Phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh nâng cao dịch vụ cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các hợp tác xã nông nghiệp tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 78)

Hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu, đất đai, nguồn nước, dịch bệnh,… Dựa vào những đặc điểm này cùng với nhu cầu của xã viên, HTXNN đã và đang phát huy rất tốt vai trò “ bà đỡ ” của mình trong việc thực hiện các khâu sản xuất nông nghiệp phục vụ bà con xã viên như: cung ứng vật tư nông nghiệp, sản xuất và tiêu thụ nông sản, làm đất, thu hoạch, mạ khay máy cấy.

* Dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp

Ngoài việc cung ứng đảm bảo chất lượng, giá cả của vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện thì các HTXNN còn áp dụng một số chương trình ưu đãi cho các hộ dân khi tham gia mô hình sản xuất mới

Theo kết quả phỏng vấn , các hộ cho biết kể từ năm 2011 HTX đã vận động người dân ứng dụng mô hình trồng ớt xuất khẩu để sản xuất hàng hóa nông sản. Theo đó, những hộ nào ứng dụng mô hình này sẽ được hỗ trợ 50% giống và 100% thuốc trừ cỏ, 30% phân bón trong 2 năm 2013 và 2014 đồng thời tham gia các lợp tập huấn trồng ớt cay xuất khẩu. Đến năm 2015 giống được hỗ trợ 20% và không còn hỗ trợ phân bón nữa. Trong năm đầu tiên ứng dụng mô hình, các HTXNN Yên Định chịu trách nhiệm làm toàn bộ từ khâu ngâm ủ giống, gieo xạ, phun thuốc trừ cỏ, đến khi ớt cho ra 2 đến 2,5 lá thì mới giao cho bà con xã viên. Bà con nông dân cho biết với mô hình này, những hộ tham gia trong năm 2013 và 2014 là những hộ được hưởng lợi nhiều nhất với doanh thu trung bình 1 sào đạt 20 tr.đ lợi nhuận đạt trên 15 tr.đồng. Vì thế, trong những năm đầu chuyển đổi, bà con nông dân cho biết họ tin tưởng rất nhiều vào mô hình kiểu mới này.

Với việc sử dụng các vật tư nông nghiệp do HTX cung ứng, bà con nông dân cho biết họ yên tâm sản xuất mà không cần phải lo đến chất lượng và giá cả. Giá cả luôn thấp hơn của tư nhân và sản phẩm thì luôn rõ nguồn cung ứng và nhà sản xuất.

* Dịch vụ sản xuất và tiêu thụ nông sản

Một số HTXNN không những chỉ tập trung sản xuất lúa giống mà còn sản xuất nhiều loại cây trồng có giá trị cao như: Măng tây xanh, Cải làng Lê... và đặc biệt là cây ớt cay xuất khẩu.

Năm 2014 với diện tích ớt xuất khẩu toàn huyện là 467 ha và sản lượng 20 tấn/ha thì các HTX dịch vụ đã ký được hợp đồng đầu ra với các công ty để đem lại lợi nhuận rất lớn cho người trồng ớt. So sánh với các huyện khác trong tỉnh cũng làm theo Yên Định như trong công tác bao tiêu đầu ra còn kém nên giá trị thu được rất thấp có khi còn thua lỗ như huyện Hoằng Hóa sản xuất ra nhưng giá trị thu mua chỉ 3.500 đ/kg trong khi tại huyện Yên Định giá trị ổn định ở mức giá giao động từ 17.000 – 22.000 đ/kg do đó lợi nhuận thu được từ 1 ha ớt lên tới 400 triệu. Làm được điều này là do công tác tìm kiếm thị trường và liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và HTX sản xuất, giá cả ổn định nên người dân rất yên tâm sản xuất.

* Dịch vụ làm đất:

Trong khâu làm đất, bà con xã viên cho biết hầu hết là họ sử dụng dịch vụ làm đất của HTX, chỉ có một số thửa ruộng nằm ở vùng trũng thì họ không thể dùng máy được. Đồng thời họ còn cho biết dịch vụ làm đất của HTX được sự chỉ đạo cặn kẽ của Ban quản trị cho nên tình trạng có ruộng mà không có máy hoặc máy đến ruộng lại không có nước làm là rất ít. HTX tiến hành thuê thành viên Hợp tác xã làm dịch vụ với giá 100.000đ/sào nhưng dầu chạy máy là do người dân phải lo.

Với việc sử dụng dịch vụ làm đất của HTX, người dân cho biết chất lượng dịch vụ của HTX tốt hơn so với tư nhân rất nhiều. Nhằm phục vụ bà con xã viên tốt nhất trong khâu sản xuất, nên HTX làm đất rất kỹ, bà con xã viên không cần phải làm lại. Đặc biệt giá cả cũng rẻ hơn so với tư nhân từ 30.000đ đến 50.000đ/sào.

* Dịch vụ thu hoạch:

Trong khâu thu hoạch, một số HTX đã trang bị được máy gặt đập liên hợp để phục vụ bà con nhân dân. Theo các HTX cho biết, cứ đến vụ thu hoạch thì HTX sẽ cử ra 1 đội thực hiện công việc chạy máy gặt bao gồm khoảng 15 người, trong đó trung bình 1 HTX thuê khoảng 11 xã viên làm với giá là 50.000đ/sào với dầu chạy máy là do HTX cung cấp. Được sự chỉ đạo của Ban quản trị nên công tác thu hoạch diễn ra nhanh chóng kịp thời vụ. Họ còn cho biết giá cả dịch vụ này của HTX rẻ hơn bên ngoài khoảng 30.000đ. Tuy nhiên, có một số hộ dân không cấy theo mô hình gieo sạ, mà cấy những giống lúa dài ngày, cho nên việc thu hoạch cũng gặp nhiều khó khăn.

* Dịch vụ mạ khay, máy cấy:

Là dịch vụ mới mở của mốt sô hợp tác xã nông nghiệp, giá cả bình quân thị trường là 250 000 đ/sào thì các HTXNN chỉ thực hiện với giá 230 000 đ/sào. Nhưng là dịch vụ mới nên nhiều hộ gia đình chưa được tiếp cần với loại hình dịch vụ này.

4.3.3.1. Đánh giá của người dân về giá cả của các dịch vụ HTXNN

Bảng 4.17 và bảng 4.18 cho biết đánh giá của bà con nông dân về giá cả và chất lượng của các dịch vụ HTXNN trên địa bàn huyện

Bảng 4.18: Đánh giá của ngƣời dân về giá cả của các dịch vụ HTXNN TT Tên dịch vụ Cao hơn thị trƣờng Bằng thị trƣờng Thấp hơn thị trƣờng Không ý kiến SL (hộ) % SL (hộ) % SL (hộ) % SL (hộ) % 1 Cung ứng vật tư NN 78 39,00 14 7,00 104 52,00 4 2,00 2 SX và tiêu thụ SP 109 54,50 37 18,50 52 26,00 2 1,00 3 Dịch vụ làm đất 14 7,00 13 6,50 167 83,50 6 3,00 4 Thu hoạch 11 5,50 11 5,50 171 85,50 7 3,50

5 DV mạ khay máy cấy 9 4,50 32 16,00 141 70,50 18 9,00

Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông nghiệp trên địa bàn huyện n = 200

Bảng trên cho thấy giá cả khâu dịch vụ cung ứng vật tư được các hộ có đánh giá không đồng nhất có 78/200 hộ tương ứng tỉ lệ 39% cho rằng giá cung ứng vật tư nông nghiệp cao hơn thị trường, có 14/200 hộ tương ứng với 7% cho rằng giá bằng với giá thị trường và có 104/200 hộ tương ứng với 52% cho rằng giá thấp hơn giá thị trường. Nguyên nhân giá bán của những HTXNN tùy vào từng loại mặt hàng có mức giá bán khác nhau và mỗi một hợp tác xã lại có mức giá bán khác nhau, chưa đồng nhất. Qua trên có thể thấy được sự cạnh tranh trong cung ứng vật tư nông nghiệp giữa các đơn vị tư nhân và các hợp tác xã khá là khốc liệt.

Dịch vụ SX và tiêu thụ sản phẩm có giá cao hơn so với thị trường có tới 109/200 hộ tương ứng tỉ lệ 54,5% cho rằng giá sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cao hơn giá thị trường và đem lại thu nhập cao cho người nông dân, nguyên nhân khi đã kí hợp đồng với các HTXNN thì các hộ dân ít bị ép giá hơn so với tư thương bên ngoài. Tuy nhiên 52/200 hộ tương ứng tỉ lệ 26% cho răng giá mà HTX thu mua của dân còn thấp hơn giá thị trường trên địa bàn huyện, nguyên nhân cụ thể do cây ớt cay xuất khẩu thì tư thương lại thu mua với giá cao hơn khiến nhiều hộ dân phá hợp đồng, ảnh hưởng đến uy tín sản xuất của người dân và của hợp tác xã.

Dịch vụ được người dân và thành viên HTX đánh giá có mặt bằng giá cả thấp hơn thị trường là dịch vụ làm đất và dịch vụ thu hoạch và dịch vụ mạ khay, máy cấy với trên 70% hộ ý kiến cho rằng giá phục vụ thấp hơn giá tư nhân thị trường bên ngoài. Tuy nhiên do số lượng máy móc ít nên các hộ dân vẫn phải đi thuê máy với giá cao hơn.

Bảng 4.19: Đánh giá của xã viên về thời gian cung ứng dịch vụ của HTX TT Tên dịch vụ Luôn kịp thời Kịp thời Không kịp thời Không ý kiến SL (hộ) % SL (hộ) % SL (hộ) % SL (hộ) % 1 Cung ứng vật tư NN 159 79,50 15 7,50 24 12,00 2 1,00 2 SX và tiêu thụ SP 151 75,50 8 4,00 22 11,00 19 9,50 3 Dịch vụ làm đất 166 83,00 12 6,00 19 9,50 3 1,50 4 Thu hoạch 158 79,00 36 18,00 6 3,00 0 0,00

5 DV mạ khay máy cấy 152 76,00 28 14,00 12 6,00 8 4,00

Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông nghiệp trên địa bàn huyện n = 200

Đánh giá thời gian cung ứng dịch vụ của các HTXNN, đa số người dân cho rằng các dịch vụ đều luôn kịp thời hoặc kịp thời ( lúc kịp thời, lúc không), không nhiều ý kiến cho là không kịp thời hoặc là không có ý kiến. Dịch vụ làm đất được đánh giá là có mức độ kịp thời nhất với 166/200 hộ cho ý kiến luôn kịp thời chiếm 83%, dịch vụ vật tư nông nghiệp và dịch vụ thu hoạch là luôn kịp thời với 79% ý kiến. Tiếp theo là dịch vụ mạ khay máy cấy, với sản xuất và tiêu thụ nông sản với tỉ lệ đạt trên 75%. Còn nhiều nguyên nhân khiến cho một số hộ cảm thấy chưa kịp thời, các HTXNN cần tiếp thu và sữa chữa theo nguyện vọng của các hộ dân.

Qua mức độ đánh giá về chất lượng các dịch vụ cạnh tranh đang phục vụ thì dịch vụ làm đất được đánh giá cao với tỉ lệ 70% số ý kiến, tiếp đến là dịch vụ mạ khay máy cấy và dịch vụ thu hoạch với 68% tổng số ý kiến, thứ 3 là dịch vụ sản xuất và tiêu thụ nông sản với 62% ý kiến và cuối cùng là dịch vụ vật tư nông nghiệp với 50 ý kiến.

Như vậy qua đây các HTXNN cần tập trung khắc phục các dịch vụ cạnh tranh đặc diệt là dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp và dịch vụ sản xuất và tiêu thụ nông sản. Đồng thời mở rộng dịch vụ làm đất, thu hoạch, mạ khay máy cấy.

Bảng 4.20: Đánh giá của ngƣời dân về chất lƣợng của các dịch vụ HTX

TT Tên dịch vụ

Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Không ý kiến

SL(hộ) % SL(hộ) % SL(hộ) % SL(hộ) % SL(hộ) %

1 Cung ứng vật tư NN 101 50,50 64 32,00 28 14,00 5 2,50 2 1,00

2 SX và tiêu thụ SP 124 62,00 47 23,50 24 12,00 4 2,00 1 0,50

3 Dịch vụ làm đất 140 70,00 48 24,00 4 2,00 6 3,00 2 1,00

4 Thu hoạch 136 68,00 36 18,00 13 6,50 13 6,50 2 1,00

5 DV mạ khay máy cấy 136 68,00 32 16,00 12 6,00 18 9,00 2 1,00

4.3.3.2. Nhu cầu sử dụng dịch vụ cạnh danh trong hợp tác xã của các hộ dân

`Sau khi đánh giá chất lượng của các dịch vụ các HTXNN tác giả đã khảo sát

độ mong muốn sử dụng các dịch vụ của người dân thì kết quả lại cho thật bất ngờ:

Bảng 4.21 Nhu cầu sử dụng DV của hợp tác xã nông nghiệp của ngƣời dân

TT Tên dịch vụ Mong muốn

Không mong muốn SL(hộ) % SL(hộ) % 1 Cung ứng vật tư NN 184 92 16 8 2 SX và tiêu thụ SP 192 96 8 4 3 Dịch vụ làm đất 188 94 12 6 4 Thu hoạch 164 82 36 18

5 DV mạ khay máy cấy 172 86 28 14

Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông nghiệp trên địa bàn huyện n = 200

Trên 86% tổng số ý kiến mong muốn được các hợp tác xã phục vụ tuy nhiên các hợp tác xã phải thay đổi cách làm tư duy, bao cấp, khắc phục những nhược điểm đang tồn tại như đã nêu ở trên. Như vậy có thể thấy được nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân đối với các hợp tác xã còn rất lớn.

4.3.4. Phát triển sản xuất kinh doanh định hƣớng mô hình sản xuất của các hộ dân

Nhiều hộ nông dân sử dụng: mạ khay máy cấy, thu hoạch, làm đất, tiêu thụ nông sản và mong muốn sử dụng những dịch vụ này do HTXNN cung cấp trên 86% qua bảng 4.20. Các dịch vụ gần như khép kín từ đầu vào đến đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, người dân dần dần sẽ không phải trực tiếp lao động, hoặc đi thuê lao đông làm với giá thành cao mà dần sẽ được các HTXNN phục vụ với giá thành rẻ, chất lượng.

Phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các HTXNN giúp phần mở rộng và nâng cao các loại dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện. Không chỉ riêng các HTX cung cấp dịch vụ nông nghiệp mà còn những tư thương, tổ chức ngoài hợp tác xã, tuy nhiên khi hợp tác xã phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình kéo theo các tư thương cũng phải đầu tư phát triển các dịch vụ và người được lợi nhiều nhất là các hộ dân trên địa bàn huyện.

4.3.5. Phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao thu nhập cho thành viên hợp tác xã và bà con nông dân tác xã và bà con nông dân

Bà con xã viên cho biết, từ khi ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đồng thời từ khi tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất theo mô hình được định hướng từ HTX và UBND huyện, năng suất tăng lên rất nhiều, chi phí lại giảm, khiến thu nhập tăng. Họ cho biết, ngoài khoản lợi nhuận từ vốn góp vào HTX (không đáng kể), thu nhập từ tăng năng suất và giảm chi phí cũng giúp đỡ họ rất nhiều vào trang trải cuộc sống. Kể từ khi ứng dụng mô hình cấy mạ khay máy cấy, chi phí cấy bằng máy kéo tay đã giúp họ tiết kiệm được từ 70.000 đến 150.000đ/sào so với thuê cấy thủ công. Sử dụng dịch vụ làm đất của HTX chỉ mất 100.000đ/sào so với tư nhân mất đến 150.000đ/sào. Dịch vụ gặt bằng máy của HTX chỉ mất 120.000 đến 140.000đ/sào, còn tư nhân mất 180.000đ/sào.

Bảng 4.22: Đánh giá về các lợi ích HTX mang lại cho ngƣời dân và xã viên hợp tác xã

Yếu tố Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Giảm CPSX 180 90

Tăng NS 50 25

Kỹ thuật tốt hơn 80 40

Tham gia làm việc cho HTX 45 23

Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông nghiệp trên địa bàn huyện n = 200

Hình 4.4: Đánh giá về các lợi ích HTX mang lại cho xã viên

4.3.6 Hỗ trợ của HTX đối với đời sống văn hóa - xã hội của thành viên hợp tác xã tác xã

HTX không phải là một tổ chức xã hội nhưng là một tổ chức có đông thành viên, thu hút đa phần cá nhân và hộ gia đình tại địa phương tham gia nên rất có ý nghĩa về mặt xã hội. HTX phát triển góp phần duy trì và nâng cao mức sống của thành viên - những người chịu thiệt thòi, thua thiệt trong cuộc cạnh tranh nên có ý nghĩa xã hội to lớn. Song song với các hoạt động kinh doanh dịch vụ thì HTXNN cũng thường xuyên có những đóng góp tích cực đối với đời sống, sinh hoạt hàng ngày của xã viên cũng như đời sống văn hóa xã hội.

Theo ý kiến của bà con xã viên cho biết, vì cùng hoạt động trong một tập thể cho nên các mối quan hệ xã hội dựa trên các giá trị tinh thần đoàn kết, tình làng nghĩa xóm, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau thông qua HTX được duy trì, củng cố và phát huy. Mọi người có thể trao đổi kinh nghiệm, học hỏi giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh.

Bên cạnh đó, vào các dịp tổ chức lễ hội trong xã thì HTX cũng có những sự đóng góp tích cực, HTX cũng có những hỗ trợ trong việc xây dựng, sửa chữa nhà sinh hoạt cộng đồng, cổng chào các thôn giáp trong xã. Từ đó tạo cảnh quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các hợp tác xã nông nghiệp tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 78)