình hình sản xuất cho bà con nông dân. Tất cả 30 HTX nông nghiệp đều làm loại hình dịch vụ này.

+ Dịch vụ Giao thông nội đồng:

Thu theo hướng dẫn của UBND huyện Yên Định từ 1,5-2,5kg thóc/sào/1 vụ.

Là khâu dịch vụ bảo vệ, tu sửa, và làm mới hệ đường trên các xứ đồng thuộc địa phương các HTX quản lý. Tuy nhiên tùy vào từng xã trên địa bàn huyện, có những xã để UBND xã quản lý dịch vụ này, hiện nay mới chỉ hơn một nửa số HTX nông nghiệp thực hiện được dịch vụ giao thông nội đồng với trên 400 km đường giao thông nội đồng.

- Dịch vụ cạnh tranh:

+ Dịch vụ vật tư nông nghiệp:

Đây là dịch vụ quan trọng xuất phát từ chức năng và lợi thế của HTXNN, khi thực hiện các dịch vụ công thì các HTXNN có nhân lực cũng như các điều kiện để tham gia các dịch vụ cung ứng vật tư cho các xã viên và nông dân.. Các HTX tham gia dịch vụ cung cứng vật tư nông nghiệp chủ yếu cung ứng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng chủ yếu qua quầy bán hàng nên

nhiều khi không tạo ra sự thuận lợi cho xã viên và nông dân. Thay đổi các nhìn nhận hiện nay một số hợp tác xã như HTX Định Tường, HTX Định Hòa, HTX Định Tân, HTX Định Hưng, HTX Yên Lâm, HTX Yên Tâm… đã phân chia các tổ hợp tác quản lý các xứ đồng và đồng thời qua quá trình theo dõi đó đăng ký lượng vật tư cung ứng ngay cho các xã viên trước mỗi xứ đồng.

+ Dịch vụ sản xuất và tiêu thụ nông sản

Với thế mạnh là huyện trọng điểm lúa của tỉnh năng suất và sản lượng luôn đứng nhất nhì toàn tỉnh cũng như kỹ thuật thâm canh rất cao của người nông dân nên các công ty sản xuất hạt giống đã về và làm việc với các hợp tác xã ký hợp đồng sản xuất giống như công ty giống cây trồng TW, Công ty giống Thanh Hóa, Công ty giống Hải Phòng…Hiện nay hàng năm huyện đã sản xuất được trên 200 ha sản xuất hạt lai F1, 4.000 ha diện tích hạt giống lúa thuần cung cấp cho các công ty. Dịch vụ sản xuất hạt giống đã mang lại lợi nhuận rất lớn cho xã viên khi giá thu mua luôn cao hơn so với giá thị trường thường sẽ cao hơn 1,3 lần.

Năm 2014 với diện tích ớt xuất khẩu toàn huyện đạt gần 1.000 ha và sản lượng 20 tấn/ha thì các HTX dịch vụ đã ký được hợp đồng đầu ra với các công ty để đem lại lợi nhuận rất lớn cho người trồng ớt. So sánh với các huyện khác trong tỉnh cũng làm theo Yên Định như trong công tác bao tiêu đầu ra còn kém nên giá trị thu được rất thấp có khi còn thua lỗ như huyện Hoằng Hóa sản xuất ra nhưng giá trị thu mua chỉ 3.500 đ/kg trong khi tại huyện Yên Định giá trị ổn định ở mức giá giao động từ 10.000 – 20.000 đ/kg, đôi khi cá biệt lên tới 40.000 đ/1 kg do đó lợi nhuận thu được từ 1 ha ớt lên tới 400 triệu. Làm được điều này là do công tác tìm kiếm thị trường và liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và HTX sản xuất, giá cả ổn định nên người dân rất yên tâm sản xuất. Ngoài ra còn bao tiêu một số nông sản có hiệu quả như: rau an toàn, măng tây xanh...

+ Dịch vụ làm đất:

Gắn liền với tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún của các hộ xã viên là tình trạng không thể sử dụng máy móc to lớn hiện đại vào làm việc trên những cánh đồng của người nông dân Việt Nam nói chung và huyện Yên Định nói riêng. Mặc dù là dịch vụ dễ làm và nếu là qua HTX thì sẽ là có hiệu quả rất cao, nhưng cho tới nay cả huyện có rất ít HTXNN làm trọn vẹn được dịch vụ này.

HTX khá lớn và hiệu quả mang lại không cao vì phần lớn các hộ đã có máy móc của gia đình nên khi cạnh tranh trên đồng đất manh mún không cạnh tranh được các máy cá nhân. Với 30 HTXNN chỉ có trên 40 máy làm đất các loại nên nhân rộng dịch vụ này là rất cần thiết để có thể khống chế được khung mùa vụ. Chỉ có một số HTX có diện tích đất ngân sách lớn mới làm được như HTX Định Hòa, Định Tân…

+ Dịch vụ thu hoạch:

Chủ yếu là dịch vụ thu hoạch lúa, tính đến nay các HTXNN trên địa bàn huyện có trên 10 máy gặt đập liên hợp các loại, vẫn chưa thể phục vụ hết diện tích theo nhu cầu của bà con nông dân vì thời vụ quá ngắn, nên bà con nông dân vẫn phải đi thuê máy ngoài về gặt.

+ Dịch vụ mạ khay, cấy máy và thu hoạch:

Tuy khâu làm đất chưa mang lại hiệu quả nhưng trong những năm gần đây các HTX đã tìm và đi theo hướng cơ giới hóa một cách khá đồng bộ. Hiện nay trên địa bàn có HTXNN Định Tường, HTXNN Định Hòa, HTXNN Yên Thọ, HTXNN Yên Phú, HTXNN Yên Tâm, đã đầu tư mua máy cấy, máy gặt đập liên hợp, mở các khu sản xuất mạ khay phục vụ cho sản xuất đồng bộ dịch vụ mạ khay cấy máy bước đầu còn khó khăn nhưng do sự thiếu hụt lao động trong nông nghiệp tại địa phương mấy năm gần đây nên dịch vụ mạ khay, máy cấy và máy gặt đập bước đầu đã mang lại lợi nhuận cho các HTX. Đến nay trên địa bàn huyện đã có trên 20 máy cấy và 100.000 khay mạ do các HTX quản lý.

4.1.6.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của hợp tác xã

Với những nỗ lực của mình trong những năm qua các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Với tổng doanh thu và lợi nhuận tăng đều tăng qua các năm. Tốc độ phát triển doanh thu tăng mạnh năm 2014 đạt 105,06% so với 2013, năm 2015 bằng 105,12% so với năm 2014 đạt . Tốc độ phát triển bình quân đạt 105,09%.

Về chi phí: năm 2014 bằng 104,80% so với năm 2013. Năm 2015 bằng 104,94% so với 2014, với mức phát triển bình quân 104,87%. Lợi nhuận 2014 bằng 109,25% so với 2013, lợi nhuận 2015 bằng 107,81% so với 2014 với mức phát triển bình quân đạt 109,13%.

Lợi nhuận từ năm 2014 tăng mạnh so với 2013 là kết quả đạt được rất tích cực của các HTXNN trên địa bàn huyện. Trong 2 năm 2013, 2014 đặc biệt trong năm 2014 sau khi thực hiện chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX 2012 các HTX nông nghiệp tăng cường đầu tư công nghệ, đổi mới trang thiết bị, máy móc như HTDVNN Định Hòa, HTDVNN Định Hải... một số hợp tác xã thì đầu tư cây trồng mới, phải tập huấn, khảo nghiệm...đặc biệt là cây ớt vụ đông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các hợp tác xã nông nghiệp tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 55 - 61)