Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các hợp tác xã nông nghiệp tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 42)

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Là một huyện có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên Yên Định có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội của huyện đã tiến triển rõ nét, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá, cơ cấu kinh tế đã có những bước chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện.

Giai đoạn 2012 – 2015, GDP tăng bình quân đạt 15,67%/năm, năm sau luôn cao hơn năm trước; tốc độ tăng trưởng năm 2014 đạt 18,31%, bình quân thu nhập đầu người năm 2015 đạt 29,71 triệu đồng; tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 1.247,9 tỷ đồng. Trong lộ trình xây dưng nông thôn mới, Yên Định là một trong những huyện đi đầu của tỉnh về thực hiện các tiêu chí. Năm 2014, huyện đã huy động tổng nguồn vốn trên 160 tỷ đồng cho chương trình xây dựng nông thôn mới, bình quân mỗi xã tăng từ 2 đến 3 tiêu chí/năm, trong đó đến 2014 có 7 xã đạt 19/19 tiêu chí, định hướng đến năm 2016, cơ bản trở thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Các hoạt động y tế, văn hóa, giáo dục luôn được quan tâm phát triển sâu rộng. Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo, xóa đói giảm nghèo được thực hiện kịp thời, hiệu quả. Đời sống đại bộ phận gia đình nông dân được cải thiện. Các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng đều có mức sống từ trung bình trở lên so với cộng đồng dân cư.

Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, mặc dù gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng của nền kinh tế thế giới và trong nước nhưng huyện Yên Định đã có nhiều biện pháp, giải pháp do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 18,31 %, đời sống của nhân dân tiếp tục được ổn định và nâng cao, các hoạt động văn hóa – xã hội tiếp tục được đẩy mạnh, chất lượng, hiệu quả.

3.1.2.2 Về cơ sở vật chất kỹ thuật

* Cơ sở hạ tầng

Sau nhiều năm phấn đấu, nhất là trong thời kỳ đổi mới thực hiện CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn thì hạ tầng cơ sở trên toàn địa bàn huyện Yên Định ngày được tăng cường, phát huy tác dụng góp phần làm thay đổi đáng kể đời sống của nhân dân và bộ mặt nông thôn.

+ Quốc lộ 45 thuộc trung ương quản lý dài 15 km. + Tỉnh lộ thuộc tỉnh quản lý dài 100 km.

+ Tuyến đường do huyện quản lý dài 60 km.

+ Tuyến đường giao thông nông thôn (xã, thôn) dài 996 km.

Đến nay 100% xã có đường ô tô, hệ thống giao thông của huyện đạt chỉ số

đường rất cao 54 km/km2, chất lượng đường tương đối tốt, cơ bản đáp ứng được

yêu cầu, toàn huyện có 115 km đường được rải nhựa trong đó quốc lộ 45 có 15km, đường tỉnh lộ và liên huyện đã rải nhựa 100 km, còn lại là đường bê tông. - Thuỷ lợi: Trạm bơm Nam sông Mã là công trình Thuỷ nông đầu mối lớn nhất trong huyện với công suất thiết kế 35.000m3/h năng lực tưới theo thiết kế là

19.400 ha. Với 124 trạm bơm , 170 máy có tổng công suất 19.000m3/h cùng với

hệ thống 167,5 km mương tưới cấp 1; 500 km mương cấp 2, gần 980 km mương tưới nội đồng có khả năng tưới chủ động cho 8.600 ha canh tác và bán chủ động 900 ha.

Về cơ bản, huyện đã hoàn thiện hệ thống tiêu úng gồm hệ thống tiêu úng

Cầu Khải gồm 10 tổ máy với tổng công suất là 80.000m3/h, trạm bơm tiêu Tường

Vân xã Định Thành, trạm bơm Yên Thôn xã Định Tiến năng lực thiết kế tiêu kết hợp với công suất các trạm bơm tưới để tiêu, hàng năm đảm bảo tiêu úng cho toàn huyện.

- Mạng lưới điện: 100% số xã trong huyện có điện lưới, hiện có các cấp điện áp 110 KV, 35 KV, 22 KV và 10 KV, có các tuyến đường dây 110 KV Thiệu Vân (Thiệu Hoá) - Yên Trường (Yên Định) cấp điện cho trạm Kiểu 110 KV, trạm này cung cấp điện cho toàn huyện, đây là nguồn quan trọng cho huyện phục vụ sản xuất.

- Văn hoá – xã hội:

+ Y tế: Bệnh viện đa khoa huyện mới được xây dựng, đầu tư trang thiết bị hiện đại với tiêu chuẩn là bệnh viện khu vực, cùng sự có mặt của một bệnh viện tư nhân , 29 xã đều có trạm xá, 12 cơ sở tư nhân khám chữa bệnh, đưa tổng số giường bệnh lên 295, với 290 cán bộ y tế (trong đó có 184 y, bác sỹ và 76 người thuộc ngành dược) cơ bản đã đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trong huyện.

+ Giáo dục: trong những năm qua, huyện và nhân dân không ngừng đầu tư xây dựng mới nhiều trường học khang trang, sạch đẹp, trong tổng số 94 trường

học có 29 trường tiểu học, 29 trường mầm non, 30 trường trung học cơ sở, 5 trường trung học phổ thông, 1 trường trung học bổ túc và 1 trung tâm dạy nghề.

3.1.2.3. Tình hình dân cư, dân số, lao động

Với tổng dân số 41.682 hộ, 167.068 nhân khẩu (số liệu thống kê năm 2015). Nhìn chung Yên Định có lực lượng lao động khá dồi dào, tổng số lao động toàn huyện là 94.005 người, trong đó 60.194 người lao động nông nghiệp (chiếm 36,0%).

- Vấn đề giải quyết việc làm: Chương trình Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã triển khai đào tạo nghề cho nông dân nông thôn và chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, kinh doanh buôn bán nhỏ và làm thợ thủ công đã nâng cao được số người có công ăn việc làm ỗn định trên địa bàn huyện, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội.

3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

* Thu thập số liệu thứ cấp:

Số liệu thứ cấp bao gồm các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội chung của toàn huyện, số liệu về diện tích, lao động huyện, được thu thập từ các đơn vị, phòng chức năng của huyện. Bên cạnh đó là những tài liệu đã công bố chính thức khác được thu thập sách báo, các tài liệu và chuyên đề có liên quan.

Đối với lý luận chung về HTX thu thập thông qua sách báo, Luật, Nghị quyết, Chính sách của Đảng và Nhà nước.

Ngoài ra, đề tài còn tham khảo một số kết quả nghiên cứu đã công bố của một số nhà khoa học, nhà nghiên cứu,…

* Số liệu sơ cấp:

Số liệu sơ cấp được thu thập qua trực tiếp phỏng vấn các hộ điều tra. Hộ điều tra là các HTNN trình độ kinh doanh khác nhau trên địa bàn huyện, tổng số HTXNN điều tra là 30 HTX nông nghiệp, và các hộ nông dân là khách hàng được các HTXNN phục vụ khoảng 200 hộ, trong đó 60% điều tra ở những HTXNN tiêu biểu và 40% điều tra ở những HTXNN còn lại.

- Tiêu chuẩn chọn mẫu theo nguyên tắc:

+ Tất cả các HTXNN trên địa bàn huyên, các hộ được chọn là các hộ được phục vụ các dịch vụ khác nhau của các HTX trên địa bàn huyện..).

+ Hộ điều tra được chọn theo cách phân loại hộ có trình độ khác nhau và có mức tiêu thụ dịch vụ khác.

- Phương pháp thu thập số liệu: Kết hợp phương pháp điều tra truyền thống với phương pháp PRA: Điều tra theo câu hỏi, biểu mẫu chuẩn bị trước và áp dụng phương pháp phỏng vấn linh hoạt.

Các số liệu thông tin cần thu thập: + Thông tin về đặc điểm chung của hộ.

+ Thông tin về các dịch vụ mà hộ được HTXNN phục vụ của hộ. + Thông tin về giá thành mà các hộ phải trả cho các khâu dịch vụ.

+ Thông tin về tình hình liên kết ký hợp đồng nông sản của hộ với HTX. + Nhóm câu hỏi về những khó khăn, thuận lợi trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh

+ Nhóm câu hỏi về những mức độ hài lòng của các hộ, đề xuất với Đảng và nhà nước

+ Và một số thông tin của HTXNN trên địa bàn huyện về doanh thu, chi phí của từng khâu dịch vụ và sử dụng lao động qua các năm.

3.2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Tài liệu được xử lý chủ yếu bằng phương pháp phân tích thống kê, công cụ xử lý là phần mềm excel trên máy vi tính.

3.2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu

- Phương pháp phân tích: Chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, gồm: + Phương pháp thống kê mô tả: Dùng các chỉ tiêu tổng hợp (bao gồm số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân) để phản ánh thực trạng tình hình.

+ Phương pháp thống kê so sánh: So sánh tình hình phát triển sản xuất kinh doanh qua các năm.

Ngoài ra còn áp dụng phương pháp, phân tích ma trận SWOT:

SWOT là ma trận kết hợp giữa phân tích, dự báo bên trong và bên ngoài. Sử dụng phương pháp SWOT để tìm ra các cơ hội có thể tận dụng và thách thức có thể phải đối mặt từ bên ngoài cùng với điểm mạnh và điểm yếu từ môi trường bên trong, giúp ta nhận diện vấn đề một cách đầy đủ. Phương pháp này cho phép chúng ta lựa chọn các phương án chiến lược bằng cách kết hợp S-O; S-T; W-O; W-T.

Với ma trận phân tích SWOT, nội dung tại 4 ô kết hợp (SO, WO, ST, và WT) sẽ cho phép đề xuất các giải pháp.

Bên trong Bên ngoài Điểm mạnh (S) S1……… S2……… Điểm yếu (W) W1…………. W2…………. Cơ hội (O)

O1………….. O2…………..

Phối hợp (SO) Phối hợp (WO)

Nguy cơ (T) T1………….. T2…………..

Phối hợp (ST) Phối hợp (WT)

Sơ đồ 3.1. Ma trận phân tích SWOT 3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ

- Tổng số thành viên hợp tác xã, tổng số cán bộ chủ chốt, tổng số lao động của HTX;

- Tổng số cơ sở vật chất được trang bị; - Tổng nguồn vốn.

- Doanh thu, lợi nhuận;

- Tổng sản lượng, tổng giá trị sản xuất.

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp

Kết qủa đầu ra ( Tổng doanh thu)

Hiệu quả SXKD tổng hợp =

Chi phí đầu vào (Tổng chi phí)

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu.

Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất LN theo DT =

- Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động.

Lợi nhuận sau thuế Mức sinh lời bình quân của LĐ =

Tổng số lao động trong kỳ

- Chỉ tiêu tỷ suất doanh thu trên vốn kinh doanh

Doanh thu thuần Tỷ suất DT/ vốn KD =

Tổng số vốn kinh doanh trong kỳ

- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lƣu động

Tổng doanh thu Hiệu suất sử dụng lao động =

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIIÊN CỨU

4.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH HUYỆN YÊN ĐỊNH TỈNH THANH HÓA ĐỊNH TỈNH THANH HÓA

4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của hợp tác xã nông nghiệp tại huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa Yên Định tỉnh Thanh Hóa

- Giai đoạn 1961-1986

Toàn huyện có 28 hợp tác xã quy mô toàn xã, 05 hợp tác xã quy mô thôn. Các HTX tổ chức và hoạt động theo kiểu tập trung bao cấp với tất cả các lĩnh vực sản xuất tại địa phương từ các dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi, vận tải...

Điển hình trong các HTX giai đoạn này có HTXNN Định Công đã sản xuất ra khối lượng bằng 22% tổng sản lượng toàn huyện. Từ mô hình HTX Định Công được ban thường vụ tỉnh ủy Thanh Hóa ra nghị quyết số 05-TQ/TU phát động phong trào Định Công hóa các HTX trong tỉnh và vinh dự được đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn về thăm và động viên xã viên vào tháng 1/1978.

Hình 4.1. Đồng chí Lê Duẩn về thăm HTX Định Công

- Giai đoạn năm 1986 đến 1996

Bước sang thời kỳ đổi mới thực hiện Chỉ thị 100 ngày 5/4/1988 của Bộ chính trị ra nghị quyết số 10-NQ/BCT về đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp. Chuyển đổi lên 42 HTX, kinh tế hộ gia đình được xác định tự chủ trong sản xuất nhất là trong sử dụng, khai thác đất đai, mặt nước ao hồ. Các ban quản lý HTX từng bước chuyển sang kinh doanh (phân bón, tưới tiêu, bảo vệ thực vật, hướng dẫn thời vụ gieo trồng, dịch vụ giống, bảo về sản xuất).

- Giai đoạn 1996 đến 2012

Năm 1996 điều chỉnh địa giới hành chính chia huyện Thiệu Yên thành 2 huyện Thiệu Hóa và Yên Định. Huyện Yên Định được tái lập vào ngày 1/1/1997 với 27 xã 2 thị trấn. Các HTX cũng được cơ cấu lại, tổ chức lại các HTX trên địa bàn xuống còn 30 HTX hoạt động trong các dịch vụ nông nghiệp như kinh doanh thủy lợi, bảo nông, bảo vệ thực vật, kinh doanh vật tư…).

Điển hình HTXNN Định Tường đã tìm và phát huy nội lực phát triển sản xuất hạt lai F1 và được Bộ trưởng nông nghiệp Cao Đức Phát về thăm và động viên.

Hình 4.2: Bộ trƣởng Cao Đức Phát về thăm cánh đồng lúa lai F1 tại HTXNN Định Tƣờng

- Giai đoạn 2012 đến nay

Toàn huyện có 27 xã có HTXNN, thị trấn Quán Lào và thị trấn Thống Nhất không thành lập HTX vì với thị trấn Quán Lào có diện tích đất nông nghiệp rất thấp (43ha) và thị trấn Thống Nhất với diện tích đất nông nghiệp rất lớn trên 1.000 ha nhưng đất nông nghiệp này thuộc đất nông trường nên cũng không thành lập HTX NN mà diện đất sản xuất theo yêu cầu của nông trường.

Thông thường mỗi xã có 01 HTXNN nhưng xã Quý Lộc có 02 HTXNN và xã Định Thành có 3 HTXNN, nguyên nhân vì xã Quý Lộc có diện tích đất thuộc 2 bờ ven sông Mã, còn xã Định Thành do diện tích lớn và có các trạm bơm tiêu úng dọc sông Cầu Chày cũng như yêu cầu nguyện vọng của các xã viên các thôn vẫn giữ nguyên 3 HTXNN như ban đầu thành lập (2004).

Bảng 4.1: Thông tin chung về các HTXNN trên địa bàn huyện Yên Định Năm 2015 TT Tên HTX HTX chuyển đổi theo Luật 2003 HTX thành lập mới Quy mô HTX Thành viên HTX (Xã viên) Tổng số hộ nông dân trên địa bàn HTX Tổng số thành viên HTX Trong đó Thôn TV là ngƣời quản lý TV là đại diện hộ gia đình TV là đại diện pháp nhân 1 HTX NN Yên Phú x x 257 5 251 1 1050 2 HTX NN Yên Lâm x x 332 5 326 1 1700 3 HTX NN Yên Tâm x x 83 5 77 1 1040 4 HTX NN Yên Giang x x 114 5 108 1 778 5 HTX NN Yên Phong x x 92 5 86 1 1615 6 HTX NN Yên Thái x x 513 5 507 1 1308 7 HTX NN Yên Bái x x 235 5 229 1 1030 8 HTX NN Yên Trường x x 180 5 174 1 1000 9 HTX NN Yên Ninh x 161 5 155 1 1130 10 HTX NN Yên Hùng x x 218 5 212 1 1430 11 HTX NN Yên Lạc x x 275 5 269 1 1235 12 HTX NN Yên Thịnh x x 223 5 217 1 1250 13 HTX NN Yên Thọ x x 335 5 329 1 1800

14 HTX NN Yên Trung x x 322 5 316 1 1587 15 HTX NN Quý Lộc 1 x x 224 5 218 1 2364 16 HTX NN Quý Lộc 2 x x 57 5 51 1 1200 17 HTX NN Định Long x 141 5 135 1 1151 18 HTX NN Định Liên x 648 5 642 1 1710 19 HTX NN Định Tăng x x 387 5 381 1 1814 20 HTX NN Định Tường x x 306 5 300 1 1780 21 HTX NN Định Hòa x x 126 5 120 1 1849 22 HTX NN Định Bình x x 131 5 125 1 1685 23 HTX NN Định Tân x x 215 5 209 1 1615 24 HTX NN Định Tiến x x 203 5 197 1 1702 25 HTX NN Định Hưng x x 182 5 176 1 1707 26 HTX NN Định Hải x x 98 5 92 1 1100 27 HTX NN Định Công x x 204 5 198 1 1016 28 HTX NN Hải Quật x x 102 3 98 1 452 29 HTX NN Bái Ân x x 113 3 109 1 639 30 HTX NN Tường Vân x x 98 3 94 1 355 Tổng cộng 6575 144 6401 30 40092

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các hợp tác xã nông nghiệp tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 42)