Kinh nghiệm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong hợp tác xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các hợp tác xã nông nghiệp tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 35)

Phần 2 : Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong hợp

2.2.1. Kinh nghiệm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong hợp tác xã

xã nông nghiệp nƣớc ngoài

Nhật Bản là một nước công nghiệp và dịch vụ phát triển, tuy nhiên họ vẫn chú trọng vào phát triển nông nghiệp với việc thành lập các HTX nông nghiệp đa chức năng có vai trò quan trọng đối với các xã viên như sau:

- Cung cấp DV hướng dẫn nhằm giáo dục, hướng dẫn nông dân trồng trọt, chăn nuôi cũng như giúp họ hoàn thiện kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất. Thông qua các cố vấn của mình, các HTX nông nghiệp đã giúp nông dân trong việc lựa chọn chương trình phát triển nông nghiệp theo khu vực; lập chương trình sản xuất cho nông dân,… Họ cung ứng hàng hoá cho xã viên trên toàn quốc theo đơn đặt hàng và theo giá thống nhất và hợp lý. (Naoto Imagawa, (2000)).

- Các HTX không đặt lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà chủ yếu là trợ giúp nông dân. Các hình thức giao dịch giữa HTX với nông dân khá linh hoạt. Nông dân có thể ký gửi hàng hoá cho HTX, HTX sẽ thanh toán cho nông dân theo giá bán thực tế với một mức phí nhỏ; nông dân cũng có thể gửi HTX bán theo giá họ mong muốn và HTX lấy hoa hồng. Ngoài ra, họ đã đề nghị nông dân sản xuất theo kế hoạch với chất lượng và tiêu chuẩn thống nhất với nhau và ưu tiên bán cho HTX. Về phần mình, HTX định tỷ lệ hoa hồng thấp. Các HTX tiêu thụ nông sản theo quy mô lớn, không chỉ ở chợ địa phương mà thông qua liên đoàn tiêu thụ trên toàn quốc.

- HTX nông nghiệp cung cấp tín dụng cho các xã viên của mình và nhận tiền gửi của họ với lãi suất thấp. Các khoản vay có phân biệt: cho xã viên khó khăn vay với lãi suất thấp.

- HTX nông nghiệp còn sở hữu các phương tiện sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản để tạo điều kiện giúp nông dân sử dụng các phương tiện này hiệu quả nhất, hạn chế sự chi phối của tư nhân. Các loại phương tiện thuộc sở hữu HTX thường là: máy cày cỡ lớn, phân xưởng chế biến, máy bơm nước,…

- Các HTX còn là diễn đàn để nông dân kiến nghị Chính phủ các chính sách hợp lý cũng như tương trợ lẫn nhau giữa các HTX và địa phương. Ngoài ra, các HTX nông nghiệp Nhật Bản còn tiến hành các nhiệm vụ giáo dục xã viên tinh thần HTX thông qua các tờ báo, phát thanh, hội nghị, đào tạo, tham quan ở cả ba cấp HTX nông nghiệp cơ sở, tỉnh và Trung ương.

Như vậy, có thể thấy rằng HTX nông nghiệp Nhật Bản đã phát triển từ các đơn vị đơn năng đến ngày nay trở thành các đơn vị đa năng dịch vụ mọi mặt cho cho nhu cầu của nông dân và tổ chức liên kết qui mô lớn toàn quốc. Họ vẫn tôn trọng mô hình kinh tế nông hộ và chỉ thay thế hộ nông dân và tư thương ở

khâu nào HTX tỏ ra có ưu thế hơn hẳn trong tương quan với mục tiêu hỗ trợ nông dân.

2.2.1.2. Hợp tác xã nông nghiệp tại Thái Lan

Các HTX nông nghiệp Thái Lan được thành lập để giúp những xã viên cùng nhau làm ăn, giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn cũng như tạo cho có cuộc sống tốt đẹp hơn với những hoạt động chính:

- Cung cấp vốn cho xã viên: Thông qua sự trợ giúp của Chính phủ, ngân hàng nông nghiệp và HTX nông nghiệp, các tổ chức và các cơ quan cho vay khác, xã viên HTX có thể vay vốn với lãi suất thấp và thời hạn ưu đãi thích hợp cho việc kinh doanh hoặc sản xuất của họ. Vốn vay được chia thành ba loại: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Hiện nay, có 38,9% HTX tham gia những hoạt động kinh doanh này.

- Thúc đẩy việc tiết kiệm: HTX nông nghiệp thúc đẩy việc tiết kiệm bởi vì tích luỹ có nghĩa là cải thiện đời sống của xã viên. Tiền tiết kiệm cũng có thể được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, có lợi cho cả HTX và xã viên. Hiện tại, các xã viên đều gửi tiết kiệm hoặc tiền ký quỹ cố định trong HTX.

- Mua, bán các sản phẩm: Việc mua, bán các mặt hàng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, máy móc phục vụ nông nghiệp, giống, phân bón,…tạo thuận lợi cho các xã viên vì nó giúp họ giảm chi phí sản xuất cũng như chi tiêu cần thiết trong gia đình. Họ được đảm bảo giá cả công bằng và chất lượng khi mua, bán thông qua HTX.

- Bán nông sản: Một điều quan trọng trong kinh doanh của HTX nông nghiệp Thái Lan là tập trung các sản phẩm của xã viên làm cho họ có lợi thế khi bán các sản phẩm của mình. Xã viên có thể bán được sản phẩm với mức giá cả hợp lý và đảm bảo cân đong, đo đếm chính xác. Trong những năm gần đây, chế biến thực phẩm đang được giới thiệu đến xã viên để giúp họ tăng thêm thu nhập, ví dụ như: xưởng xay xát và đóng hộp hoa quả.

- Các dịch vụ mở rộng và phát triển nông nghiệp: HTX cung cấp các dịch vụ khuyến nông cho xã viên với mức phí phù hợp, dựa trên nguyên tắc cùng nhau chia sẻ. Các dịch vụ đó là cày bừa, cải tạo đất, tưới tiêu, hướng dẫn về nông

nghiệp…( Đặng Kim Sơn, Nguyễn Minh Tiến (2011)).

2.2.1.3. Hợp tác xã nông nghiệp ở Hàn Quốc

Hầu hết các HTXNN ở Hàn Quốc đều là các HTX đa chức năng hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực sau:

- Hoạt động cung ứng vật tư và hàng tiêu dùng cho nông dân: Để đảm bảo cho xã viên có đủ vật tư thiết yếu giá rẻ, đúng thời gian và đảm bảo chất lượng, Liên đoàn HTX Hàn Quốc (NACF) chịu trách nhiệm cung cấp phân, thuốc, máy, công cụ, giống,… phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp diễn ra tốt nhất.

- Hoạt động tiếp thị, tiêu thụ nông sản: Với mục tiêu là cầu nối giữa xã viên, nông trại với người tiêu dùng NACF đã thiết lập các trung tâm buôn bán, phân phối nông sản để nâng cao khả năng cạnh tranh và bảo vệ thị trường. Các kênh tiếp thị được tổ chức tại các trung tâm tiêu dùng quan trọng với các tổ hợp thương mại, kho tàng hiện đại, cửa hàng bán buôn bán lẻ và chợ nông dân.

- Hoạt động chế biến nông sản của HTX: Để tăng giá trị nông sản, tạo thu nhập và việc làm cho dân cư nông thôn và tăng khả năng cạnh tranh của hàng nông sản, NACF hiện điều hành 153 nhà máy chế biến nông sản hiện đại qui mô lớn trên toàn quốc. Trong đó có 14 nhà máy chế biến rau, 13 nhà máy làm dưa kim chi, 12 nhà máy chế biến gạo, 12 nhà máy chế biến nước uống,...

- Hoạt động tín dụng ngân hàng: NACF điều hành cả hệ thống ngân hàng nông nghiệp và các quỹ tín dụng ở HTX để giúp người dân có thể vay vốn, và để giúp nông dân có thế chấp để vay tiền từ ngân hàng, NACF mở dịch vụ bảo hiểm tín dụng. Phần lớn tiền huy động được đầu tư trở lại cho nông dân phục vụ buôn bán và đầu tư. …(Đặng Kim Sơn, Nguyễn Minh Tiến (2011)).

2.2.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất kinh doanh trong hợp tác xã nông nghiệp ở một số địa phƣơng trong nƣớc

2.2.2.1. Hợp tác xã nông nghiệp Nga Yên- Thanh Hóa

Dù hoàn cảnh như nhiều HTX khác, HTX Nga Yên cũng đối mặt với muôn vàn khó khăn riêng và chung, như cơ chế chính sách nhà nước chưa quan tâm HTX đúng mức, thị trường biến động, “đói” vốn… Nhưng HTX này đã năng động, sáng tạo, biết đoàn kết và biết tranh thủ thời cơ để củng cố phát triển HTX.

Trong 5 năm qua, đội ngũ cán bộ chủ chốt HTX Nga Yên luôn theo dõi sát sao thông tin sản xuất nông nghiệp. Từ việc phân tích kịp thời các mặt thuận lợi và khó khăn, HTX duy trì tốt các khâu dịch vụ truyền thống đã ký hợp đồng với các hộ dân, ví như thủy lợi, làm đất, bảo vệ thực vật, bảo nông, cung ứng vật tư nông nghiệp…

Cụ thể với dịch vụ làm đất, nếu như ngày trước người dân phải mất nhiều thời giờ chờ đợi máy cày nhỏ, làm chậm tiến độ thời vụ, thì nay, HTX trực tiếp

đầu tư 2 máy cày và huy động thành viên mua thêm 4 máy cày, đủ sức bảo đảm khâu làm đất cho người dân với giá cả hợp lý.

Ngày 12/12/2015, HTX Nga Yên đã tổ chức đại hội kiện toàn và chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX 2012. Từ đấy, HTX đã xây dựng và phát triển thêm một số khâu dịch vụ mới, như thu mua nông sản, gieo sạ bằng giàn kéo, gặt đập liên hợp, mạ khay máy cấy... Những dịch vụ mới thực sự mang lại nhiều lợi ích cho người dân và cho HTX.

Ngay từ vụ Chiêm Xuân 2015, tuy mô hình dịch vụ mạ khay máy cấy mới đi vào hoạt động, nhưng đã rất thành công với quy mô 25 ha. Và đến vụ Xuân 2016, HTX đã ký hợp đồng trọn gói với nhân dân 50 ha, từ làm đất tới gieo cấy, thu hoạch.

Bên cạnh đó, HTX tổ chức dịch vụ thu mua nông sản, chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xã chỉ đạo các thôn xóm xây dựng vùng quy hoạch sản xuất cây trồng hàng hóa, như khoai tây giống, khoai tây thương phẩm, bí xanh, ớt xuất khẩu và một số cây trồng khác.

Đồng thời, HTX đang trực tiếp chỉ đạo và điều hành vùng sản xuất rau an toàn quy mô 6 ha theo đề án của tỉnh và huyện. HTX trực tiếp thâm nhập thị trường, liên kết với các DN có uy tín, có địa chỉ tin cậy để thu mua, chế biến nông sản cho nông dân.

Để chủ động hơn khâu bảo quản ban đầu, HTX đã đầu tư xây dựng được một kho lạnh có sức chứa 40 tấn sản phẩm sau thu hoạch. Và từ đó, HTX chủ động hoàn toàn nguồn giống khoai chất lượng cung ứng cho người dân trong xã và nhiều xã khác trong, ngoài địa bàn huyện Nga Sơn.

2.2.2.2. Hợp tác xã nông nghiệp Bình Định-Kiến Xương- Thái Bình

HTX Bình Định, huyện Kiến Xương, đã mở rộng và nâng cao chất lượng phục vụ của các dịch vụ gồm: dịch vụ tín dụng nội bộ, dịch vụ cung ứng thức ăn chăn nuôi, gia súc, gia cầm; dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cung ứng giống lúa,… Hiện nay, HTX đang ưu tiên phát triển dịch vụ bao tiêu sản phẩm cho xã viên, tăng giá trị lợi nhuận cho xã viên năm 2014 đạt 3,6 tỷ đồng.

Một trong những khâu dịch vụ tiêu biểu của HTX là tổ chức tiêu thụ lúa giống cho bà con nông dân. Với nguồn cung ứng giống khá dồi dào, dự kiến năm 2015, HTX sẽ giúp bà con tiêu thụ khoảng trên 1.000 tấn lúa giống. Để làm tốt dịch vụ này, HTX đã tổ chức liên kết với Công ty cổ phần giống Thái Bình theo

hình thức hợp đồng bao tiêu sản phẩm có ứng trước giống lúa gốc. Với diện tích ban đầu 15 ha vào năm 2008 với 80 hộ tham gia, đến năm 2014 đã quy hoạch được 6 vùng cánh đồng mẫu với diện tích 300 ha với gần 2.000 hộ tham gia; tổng sản lượng đã tiêu thụ cho bà con nông dân đạt 2.100 tấn. Với hình thức sản xuất này đã góp phần tăng giá trị sản phẩm cho nông dân lên gấp 1,3 lần.

Dịch vụ làm đất cũng là một trong những lợi thế của HTX Bình Định. Đến nay, dịch vụ làm đất của HTX đã thu hút được 55 máy, trong đó có 25 máy công suất lớn từ 21CV trở lên. Với hình thức này, HTX thống nhất một mức thu, định mức chi với 100.000 đồng/sào và trả sau vụ sản xuất. HTX điều chỉnh lại sản xuất cho từng máy theo công suất, vận động nhân dân phá bờ ngăn nên các máy phát huy hết công suất, chất lượng làm đất cao,…Đồng thời, với những chủ máy có nhu cầu ứng trước xăng, dầu, HTX sẽ căn cứ theo mức tiêu hao nguyên liệu của máy và diện tích được giao để cho ứng vật tư.

Thêm vào đó, HTX luôn chú trọng đến đầu tư xây dựng các cơ sở kinh doanh, mở rộng thêm các điểm bán hàng ở trong xã và các thành phần kinh tế khác để cung ứng hàng hóa và bao tiêu sản phẩm cho xã viên. Bình quân 1 năm lượng vật tư HTX cung ứng đạt 500 tấn theo phương thức bán tiền mặt và thanh toán chậm trả. Song song với các dịch vụ trên, dịch vụ môi trường của HTX đã đi vào hoạt động nề nếp được nhiều năm, giảm tình trạng đổ rác thải ra sông, mương, đường, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.

2.2.2.3. HTXNN An Nhứt-Bà Rịa

Là HTX có diện tích sản xuất lúa lớn với hơn 205 ha, chủ yếu là lúa 3 vụ, sản lượng thu hoạch hàng năm trên 3.000 tấn. Tuy nhiên, HTX An Nhứt cũng không nằm ngoài khó khăn chung của các hợp tác xã đó là sự thiếu thốn về văn phòng làm việc, nhà kho, sân phơi, máy sấy. Lúa thu hoạch về phơi không kịp làm thất thoát sản phẩm. Lúa phơi chất lượng thường không đảm bảo đặc biệt là lúa giống làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm, trong khi đó , mỗi vụ HTX phải sản xuất từ 40 - 50 ha giống xác nhận để cung cấp cho xã viên và nông dân trong tỉnh.

Xuất phát từ tình hình đó, để sản phẩm đảm bảo chất lượng HTX quyết định lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sấy lúa, sân phơi, nhà kho bảo quản nông sản lúa giống cho xã viên nhằm chủ động, tránh thất thoát sản phẩm để đem lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con xã viên. Bên cạnh dịch vụ sấy lúa là dự án san phẳng đồng ruộng bằng tia laze. Đây là hai trong số các mô hình kinh doanh dịch vụ nông nghiệp của HTX được sự tư vấn của Chi cục Phát triển nông thôn.

Nhận thức tầm quan trọng của hoạt động kinh tế dịch vụ đồng thời nhằm đa dạng hoá các hoạt động dịch vụ trong sản xuất kinh doanh, HTX còn dự kiến thành lập thêm tổ dịch vụ bảo vệ thực vật giúp xã viên trong công tác phòng trừ dịch hại cây trồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các hợp tác xã nông nghiệp tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 35)