Bài học kinh nghiệm về phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các hợp tác xã nông nghiệp tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 38)

Phần 2 : Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong hợp

2.2.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh

Thứ nhất phải nhận thức được vai trò sản xuất kinh doanh trong hợp tác xã kiểu mới

Các hợp tác xã như HTXNN Nga Yên, HTXNN An Nhất, HTXNN Bình Định luôn nỗ lực vươn lên từ chính mình, lợi dụng những lợi thế vốn có đặc thù của riêng quê hương để phát huy hết điểm mạnh, tạo được những mô hình sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả cao, không ngồi trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước.

HTX kiểu cũ là xã viên góp vốn vào HTX, lúc đó chỉ có quan hệ giữa HTX và xã viên, không còn tồn tại kinh tế hộ, tức là phủ định kinh tế hộ gia đình. Ở HTX cũ, tất cả các thành viên trong HTX đều cùng hưởng, chia sẻ lợi ích như nhau.

Trong khi đó, HTX kiểu mới chỉ là những tổ chức trên cơ sở liên kết của cá nhân, hộ gia đình, cung cấp các dịch vụ đầu vào và dịch vụ đầu ra, các khâu của quá trình sản xuất, do đó không làm mất đi, hay triệt tiêu kinh tế hộ. Trong HTX kiểu mới, tài sản, vốn liếng, đất đai vẫn thuộc về thành viên, HTX chỉ cung cấp dịch vụ đầu vào và đầu ra.

Về hiệu quả kinh tế, HTX kiểu mới không chỉ đánh giá hiệu quả của các thành viên như thế nào, mà còn đánh giá HTX làm gia tăng cái gì cho các hộ. Đó là những điểm khác biệt cơ bản của HTX kiểu mới và kiểu cũ. Từ vị thế của HTX, làm cho vị thế của thành viên và hộ gia đình, người nông dân có vị thế trong quan hệ liên kết 4 nhà kể cả đầu vào và đầu ra.

Đặc trưng của HTX kiểu mới là gắn kết lợi ích kinh tế của các thành viên HTX với lợi ích xã hội và phát triển cộng đồng. Trong HTX kiểu mới, kinh tế hộ là tự chủ, có mối quan hệ gắn bó, tác động tương hỗ, cùng nhau phát triển. Trừ một số lĩnh vực có quy định riêng, còn phổ biến tổ chức và hoạt động của HTX kiểu mới không bị giới hạn về quy mô, lĩnh vực và địa bàn... Cùng với xu thế phát triển sản xuất hàng hóa, HTX kiểu mới ngày càng gia tăng cả về số lượng, quy mô và trình độ.

Thứ hai mở rộng các loại hình sản xuất kinh doanh mới phù hợp với từng địa phương

Một là HTX nông nghiệp Nga Yên, An Nhứt, Bình Định đều mở thêm các dịch vụ mới như tín dụng nội bộ, mạ khay máy cấy, kho lạnh... HTXNN thường phục vụ người dân ở nông thôn, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực trồng trọt thuần túy mà nó bao gồm tất cả các khâu dịch vụ liên quan đến nông nghiệp như dịch vụ đầu vào đầu ra cho sản xuất trồng trọt, mà còn chăn nuôi và thủy sản...Trong khi đó HTX nông nghiệp ở huyện Yên Định chỉ chú trọng vào những khâu dịch vụ mang tính chất nông nghiệp trộng trọt đặc thù. Do vậy, mà khái niệm về HTX nông nghiệp của nước ta cũng nên hiểu trên nghĩa rộng hơn là HTX nông nghiệp đa chức năng nhằm phục vụ nông thôn, từ đó có chính sách khuyến khích loại hình này phát triển.

Thứ ba xây dựng hợp tác xã nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị sản phẩm và trên nền tảng của các sản phẩm chủ lực hàng hóa với quy mô lớn

HTX nông nghiệp các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, hay Thái Lan đã chiếm lĩnh được thị phần chi phối trong cung cấp dịch vụ đầu vào, chế biến, đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp với hệ thống phân phối rộng lớn khắp khu vực nông thôn. Bên cạnh đó thì dịch vụ chuyển giao KHKT sản xuất nông nghiệp cũng đã được HTX nông nghiệp đảm nhận và thực hiện rất tốt, đáp ứng được nhu cầu của người nông dân. Ngoài những dịch vụ chính, thì các dịch vụ khác như cung ứng tiêu dùng, tín dụng tiết kiệm, tín dụng cho vay cũng được HTX nông nghiệp làm tốt. Trong khi đó ở nước ta nói chung và Yên Định nói riêng HTX nông nghiệp mới chỉ làm được những dịch vụ cơ bản như tưới tiêu, vật tư nông nghiệp... còn những dịch vụ khác có giá trị gia tăng cao thì chưa làm được do yếu về vốn, về con người, về cơ sở vật chất và một vấn đề lớn là niềm tin của xã viên, của nông dân đối với HTX còn ở mức thấp. Chưa gắn kết được giữa bà con nông dân với các doanh nghiệp

Thứ tư, về mặt tổ chức trong hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay các HTX nông nghiệp của Nhật Bản, Hàn Quốc, hay Thái Lan đều có hệ thống tổ chức cung cấp dịch vụ chuyên ngành từ trên xuống, hay hệ thống chế biến, tiêu thụ nông sản (thành lập các liên đoàn quốc gia, tỉnh rồi đến HTX nông nghiệp đa chức năng). Trong khi đó ở nước ta nói chung và Yên Định nói riêng chưa có một tổ chức chặt chẽ để cung cấp dịch vụ từ trên xuống nên các hoạt động dịch vụ của HTX nông nghiệp không đồng nhất, mạnh ai người ấy làm. Về quy mô HTX, xu thế của các nước hiện nay là hợp nhất các HTX quy

mô nhỏ (thôn, xã) thành HTX quy mô lớn với hình thức là HTX nông nghiệp đa chức năng. Ví dụ: Nhật Bản sau nhiều năm tổ chức lại HTX nông nghiệp, trước những năm 1950 có hơn 15 nghìn HTX nông nghiệp (xuất phát từ HTX cấp thôn, làng) nay sát nhập chỉ còn 740 HTX nông nghiệp đa chức năng sơ cấp. Do vậy, bài học kinh nghiệm có thể củng cố, sắp xếp, hợp nhất những HTX nông nghiệp quy mô nhỏ, thiếu cơ sở vật chất, yếu đội ngũ quản lý thành những HTX quy mô lớn hơn.

Thứ năm, về đội ngũ quản lý hợp tác xã nông ngiệp

Đội ngũ quản lý HTX của các nước đã được đào tạo bài bản, có kiến thức chuyên môn chuyên ngành cao. Trong khi HTX nông nghiệp nước ta hiện nay thiếu đội ngũ cán bộ có kiến thức quản lý HTX và thiếu kinh nghiệm. Mặc dù trong những năm qua Nhà nước đã bỏ ra khá nhiều tiền để đào tạo đội ngũ “cán bộ HTX”, nhưng chủ yếu mới tập trung vào các chức danh chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và trưởng ban kiểm soát HTX và chất lượng đào tạo chưa cao. Chúng ta còn rất nhiều hạn chế trong đào tạo xã viên cho HTX, vì vậy Chính phủ cần xem xét lại công tác đào tạo đội ngũ cán bộ và xã viên và tăng cường thêm công tác đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các hợp tác xã nông nghiệp tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 38)