Đánh giá phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp cận từ thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các hợp tác xã nông nghiệp tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 73)

Phần 4 : Kết quả nghiên cứu

4.3. Đánh giá phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp cận từ thành

TIẾP CẬN TỪ THÀNH VIÊN HỢP TÁC XÃ VÀ CÁC HỘ NÔNG DÂN 4.3.1. Khái quát về đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh

Theo kết quả điều tra 200 hộ thành viên hợp tác xã và bà con nông dân, ta thu được kết quả tình hình sử dụng dịch vụ của các hộ xã viên được thể hiện trong bảng 4.13 như sau:

Bảng 4.13: Kết quả điều tra sƣ̉ du ̣ng di ̣ch vu ̣ của các ngƣời dân làm nông nghiệp STT Các loại hình dịch vụ Số hộ (Hộ) Tỷ lệ (%) Sử dụng của HTX (Hộ) Tỷ lệ (%) Sử dụng ngoài HTX (hộ) Tỷ lệ (%) I DV CÔNG

1 DV thủy lợi nội đồng 200 100,00 200 100,00

2 DV khuyến nông 200 100,00 200 100,00

3 DV Bảo vệ thực vật 200 100,00 200 100,00

4 DV bảo vệ bảo nông 200 100,00 200 100,00

5 DV Giao thông nội đồng 200 100,00 200 100,00

II DV CẠNH TRANH

1 DV cung ứng vật tư NN 200 100,00 157 78,50 43 21,50

2 DVSX tiêu thụ nông sản 160 80,00 112 70,00 48 30,00

3 DV làm đất 187 93,50 78 41,71 109 58,29

4 DV thu hoạch 177 88,50 63 35,59 114 64,41

5 DV mạ khay, máy cấy 76 38,00 35 46,05 41 53,95

Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông nghiệp trên địa bàn huyện n = 200

Xét về mức độ tham gia, qua phỏng vấn, tất cả các hộ dân cho biết họ đã và đang được với các dịch vụ của HTX nhưng chủ yếu là dịch vụ công cụ thể

như: dịch vụ tưới tiêu nội đồng, bảo vệ bảo nông, bảo vệ thực vật, dự tính, dự báo phòng trừ sâu bệnh và dịch bệnh tỷ lệ tham gia 100% với mức độ sử dụng dịch vụ cũng đạt 100%.

Với dịch vụ cạnh tranh có hộ dân sử dụng dịch vụ của HTX có những hộ nông dân sử dụng dịch vụ bên ngoài, cụ thể:

Đối với dịch vụ cung ứng giống, vật tư nông nghiệp có 200 hộ đang sử dụng nhưng chỉ có 157/200 hộ tham gia sử dụng dịch vụ do các HTXNN trên địa bàn huyện cung cấp với tỉ lệ đạt 78,50%.

Dịch vụ sản xuất và tiêu thụ nông sản có 160/200 số hộ khảo sát sử dụng dịch vụ này chiếm tỉ lệ 80%, tuy nhiên chỉ có 112 hộ tham gia liên kết hoạt động dịch vụ do các HTXNN cung cấp chiếm tỉ lệ tương ứng đạt 78,5%.

Dịch vụ làm đất có 187/200 hộ khảo sát tham gia, chiếm 93,5%, tuy nhiên chỉ có 63 hộ tham gia sử dụng dịch vụ do HTXNN cung cấp, tương ứng tỉ lệ 41,71%.

Dịch vụ thu hoạch chỉ có 177/200 hộ khảo sát tham gia, chiếm 88,5%, tuy nhiên chỉ có 78 hộ tham gia sử dụng dịch vụ do HTXNN cung cấp, tương ứng tỉ lệ 35,9%.

Đối với dịch vụ mạ khay máy cấy có 76/200 hộ tham gia tương ứng tỉ lệ 35%, nhưng chỉ có 35 hộ khảo sát là sử dụng dịch vụ của HTXNN cung cấp sử dụng dịch vụ của HTXNN đạt 46,05%,

Các hộ nông dân đang sử dụng dịch vụ cơ giới hóa đồng bộ ngày càng nhiều do chi phí rẻ hơn và nhanh hơn, tuy nhiên là đơn vị tập thể nhưng tham gia thị trường này tương đối chậm hơn tư nhân. Sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các y các HTX phải nỗ lực phấn đấu vươn lên nếu như không muốn chịu tụt hậu ngày càng nhiều trong cơ chế thị trường.

4.3.2. Phát triển sản xuất kinh doanh phải gắn liền với dịch vụ công phục vụ ngƣời dân.

Biểu 4.15 cho thấy được sự cần thiết của dịch vụ công do các HTXNN trên địa bàn huyện cung cấp. Các dịch vụ đều được đa số các hộ dân đánh giá rất cần thiết trên 60% đánh giá là rất cần thiết tất cả các dịch vụ, dịch vụ được đánh giá cao nhất là thủy lợi với 196 hộ tương đương 98%, tiếp đó là dịch vụ bảo vệ, bảo nông với 146 hộ đạt 83,5%. Có thể thấy sự cần thiết của dịch vụ công đối với hoạt động của người nông dân, vì vậy tuy dịch vụ công đem lại lợi nhuận rất ít,

nhưng nó đem lại lợi ích cho cộng đồng rất nhiều, không thể bỏ dịch vụ công, hay giảm các loại dịch vụ để chú trọng vào hoạt động dịch vụ cạnh tranh.

Bảng 4.14: Đánh giá của ngƣời dân về sự cần thiết của dịch vụ công trong hợp tác xã nông nghiệp STT Các loại hình dịch vụ Rất cần thiết (hộ) Tỷ lệ (%) Cần thiết (hộ) Tỷ lệ (%) Chƣa cần thiết (hộ) Tỷ lệ (%) Chƣa ý kiến (hộ) Tỷ lệ (%) 1 DV thủy lợi 196 98,00 4 2,00 2 DV khuyến nông 146 73,00 45 22,50 3 1,50 6 3,00 3 DV Bảo vệ thực vật 163 81,50 26 13,00 5 2,50 6 3,00

4 DV bảo vệ bảo nông 167 83,50 23 11,50 2 1,00 8 4,00

5 DV Giao thông nội

đồng 168 84,00 27 13,50 2 1,00 3 1,50

Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông nghiệp trên địa bàn huyện n = 200

* Dịch vụ tưới tiêu, thủy nông:

HTX là nơi cung ứng và chịu trách nhiệm toàn bộ khâu tưới tiêu cho bà con trong xã. Hàng vụ, ban chỉ đạo các HTX luôn chỉ đạo lịch tưới tiêu tương đối kịp thời, về cơ bản là đủ nước đảm bảo cho cây trồng vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt. Một số người cho biết, trong những năm qua, 1 số ít các ông bà nằm trong tổ dịch vụ của thôn tinh thần trách nhiệm chưa cao cho nên việc đưa dẫn nước làm đất còn chậm. Việc quản lý và điều hành công việc của tổ trong việc bơm xả nước tưới tiêu còn nhiều vướng mắc, không giải quyết kịp thời cho người dân. Ví dụ như: các hộ ở đầu máy bơm nước, do đắp bờ giữ nước nên ảnh hưởng đến các ruộng cao ở phía sau, không có đủ nước để tiến hành sản xuất, hoặc vào những mùa mưa lớn gây ngập úng, thì công tác xả nước chống úng cho ruộng cũng chưa được tiến hành kịp thời gây ảnh hưởng đến năng suất của hộ.

* DV khuyến nông:

Người dân cho biết hàng năm, vào trước mùa vụ họ đều được tham gia bàn bạc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của HTX. HTX phổ biến cho đại diện các thôn là thôn trưởng và thôn phó, sau đó mỗi thôn sẽ tập hợp

các xã viên của mình tại Nhà văn hóa của thôn để bàn bạc. Ngoài ra, HTX đã phối hợp với các đoàn thể như Hội Nông dân, Phụ nữ,… tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật cho các xã viên. Nội dung tập huấn thường về kỹ thuật gieo sạ bằng máy kéo tay, tập huấn về cách chăm sóc bón phân đối với giống cây trồng mới, kỹ thuật phun thuốc đảm bảo an toàn và đúng thời vụ,…

Bảng 4.15: Mức độ tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật do HTX tổ chức

Chỉ tiêu Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không tham

gia Không ý kiến

SL chủ hộ 105 55 35 5

Tỷ lệ (%) 52,5 27,5 17,5 2,5

Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông nghiệp trên địa bàn huyện n = 200

Kết quả điều tra cho biết có 105/200 hộ thường xuyên tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật chiếm 52,5%, có 55/200 hộ với 12% là thỉnh thoảng mới tham gia, 17,5 % hộ không tham gia buổi nào và 2,5% là không có ý kiến. Lý do chính họ đưa ra là bận công việc, hoặc ốm đau không tham gia được, hoặc có những buổi tập huấn không huy động được hết xã viên, họ cho biết có thể hỏi trực tiếp những người đi tập huấn về. Bà con nông dân cho biết cho biết hàng năm HTX thường tổ chức từ 15 đến 20 buổi tập huấn về các kỹ thuật, địa điểm tập huấn kỹ thuật thường là Hội trường Ủy ban nhân dân xã. Các buổi tập huấn thường được trang bị đầy đủ về trang thiết bị như máy chiếu, giảng viên, tài liệu, và một khoản trợ cấp nhỏ cho các học viên, các buổi tập thường diễn ra trong vòng 1 hoặc đến 2 ngày, và mỗi xã viên thường được trợ cấp một khoản chi phí nhỏ là từ 15.000đ đến 20.000đ/1 lần. Hàng năm, HTX liên hệ chặt chẽ với Liên minh HTX Thành phố Thanh Hóa, Trung tâm khuyến nông Yên Định, UBND huyện và xã,… để thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật cho người dân.

* DV Bảo vệ thực vật

Với dịch vụ bảo vệ thực vật của HTX xã viên cho biết công tác dự tính dự báo phòng trừ sâu bệnh, lịch thời vụ cũng tương đối kịp thời. Nhờ có sự chỉ đạo nhiệt tình cùng sự chỉ huy lịch thời vụ đúng kế hoạch đã giúp người dân chủ động trong quá trình sản xuất và phòng trừ sâu bệnh, đảm bảo cho cây trồng vật nuôi sinh trưởng phát triển kịp thời vụ.

Bảng 4.16: Đánh giá tính kịp thời của dịch vụ bảo vệ thực vật của xã viên HTX

Diễn giải SL (hộ) Tỷ lệ(%)

Dự báo kịp thời giúp phòng ngừa sâu bệnh hiệu quả 168 84

Có dự báo nhưng còn chậm trễ 20 10

Không có các dự báo về sự phát triển của dịch hại 6 3

Không có ý kiến 6 3

Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông nghiệp trên địa bàn huyện n = 200

Nhìn vào bảng kết quả trên, chúng ta có thể thấy có 168/200 hộ dân nhận xét công tác dự báo của HTX đã kịp thời chiếm trên 84%; 20/200 hộ cho rằng có dự báo nhưng còn chậm trễ, một ý kiến cho rằng không có dự báo và một người không cho ý kiến. Nguyên nhân chính dẫn đến có những ý kiến trái chiều là do có 1 số xã viên có những diện tích đất không sản xuất theo mô hình của HTX, vì thế thông tin lịch thời vụ đến với họ chậm trễ, ngoài ra còn do 1 số cán bộ trong từng thôn, đội triển khai một cách chưa đồng bộ, người dân không nắm bắt thông tin kịp thời.

* Bảo vệ đồng ruộng, giao thông nội đồng:

Người dân cho biết, trong 3 năm qua HTX đã đầu tư xây dựng được mới 11km giao thông nội đồng, giúp công tác vận chuyển phân bón, máy cày, máy bừa và xe vận tải cỡ nhỏ có thể đi qua. Đồng thời HTX vẫn duy trì chỉ đạo đánh chuột bằng thuốc vi sinh. Mỗi thôn sẽ cử ra từ 2 đến 3 người thực hiện công việc này cho toàn thôn của mình. Với sự chỉ đạo của Ban quản trị HTX kết hợp với Ban công an xã trong việc bảo vệ hoa màu cho người dân đã giúp họ nâng cao năng suất, đồng thời tình trạng mất trộm, các đàn vịt, trâu bò phá hoại hoa màu đã giảm đi rất nhiều.

DV giao thông nội đồng: có một số tuyến đường chưa được bê tông hóa thì bị xén đất, làm hẹp đường, khó sử dụng cơ giới hóa nông nghiệp. Những ý kiến chưa hài lòng đó cũng chính là động lực để HTX bổ sung những thiếu sót và phát huy hơn nữa vai trò của mình đối với các hộ dân.

Mặc dù cần thiết như vậy nhưng còn nhiều người dân không cảm thấy hài lòng với dịch vụ công mà hợp tác xã đang hoạt động, biểu 4.6 cho thấy rõ hơn về mực độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ công:

Bảng 4.17. Đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời dân về dịch vụ công của các HTXNN STT Các loại hình DV Rất hài lòng (hộ) Tỷ lệ (%) Hài lòng (hộ) Tỷ lệ (%) Chƣa hài lòng (hộ) Tỷ lệ (%) Chƣa ý kiến (hộ) Tỷ lệ (%) I DỊCH VỤ CÔNG 1 DV thủy lợi 108 54,00 46 23,00 44 22,00 2 1,00 2 DV khuyến nông 124 62,00 45 22,50 24 12,00 7 3,50 3 DV Bảo vệ thực vật 112 56,00 56 28,00 26 13,00 6 3,00

4 DV bảo vệ bảo nông 114 57,00 43 21,50 39 19,50 4 2,00

5 DV GTNĐ 144 72,00 27 13,50 24 12,00 5 2,50

Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông nghiệp trên địa bàn huyện n = 200

Như vậy chúng ta có thể thấy hơn nửa số hộ dân được phỏng vấn có ý kiến rất hài lòng với hoạt động và vai trò mà HTX mang lại. Tuy nhiên vẫn có những ý kiến không hài lòng hoặc chưa thực sự hài lòng với HTX ví dụ như: Thủy lợi nội đồng có đến 44 hộ cảm thấy chưa hài lòng tương ứng tỉ lệ 22%, dịch vụ khuyến nông có 24 hộ chưa hài lòng tương ứng tỉ lệ 12%, dịch vụ bảo vệ thực vật có 26 hộ không hài lòng tương ứng tỉ lệ 13%, dịch vụ bảo vệ bảo nông có 39 hộ không hài lòng tương ứng tỉ lệ 19,5%, dịch vụ giao thông nội đồng có 24 hộ không hài lòng tương ứng tỉ lệ 12%.

Những nguyên nhân khiến cho người dân không hài lòng chính là hướng khắc phục cho các HTXNN để nâng cao chất lượng dịch vụ công cho bà con nông dân trong thời gian tới.

4.3.3. Phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh nâng cao dịch vụ cạnh tranh

Hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu, đất đai, nguồn nước, dịch bệnh,… Dựa vào những đặc điểm này cùng với nhu cầu của xã viên, HTXNN đã và đang phát huy rất tốt vai trò “ bà đỡ ” của mình trong việc thực hiện các khâu sản xuất nông nghiệp phục vụ bà con xã viên như: cung ứng vật tư nông nghiệp, sản xuất và tiêu thụ nông sản, làm đất, thu hoạch, mạ khay máy cấy.

* Dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp

Ngoài việc cung ứng đảm bảo chất lượng, giá cả của vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện thì các HTXNN còn áp dụng một số chương trình ưu đãi cho các hộ dân khi tham gia mô hình sản xuất mới

Theo kết quả phỏng vấn , các hộ cho biết kể từ năm 2011 HTX đã vận động người dân ứng dụng mô hình trồng ớt xuất khẩu để sản xuất hàng hóa nông sản. Theo đó, những hộ nào ứng dụng mô hình này sẽ được hỗ trợ 50% giống và 100% thuốc trừ cỏ, 30% phân bón trong 2 năm 2013 và 2014 đồng thời tham gia các lợp tập huấn trồng ớt cay xuất khẩu. Đến năm 2015 giống được hỗ trợ 20% và không còn hỗ trợ phân bón nữa. Trong năm đầu tiên ứng dụng mô hình, các HTXNN Yên Định chịu trách nhiệm làm toàn bộ từ khâu ngâm ủ giống, gieo xạ, phun thuốc trừ cỏ, đến khi ớt cho ra 2 đến 2,5 lá thì mới giao cho bà con xã viên. Bà con nông dân cho biết với mô hình này, những hộ tham gia trong năm 2013 và 2014 là những hộ được hưởng lợi nhiều nhất với doanh thu trung bình 1 sào đạt 20 tr.đ lợi nhuận đạt trên 15 tr.đồng. Vì thế, trong những năm đầu chuyển đổi, bà con nông dân cho biết họ tin tưởng rất nhiều vào mô hình kiểu mới này.

Với việc sử dụng các vật tư nông nghiệp do HTX cung ứng, bà con nông dân cho biết họ yên tâm sản xuất mà không cần phải lo đến chất lượng và giá cả. Giá cả luôn thấp hơn của tư nhân và sản phẩm thì luôn rõ nguồn cung ứng và nhà sản xuất.

* Dịch vụ sản xuất và tiêu thụ nông sản

Một số HTXNN không những chỉ tập trung sản xuất lúa giống mà còn sản xuất nhiều loại cây trồng có giá trị cao như: Măng tây xanh, Cải làng Lê... và đặc biệt là cây ớt cay xuất khẩu.

Năm 2014 với diện tích ớt xuất khẩu toàn huyện là 467 ha và sản lượng 20 tấn/ha thì các HTX dịch vụ đã ký được hợp đồng đầu ra với các công ty để đem lại lợi nhuận rất lớn cho người trồng ớt. So sánh với các huyện khác trong tỉnh cũng làm theo Yên Định như trong công tác bao tiêu đầu ra còn kém nên giá trị thu được rất thấp có khi còn thua lỗ như huyện Hoằng Hóa sản xuất ra nhưng giá trị thu mua chỉ 3.500 đ/kg trong khi tại huyện Yên Định giá trị ổn định ở mức giá giao động từ 17.000 – 22.000 đ/kg do đó lợi nhuận thu được từ 1 ha ớt lên tới 400 triệu. Làm được điều này là do công tác tìm kiếm thị trường và liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và HTX sản xuất, giá cả ổn định nên người dân rất yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các hợp tác xã nông nghiệp tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 73)