Một số giải pháp chủ nhằm phát triển sản xuất kinh doanh hợp tác xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các hợp tác xã nông nghiệp tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 101)

DOANH HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN ĐỊNH

4.6.1. Định hƣớng phát triển Hợp tác xã nông nghiệp huyện Yên Định năm 2020-2025

Với đặc điểm là một huyện thuần nông, dân số hầu hết đang sinh sống trong khu vực nông nghiệp, nông thôn (chiếm trên 60% dân số toàn huyện), sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong GDP của huyện. Vì vậy, nông nghiệp, nông thôn và kinh tế hộ nông dân hiện nay và trong nhiều năm nữa vẫn giữ vị trí hết sức trọng yếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn ở huyện Yên Định trong những năm qua đã cho thấy vai trò không nhỏ của các HTXNN. Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa vai trò, tác dụng của HTXNN như theo Nghị quyết Đại hội IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ rõ: “Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó HTX là nòng cốt”, “kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”. Thực hiện theo nghị quyết Đảng bộ huyện Yên Định trong thời gian tới sẽ tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp huyện Yên Định.

Trước hết, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để cán bộ, nhân dân hiểu rõ bản chất của HTX dịch vụ nông nghiệp. Bên cạnh đó cần phải hiểu rõ vị trí, vai trò của HTX, cách thức tổ chức HTX kiểu mới, các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển HTX. Cùng với đó, cần tập trung củng cố đội ngũ cán bộ cũng như xã viên HTX.

Vốn là vấn đề cấp bách mà HTX cần phải giải quyết ngay, bởi thiếu vốn thì không thể tiến hành sản xuất kinh doanh tốt được. Các cơ quan ban ngành nên tạo mọi điều kiện giúp đỡ các HTXNN trong việc huy động nguồn vốn từ các tổ chức

Trong những năm tới HTX cần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân, xây dựng các phương án tổ chức mua bán theo nguyên

tắc mua rẻ của thị trường, giảm chi phí giao dịch, giảm lãi trên đơn vị sản phẩm do HTX kinh doanh để bán rẻ cho xã viên. Sử dụng lợi thế xã viên là người tiêu thụ ổn định để đàm phán với các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên thị trường, giành lợi ích cho xã viên. Có thể đấu thầu để chọn nhà cung cấp tốt nhất. Mặt khác, HTX tổ chức các đại lý bán lẻ tư liệu sản xuất, hàng hoá tiêu dùng, đến các cụm dân cư theo hướng văn minh thương mại. Đồng thời, không ngừng nâng cao chất lượng của các loại hình dịch vụ.

Không ngừng tăng cường mối liên kết hợp tác giữa HTX với các thành phần kinh tế hợp tác trước hết là kinh tế Nhà nước. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế Nhà nước vẫn có vai trò quan trọng và có tính quyết định đến sự phát triển của toàn ngành nông nghiệp cũng như của HTX. Sự tác động đó chủ yếu thông qua các hệ thống văn bản chính sách như: đất đai, thuế, tín dụng,… Ngoài ra, HTX có thể liên kết với các HTX nông nghiệp khác để học tập mô hình mới.

Căn cứ vào vai trò, tác dụng của HTX nông nghiệp, vào thực trạng của các HTX dịch vụ nông nghiệp ở huyện Yên Định hiện nay và những năm vừa qua, căn cứ vào nội dung đường lối, Nghị quyết của Đảng về mục tiêu CNH – HĐH đất nước, trước hết là CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn; để tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Định, cần thực hiện những quan điểm chủ yếu sau:

1. Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức và quản lý HTX theo nguyên tắc tinh gọn, hiệu quả theo Luật HTX 2012.

HTX nông nghiệp ở huyện Yên Định đều là những HTX đã chuyển đổi từ mô hình HTX kiểu cũ sang kiểu mới theo luật HTX năm 2012; qua một thời gian, nhìn chung tổ chức bộ máy quản lý HTX đã gọn nhẹ hơn trước, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận đã được xác định rõ ràng hơn. Tuy nhiên, ở một số HTX trong huyện, bộ máy tổ chức và quản lý còn nhiều hạn chế, hoạt động của Ban quản trị chưa thực sự công khai, dân chủ, chưa coi trọng ý kiến bàn bạc, thảo luận dân chủ của xã viên trong xây dựng quy chế làm việc, phương án, nội dung hoạt động, đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến tài chính, thị trường, giá cả, dịch vụ, phân phối…

2. Nâng cao năng lựa quản lý và đội ngũ lao động của HTXNN trên địa bàn huyện

Năm 2020 có trên 70% cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng, đại học trở lên và đến năm 2025 đạt 100%.

Năm 2020 có trên 300% cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng, đại học trở lên và đến năm 2025 đạt 50%.

3. Nâng cao chất lượng dịch vụ công, đảm bảo dịch vụ đến toàn các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

4. Đầu tư đổi mới trang thiết bị và xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả. - Nâng cao chất lượng máy móc trong nông nghiệp, trung bình mỗi HTXNN có trên 8 máy móc/HTXNN trong năm 2020 và trên 10 máy nông nghiệp/1 HTX trong năm 2025.

- Xây dựng được trên 150 ha cánh đồng mẫu lớn trong năm 2020 và đến 2025 đạt 300 ha trên toàn địa bàn huyện.

- Đến năm 2025 mỗi hợp tác xã phải có ít nhất 5 mô hình hoạt động cạnh tranh có hiệu quả

5. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết kinh tế giữa các HTX dịch vụ nông nghiệp với nhau, giữa HTX với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là với doanh nghiệp Nhà nước.

6. Tổng lợi nhuận của các HTXNN đến năm 2020 đạt trên 15 tỉ đồng và đến năm 2025 đạt trên 25 tỉ đồng.

4.6.2. Một số giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh HTXNN chủ yếu trên địa bàn huyện. địa bàn huyện.

4.6.2.1. Bản thân các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện

a. Đổi mới cơ chế quản lý HTXNN và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý HTXNN, có năng lực và trình độ.

Với nền kinh tế thị trường để chèo lái “con thuyền” HTXNN đi đến đích, người đứng đầu đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên trên thực tế, trình độ của đội ngũ cán bộ hiện nay còn thấp, cần phải được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Nhằm nâng cao năng lực, trình độ cán bộ cần:

- Chú trọng công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ trẻ có trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn cao đáp ứng

yêu cầu nhiệm vụ phục vụ phát triển kinh tế hộ, xây dựng HTXNN ngày càng vững mạnh trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ phải được diễn ra một cách thường xuyên và liên tục, kết hợp nhuần nhuyễn giữa đào tạo và bồi dưỡng, đặc biệt chú trọng đến những cán bộ chủ chốt.

- Nâng cao trách nhiệm của các cán bộ HTXNN: Các cán bộ cần phải nâng cao trình độ của mình để hướng dẫn các nông hộ về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phòng dịch bệnh,…đồng thời cần phải bố trí hàng ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao. Đặc biệt củng cố hàng ngũ các tổ dịch vụ thực sự nhiệt tình với công việc đảm bảo phục vụ xã viên phát triển kinh tế hộ gia đình.

- Các cán bộ cần phải hiểu biết, đồng cảm và chia sẻ với các nông hộ: HTXNNđược thành lập chủ yếu dựa trên những mối quan hệ họ hàng, tình làng

nghĩa xóm, tình anh em,… của những hộ nông dân có cùng nhu cầu, cùng chung

văn hóa, cách thức sinh hoạt. Vì thế, các cán bộ cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ đối với người dân để giữ vững lòng tin cũng như sự ủng hộ từ xã viên.

b. Tăng cường học tập các HTX điển hình tiên tiến để phát triển thêm một số loại hình dịch vụ mới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ cán bộ HTX cũng như xã viên HTX cần phải tích cực học hỏi kinh nghiệm, cũng như những mô hình hoạt động tốt của các HTX trên địa bàn huyện cũng như trong và ngoài tỉnh để phát triển thêm đa dạng các loại hình dịch vụ. Hàng năm có thể tổ chức các cuộc đi tham quan, học tập kinh nghiệm các HTX điển hình.

Kết hợp với chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm của những hộ sản xuất nông nghiệp giỏi để người dân học hỏi và làm theo.

Trên cơ sở những dịch vụ đang cung cấp hiện tại, một mặt vừa nâng cao chất lượng, mặt khác mở rộng thêm một số loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã viên. Bảng 4.25 ghi nhận những nhu cầu của người dân về những dịch vụ mới mà họ cho là HTX nên cung ứng.

Bảng 4.26: Nhu cầu của hộ dân về mở rộng các hoạt động dịch vụ của các HTXNN trên địa bàn huyện

TT Dịch vụ SL(hộ) Tỷ lệ ( %)

1 Tín dụng nội bộ 129 64

2 DV thú y 124 62

3 DV vệ sinh môi trường 96 48

4 DV khác ( Cụ thể) 24 12

Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông nghiệp trên địa bàn huyện n = 200

Theo xã viên, DV tín dụng cho xã viên vay vốn được đánh giá là cần thiết

nhất với 129/200 hộ cho ý kiến với 64% bởi vốn sản xuất kinh doanh là cái mà họ thiếu nhất để tiến hành quy hoạch đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tiếp theo là các dịch vụ như thú y với 62%, dịch vụ vệ sinh môi trường 48%. Người dân cho biết dịch vụ về thú y cũng rất cần thiết, bởi kỹ thuật chuyên môn về lĩnh vực thú y họ chưa có, vệ sinh môi trường sẽ giúp họ có môi trường, cảnh quan xanh sạch, tạo môi trường thuận lợi cho cây trồng vật nuôi phát triển. Ngoài ra, một số người dân có ý kiến HTX nên cung ứng một số dịch vụ như: DV cung cấp nước sạch, DV vận tải, tư vấn sản xuất kinh doanh,…

c. Tổ chức tốt các dịch vụ và nâng cao chất lượng, giá cả hợp lý các hoạt động dịch vụ

- Trước hết, HTX cần tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ tốt hơn, trước khi làm việc cần kiểm tra về máy móc, tránh tình trạng người dân phàn nàn về thời gian cũng như thái độ và chất lượng làm việc.

- Nâng cao động tin cậy của các dịch vụ cung ứng: Vật tư HTX cung ứng phải có nguồn gốc rõ ràng, ngày sản xuất và hạn sử dụng cụ thể. Vì vậy, HTX nên ký kết hợp đồng trực tiếp với các nhà sản xuất, tránh các khâu trung gian

Chất lượng các loại vật tư, thuốc bảo vệ thực vật hay giống khi đưa xuống cho xã viên cần phải được kiểm định chất lượng của các cán bộ hoặc các cơ quan chức năng đảm bảo thông tin về chất lượng sản phẩm khi xuống tận tay người tiêu dùng.

- Cải thiện thái độ phục vụ của các cán bộ: Người dân cho biết, đa số các cán bộ HTX đều làm việc nhiệt tình, tuy nhiên có một số cán bộ nằm trong các

- Để nâng cao được chất lượng các dịch vụ, HTX cũng nên trang bị thêm thiết bị như máy móc làm việc để tránh tình trạng người dân phải chờ đợi hay thuê của tư nhân trong những lúc vụ rộ.

- Về giá cả của các dịch vụ, nhìn chung đã thấp hơn hoặc bằng với tư nhân, HTXNN nên liên kết trực tiếp với cơ sở sản xuất vật tư nông nghiệp, tránh các khâu trung gian để cạnh tranh với tư nhân.

d. Tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất của hộ dân

Các vấn đề liên quan đến sự định hướng, thông tin, phương tiện và kỹ thuật trong sản xuất cần sự hỗ trợ rất lớn của HTXNN. Với vai trò được coi là “bà đỡ” của mình, HTXNN cần tiếp tục tạo mọi điều kiện để xã viên có thể tiếp cận với những kỹ thuật mới, những mô hình mới. HTXNN cần tổ chức hướng dẫn xã viên, nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất vì lợi ích chung của kinh tế mỗi hộ gia đình và của cộng đồng. Đây là bước đầu tiên và hết sức quan trọng thông qua công tác tuyên truyền, vận động để nông dân hiểu rõ lợi ích của việc hợp tác. Thực hiện tốt vấn đề trên thực chất là làm tốt việc tổ chức sản xuất, hướng dẫn nông dân, xã viên cùng nhau hợp tác trồng cây gì, nuôi con gì, một cách có hiệu quả, xác định cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng và cơ cấu kinh tế hợp lý, ... tạo ra vùng sản xuất sản phẩm tập trung có khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn. Thêm nữa, HTXNN nên chú trọng đến những nhu cầu của xã viên hơn, đặc biệt khó khăn lớn nhất của họ hiện nay là thiếu vốn sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Ngoài ra, HTXNN cần đẩy mạnh công tác quan tâm đến đời sống văn hóa xã hội của xã viên hơn nữa bằng cách: tổ chức nhiều cuộc thi văn nghệ, thể thao, học hỏi kinh nghiệm sản xuất lẫn nhau giữa các thôn các đội để tăng cường tinh thần đoàn kết, đặc biệt quan tâm đến đời sống hàng ngày của các xã viên có hoàn cảnh khó khăn cũng như tất cả mọi người, thăm hỏi đời sống, ốm đau, ma chay,… HTXNN nên thành lập quỹ hỗ trợ xã viên nhằm đáp ứng những trường hợp xảy ra đột xuất.

e. Huy động nguồn vốn, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng HTXNN

Vốn là vấn đề rất cấp bách đối với HTXNN hiện nay, HTX nên có kế hoạch huy động vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất và dịch vụ. Trong những năm tới, HTX có thể huy động thêm nguồn vốn góp từ xã viên, vừa giúp tăng nguồn vốn HTX lại vừa gắn kết mọi xã viên hơn trog quyền lợi và trách nhiệm của mình.

Cơ sở vật chất của HTX cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc đáp ứng đủ nhu cầu của xã viên. Trong thời gian tới, HTX nên trang bị thêm về máy móc để phục vụ đủ cũng như nên lên kế hoạch xây dựng, quy hoạch Chợ Bún, và xây dựng quầy vật tư nông nghiệp để đáp ứng đủ về số lượng cho xã viên và có thể cho cả những hộ không phải là xã viên ngoài HTX.

4.6.2.2. Bản thân thành viên hợp tác xã và hộ nông dân

a. Thực hiện chủ trương của hợp tác xã

Để HTX có thể thực hiện tốt vai trò “ bà đỡ” của mình, bản thân các hộ xã viên cũng cần phải tăng cường tính chủ động trong sản xuất, năng động và mạnh dạn thực hiện theo chủ trương của HXT, dồn điền đổi thửa chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để kinh tế hộ phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa lớn. Đồng thời, tăng cường học hỏi những hộ sản xuất giỏi, học tập những mô hình mới mang lại hiệu quả cao.

Bảng 4.27: Đánh giá của xã viên về những việc họ nên làm hỗ trợ HTX

TT Diễn giải SL(hộ) Tỷ lệ(%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Tham gia đóng góp ý kiến cho HTX 41 82

2 Trực tiếp tham gia lao động vào HTX 176 88

3 Sử dụng các dịch vụ của HTX, không sử dụng của tư nhân 148 74

4 Tăng vốn góp vào HTX 188 94

5 Ý kiến khác ( Cụ thể) 60 30

Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông nghiệp trên địa bàn huyện n = 200

Theo kết quả điều tra cho thấy, người dân đồng tình với ý kiến xã viên nên tăng vốn góp vào HTX là nhiều nhất với 188/200 chiếm 94 % với lý do từ khi thành lập vốn xã viên góp rất ít chỉ có 200.000đ, mà vốn HTX lại ít, nguồn huy động từ nội lực vẫn bền vững hơn và đặc biệt, họ đã ý thức được vai trò trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các hợp tác xã nông nghiệp tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 101)