Phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các hợp tác xã nông nghiệp tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 67 - 70)

Phần 4 : Kết quả nghiên cứu

4.2. Phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong hợp tác xã nông nghiệp

4.2.2. Phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hợp

3,16% kéo theo doanh thu tăng từ 32.484 triệu đồng lên 36.208 triệu đồng, tương đương tăng bình quân là 5,58%.

Dịch vụ làm đất:

Từ năm 2013 đến năm 2015 diện tích làm đất tăng từ 873 ha lên 951 ha tương đương tăng bình quân là 4,37% kéo theo doanh thu tăng từ 6.286 triệu đồng lên 6.847 triệu đồng, tương đương tăng bình quân là 4,41%.

Dịch vụ thu hoạch:

Từ năm 2013 đến năm 2015 diện tích làm thu hoạch tăng từ 812 ha lên 825 ha tương đương tăng bình quân là 3,33% kéo theo doanh thu tăng từ 5.846 triệu đồng lên 6.242 triệu đồng, tương đương tăng bình quân là 3,51%.

Dịch vụ mạ khay, máy cấy:

Từ năm 2013 đến năm 2015 diện tích đưa vào sử dụng dịch vụ mà khay máy cấy tăng từ 326 ha lên 357 ha tương đương tăng bình quân là 4,65% kéo theo doanh thu tăng từ 3.260 triệu đồng lên 3.570 triệu đồng, tương đương tăng bình quân là 4,65%.

Cơ bản các HTXNN trên địa bàn huyện là HTX có quy mô nhỏ, để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh thì phát triển theo chiều rộng là cách thức mà các HTXNN trên địa bàn huyện đang thực hiện để có thể tăng doanh thu và lợi nhuận. Các HTXNN cần phải tiếp tục mở rộng các khâu dịch vụ vì đang còn nhiều diện tích, nhiều hộ mà các HTX chưa thể phục vụ được. Nếu phục vụ tối đa các khâu dịch vụ thì phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh thu được hiệu quả rất lớn cho các HTXNN, có sức mạnh để cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

4.2.2. Phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hợp tác xã hợp tác xã

Bảng 4.10 thể hiện chi tiết hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Bảng 4.10. Hiệu quả sử dụng vốn trong các hợp tác xã nông nghiệp Chỉ tiêu Chỉ tiêu Năm 2013 (Tr.đ) Năm 2014 (Tr.đ) Năm 2015 (Tr.đ) So sánh(%) 2014/ 2013 2015/ 2014 Bình quân I. Tổng nguồn vốn 33.170 34.218 35.112 103,2 102,6 102,9 1. Vốn phân bổ DV công 20.961 21.215 21.418 101,2 101 101,1 2. Vốn phân bổ DV cạnh tranh 12.209 13.003 13.694 106,5 105,3 105,9

II. Tổng nguồn vốn bình quân 32.126 33.694 34.665 104,9 102,9 103,9

1.Vốn BQ DV công 20.575 21.088 21.317 102,5 101,1 101,8

2.Vốn BQ DV cạnh tranh 11.551 12.606 13.348 109,1 105,9 107,5

III. Tổng thu 81.335 85.453 89.824 105,1 105,1 105,1

1. Dịch vụ công 27.873 27.632 27.365 99,14 99,03 99,08

2. Dịch vụ cạnh tranh 53.462 57.821 62.459 104,4 108 108,1

IV. Tổng lợi nhuận 4.784 5.226 5.634 109,3 107,8 108,5

1. Dịch vụ công 529 527 440 99,62 83,49 91,2

2. Dịch vụ cạnh tranh 4.255 4.699 5.194 110,5 110,5 110,5

V. Tỉ suất doanh thu/vốn 2,53 2,54 2,59 100,2 102,2 101,2

1. Dịch vụ công 1,35 1,31 1,28 96,72 97,97 97,35

2. Dịch vụ cạnh tranh 4,63 4,59 4,68 99,1 102 100,6

VI. Tỉ suất lợi luận trên vốn 0,14 0,15 0,16 105,9 105,1 105,5

1. Dịch vụ công 0,03 0,02 0,02 98,43 82,7 90,22

2. Dịch vụ cạnh tranh 0,35 0,36 0,38 103,7 105 104,3

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Định

4.2.2.1. Dịch vụ công

Tỷ suất doanh thu/vốn của dịch vụ công trong 3 năm 2013, 2014, 2015 lần lượt giảm từ 1,35 xuống còn 1,28. Đồng vốn bỏ vào khu vực dịch vụ cạnh tranh

tạo ra doanh thu ngày càng giảm. Tương tự tỉ suất lợi nhuận/vốn giảm từ 0,03 năm 2013 xuống còn 0,02 năm 2014 và 0,02 năm 2015. Khu vực dịch vụ công đang ngày càng đi theo chiều hướng không tốt, và hoạt động của đồng vốn không hiệu quả. Nguyên nhân:

Do khu vực dịch vụ công các khoản thu ngày càng giảm do người dân bỏ ruộng, không mặn mà với đồng ruộng mà chuyển vào 2 nhà máy may mới mở trên địa bàn huyện và mốt số nhà máy may gia công trên địa bàn huyện khác.

Hệ thống cơ sở vật chất, kênh mương, máy bơm.... tương đối nhiều và ngày càng xuống cấp mạnh, cần phải tu sữa ngày càng nhiều, không những vậy tuy các khoản thu ngày càng giảm, nhưng mức lương trả cho lao động hoạt động không thể giảm vì khu vực này phục vụ theo diện tích, mà các hộ bỏ ruộng thì bỏ ruộng lẻ tẻ ở nhiều xứ đồng, UBNND xã chưa thể dồn điền đổi thửa kịp thời.

4.2.2.2. Dịch vụ cạnh tranh

Dịch vụ canh tranh đang ngày cho thấy được đống vốn sử dụng có hiệu quả, cụ thể tỷ suất doanh thu/vốn năm 2013 đạt 4,63, năm 2014 đạt 4,59 và đến năm 2015 tăng lên đạt 4,68. Tương tụ như vậy tỉ suất lợi nhuận lợi nhuận/vốn cũng tăng, năm 2013 đạt 0,35; năm 2014 đạt 0,36 và năm 2015 đạt 0,38.

Dịch vụ cạnh tranh đang là khu vực sử dụng vốn tương đối hiệu quả do máy móc, trang thiết bị được đầu tư chưa lâu vì vậy cho năng suất cao, không những vậy diện tích phục vụ ngày một tăng lên tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới cho thành viên hợp tác xã.

4.2.2.3. Đánh giá sử dụng vốn trong phát triển hoạt động SXKD

Tỉ suất doanh thu trên vốn và tỉ suất lợi nhuận trên vốn của hợp tác xã tại khu vực cạnh tranh cao hơn nhiều so với khu vực dịch vụ công. Một đồng vốn bỏ ra cho khu vực dịch vụ công thu trung bình được 0,02 đồng lợi nhuận, mà 1 đồng vốn tại khu vực cạnh tranh thu trung bình đạt 0,36 đồng lợi nhuận, như vậy gấp 18 lần. Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, không thể dựa vào tiêu chí lợi nhuận để đánh giá nên đầu tư khu vực nào, không nên đầu tư khu vực nào, như đã biết hợp tác xã nông nghiệp phục vụ không chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận trên hết mà còn lợi ích cộng đồng, xã hội.

Nhưng qua trên cũng thấy được cần phải cũng cố lại các dịch vụ công, phân bổ lại vốn vì doanh thu sẽ ngày càng giảm đi theo xu thế chung của xã hội,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các hợp tác xã nông nghiệp tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 67 - 70)