Đánh giá của xã viên về thời gian cung ứng dịch vụ của HTX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các hợp tác xã nông nghiệp tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 82)

TT Tên dịch vụ Luôn kịp thời Kịp thời Không kịp thời Không ý kiến SL (hộ) % SL (hộ) % SL (hộ) % SL (hộ) % 1 Cung ứng vật tư NN 159 79,50 15 7,50 24 12,00 2 1,00 2 SX và tiêu thụ SP 151 75,50 8 4,00 22 11,00 19 9,50 3 Dịch vụ làm đất 166 83,00 12 6,00 19 9,50 3 1,50 4 Thu hoạch 158 79,00 36 18,00 6 3,00 0 0,00

5 DV mạ khay máy cấy 152 76,00 28 14,00 12 6,00 8 4,00

Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông nghiệp trên địa bàn huyện n = 200

Đánh giá thời gian cung ứng dịch vụ của các HTXNN, đa số người dân cho rằng các dịch vụ đều luôn kịp thời hoặc kịp thời ( lúc kịp thời, lúc không), không nhiều ý kiến cho là không kịp thời hoặc là không có ý kiến. Dịch vụ làm đất được đánh giá là có mức độ kịp thời nhất với 166/200 hộ cho ý kiến luôn kịp thời chiếm 83%, dịch vụ vật tư nông nghiệp và dịch vụ thu hoạch là luôn kịp thời với 79% ý kiến. Tiếp theo là dịch vụ mạ khay máy cấy, với sản xuất và tiêu thụ nông sản với tỉ lệ đạt trên 75%. Còn nhiều nguyên nhân khiến cho một số hộ cảm thấy chưa kịp thời, các HTXNN cần tiếp thu và sữa chữa theo nguyện vọng của các hộ dân.

Qua mức độ đánh giá về chất lượng các dịch vụ cạnh tranh đang phục vụ thì dịch vụ làm đất được đánh giá cao với tỉ lệ 70% số ý kiến, tiếp đến là dịch vụ mạ khay máy cấy và dịch vụ thu hoạch với 68% tổng số ý kiến, thứ 3 là dịch vụ sản xuất và tiêu thụ nông sản với 62% ý kiến và cuối cùng là dịch vụ vật tư nông nghiệp với 50 ý kiến.

Như vậy qua đây các HTXNN cần tập trung khắc phục các dịch vụ cạnh tranh đặc diệt là dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp và dịch vụ sản xuất và tiêu thụ nông sản. Đồng thời mở rộng dịch vụ làm đất, thu hoạch, mạ khay máy cấy.

Bảng 4.20: Đánh giá của ngƣời dân về chất lƣợng của các dịch vụ HTX

TT Tên dịch vụ

Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Không ý kiến

SL(hộ) % SL(hộ) % SL(hộ) % SL(hộ) % SL(hộ) %

1 Cung ứng vật tư NN 101 50,50 64 32,00 28 14,00 5 2,50 2 1,00

2 SX và tiêu thụ SP 124 62,00 47 23,50 24 12,00 4 2,00 1 0,50

3 Dịch vụ làm đất 140 70,00 48 24,00 4 2,00 6 3,00 2 1,00

4 Thu hoạch 136 68,00 36 18,00 13 6,50 13 6,50 2 1,00

5 DV mạ khay máy cấy 136 68,00 32 16,00 12 6,00 18 9,00 2 1,00

4.3.3.2. Nhu cầu sử dụng dịch vụ cạnh danh trong hợp tác xã của các hộ dân

`Sau khi đánh giá chất lượng của các dịch vụ các HTXNN tác giả đã khảo sát

độ mong muốn sử dụng các dịch vụ của người dân thì kết quả lại cho thật bất ngờ:

Bảng 4.21 Nhu cầu sử dụng DV của hợp tác xã nông nghiệp của ngƣời dân

TT Tên dịch vụ Mong muốn

Không mong muốn SL(hộ) % SL(hộ) % 1 Cung ứng vật tư NN 184 92 16 8 2 SX và tiêu thụ SP 192 96 8 4 3 Dịch vụ làm đất 188 94 12 6 4 Thu hoạch 164 82 36 18

5 DV mạ khay máy cấy 172 86 28 14

Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông nghiệp trên địa bàn huyện n = 200

Trên 86% tổng số ý kiến mong muốn được các hợp tác xã phục vụ tuy nhiên các hợp tác xã phải thay đổi cách làm tư duy, bao cấp, khắc phục những nhược điểm đang tồn tại như đã nêu ở trên. Như vậy có thể thấy được nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân đối với các hợp tác xã còn rất lớn.

4.3.4. Phát triển sản xuất kinh doanh định hƣớng mô hình sản xuất của các hộ dân

Nhiều hộ nông dân sử dụng: mạ khay máy cấy, thu hoạch, làm đất, tiêu thụ nông sản và mong muốn sử dụng những dịch vụ này do HTXNN cung cấp trên 86% qua bảng 4.20. Các dịch vụ gần như khép kín từ đầu vào đến đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, người dân dần dần sẽ không phải trực tiếp lao động, hoặc đi thuê lao đông làm với giá thành cao mà dần sẽ được các HTXNN phục vụ với giá thành rẻ, chất lượng.

Phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các HTXNN giúp phần mở rộng và nâng cao các loại dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện. Không chỉ riêng các HTX cung cấp dịch vụ nông nghiệp mà còn những tư thương, tổ chức ngoài hợp tác xã, tuy nhiên khi hợp tác xã phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình kéo theo các tư thương cũng phải đầu tư phát triển các dịch vụ và người được lợi nhiều nhất là các hộ dân trên địa bàn huyện.

4.3.5. Phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao thu nhập cho thành viên hợp tác xã và bà con nông dân tác xã và bà con nông dân

Bà con xã viên cho biết, từ khi ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đồng thời từ khi tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất theo mô hình được định hướng từ HTX và UBND huyện, năng suất tăng lên rất nhiều, chi phí lại giảm, khiến thu nhập tăng. Họ cho biết, ngoài khoản lợi nhuận từ vốn góp vào HTX (không đáng kể), thu nhập từ tăng năng suất và giảm chi phí cũng giúp đỡ họ rất nhiều vào trang trải cuộc sống. Kể từ khi ứng dụng mô hình cấy mạ khay máy cấy, chi phí cấy bằng máy kéo tay đã giúp họ tiết kiệm được từ 70.000 đến 150.000đ/sào so với thuê cấy thủ công. Sử dụng dịch vụ làm đất của HTX chỉ mất 100.000đ/sào so với tư nhân mất đến 150.000đ/sào. Dịch vụ gặt bằng máy của HTX chỉ mất 120.000 đến 140.000đ/sào, còn tư nhân mất 180.000đ/sào.

Bảng 4.22: Đánh giá về các lợi ích HTX mang lại cho ngƣời dân và xã viên hợp tác xã

Yếu tố Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Giảm CPSX 180 90

Tăng NS 50 25

Kỹ thuật tốt hơn 80 40

Tham gia làm việc cho HTX 45 23

Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông nghiệp trên địa bàn huyện n = 200

Hình 4.4: Đánh giá về các lợi ích HTX mang lại cho xã viên

4.3.6 Hỗ trợ của HTX đối với đời sống văn hóa - xã hội của thành viên hợp tác xã tác xã

HTX không phải là một tổ chức xã hội nhưng là một tổ chức có đông thành viên, thu hút đa phần cá nhân và hộ gia đình tại địa phương tham gia nên rất có ý nghĩa về mặt xã hội. HTX phát triển góp phần duy trì và nâng cao mức sống của thành viên - những người chịu thiệt thòi, thua thiệt trong cuộc cạnh tranh nên có ý nghĩa xã hội to lớn. Song song với các hoạt động kinh doanh dịch vụ thì HTXNN cũng thường xuyên có những đóng góp tích cực đối với đời sống, sinh hoạt hàng ngày của xã viên cũng như đời sống văn hóa xã hội.

Theo ý kiến của bà con xã viên cho biết, vì cùng hoạt động trong một tập thể cho nên các mối quan hệ xã hội dựa trên các giá trị tinh thần đoàn kết, tình làng nghĩa xóm, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau thông qua HTX được duy trì, củng cố và phát huy. Mọi người có thể trao đổi kinh nghiệm, học hỏi giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh.

Bên cạnh đó, vào các dịp tổ chức lễ hội trong xã thì HTX cũng có những sự đóng góp tích cực, HTX cũng có những hỗ trợ trong việc xây dựng, sửa chữa nhà sinh hoạt cộng đồng, cổng chào các thôn giáp trong xã. Từ đó tạo cảnh quan khang trang, sạch sẽ ở trong thôn xóm.

Theo kết quả điều tra cho biết chỉ có 45/200 hộ nhận được sự hỗ trợ từ HTX, chiếm 23%. Trong khi đó, một số người dân cho biết, gia đình họ cũng gặp phải 1 trong những trường hợp trên, nhưng vẫn không nhận được sự giúp đỡ gì từ HTX. Trong thời gian tới, HTXNN nên chú trọng quan tâm hơn nữa đến đời sống của các xã viên, tránh tình trạng lơ là, để xã viên kêu ca, nó sẽ là một khó khăn trong việc hoạt động của HTX và ảnh hưởng đến uy tín của HTX.

4.3.7. Đánh giá mƣ́ c đô ̣ hài lòng của xã viên về hoa ̣t đô ̣ng sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện

Bảng dưới cho biết mức độ hài lòng của xã viên về hoạt động và vai trò của HTX đối với bản thân họ.

Theo kết quả phỏng vấn có 52% ý kiến xã viên là tỏ ra thái độ rất hài lòng và tin tưởng vào hoạt động của HTX, 42% có ý kiến hài lòng. Trong khi đó có 4 % ý kiến là không hài lòng và 2% không ý kiến. Như vậy chúng ta có thể thấy hơn nửa số xã viên được phỏng vấn có ý kiến rất hài lòng với hoạt động và vai trò mà HTX mang lại. Tuy nhiên vẫn có những ý kiến không hài lòng hoặc chưa

thực sự hài lòng với HTX, đó cũng chính là động lực để HTX bổ sung những thiếu sót và phát huy hơn nữa vai trò của mình đối với các xã viên.

Hình 4.5: Đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời dân về HTXNN Yên Định

Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông nghiệp trên địa bàn huyện n = 200

4.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC HTX NÔNG NGHIỆP

4.4.1. Các yếu tố bên ngoài

a. Yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên

Yên Định có địa hình bằng phẳng , đất phù sa mầu mỡ , khí hậu, thủy văn tương đối ổn đi ̣nh thuâ ̣n lợi cho viê ̣c sản xuất nông nghiê ̣p của xã . Viê ̣c sản xuất nông nghiê ̣p phát triển cũng đòi hỏi phải có các di ̣ch vu ̣ nông nghiê ̣p để đáp ứng đươ ̣c nhu cầu sản xuất của nhân dân . Các HTX được đă ̣t ở trung tâm xã , điều đó cũng rất thuâ ̣n lợi cho viê ̣c cung cấp , phân phối vâ ̣t tư sản xuất . Các điều kiện như vâ ̣y có ảnh hưởng rất lớn đến viê ̣c cung cấp di ̣ch vu ̣ ở đi ̣a phương. Nó vừa là điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi để HTX phát triển dịch vụ , vừa đòi hỏi HTX phải có sự cạnh tranh cao đối với tư nhân.

b. Chủ trương, chính sách

Trong cơ chế thị trường, Nhà nước dựa vào hệ thống pháp luật và hệ thống chính sách để quản lý và điều chỉnh mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực, giữa các vùng, giữa các thành phần kinh tế, giữa phát triển kinh tế và xã hội ... nhằm bảo đảm cho nền kinh tế phát triển cân đối, hài hòa, ổn định, bền vững và bảo đảm công bằng xã hội theo định hướng XHCN.

Từ khi nền kinh tế của nước ta chuyển sang hoạt động theo cơ chế thi ̣ trường thì hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là do hệ thống chính sách quản lý ngành dịch vụ phục vụ trong sản xuất các loại vật tư hiện nay chưa được quản lý chặt chẽ.

Đảng và nhà nước có nhiều chủ trương , chính sách đối với kinh tế tập thể . Song nhiều chủ trương , chính sách còn chung chung , chưa cu ̣ thể, viê ̣c thực hiê ̣n chính sách còn hạn chế , châ ̣m triển khai tới cơ sở . UBND huyê ̣n và UBND xã chưa có chính sách cu ̣ thể khuyến khích hay hỗ trợ phát triển trực tiếp tới HTX dịch vụ.

Các thể chế về HTX chưa sát thực tế, Luật về HTX cũng như các quy định về tài chính, về vốn, đất đai không sát thực với tình hình nông dân quy mô nhỏ sản xuất nông nghiệp như HTXNN. Các quy định này hầu như chỉ phù hợp cho tầng lớp nông dân khá giả ở nông thôn, trong khi tầng lớp này lại không có nhu cầu thành lập HTX như tầng lớp trung bình và nghèo.

4.4.2. Các yếu tố bên trong

4.4.2.1. Vốn sản xuất kinh doanh của HTX

Vốn là vấn đề cấp bách đối với các HTXNN. Sản phẩm của HTX muốn được đông đảo người tiêu dùng biết đến phải có kinh phí. Như vậy mới phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống của bà con xã viên.

Vốn tự có và vốn góp của HTXNN là rất thấp, chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của nhà nước và vốn vay . Do không có kinh phí , khi triển khai các di ̣ch vu ̣ HTX còn gặp nhiều khó khăn.

Liên quan đến việc góp vốn kinh doanh của HTX: hạn chế các thành viên của HTX góp vốn quá lớn để lợi dụng cái vỏ “pháp nhân của HTX” để kinh doanh dịch vụ vì lợi ích cá nhân tạo ra sức ép tìm kiếm mục tiêu lợi nhuận tối đa. Phải đảm bảo cho các thành viên góp vốn không bị thua thiệt nhưng vẫn phải đảm bảo lợi ích tập thể.

Nghị định 41 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, ngân hàng được phép xem xét cho vay không có đảm bảo bằng tài sản thế chấp với hạn mức tối đa đối với HTX có thể được vay tối đa lên đến 500 triệu đồng mà không cần tài sản thế chấp.

Mức tín nhiệm của các ngân hàng đối với HTX (đặc biệt là HTX nông nghiệp) không cao. Mặc dù không cần thế chấp nhưng muốn vay được vốn, HTX phải có tài sản nhất định để ký gửi đảm bảo cho nguồn vốn vay. Tuy vậy, trên thực tế, hầu hết các HTX vốn không nhiều và tài sản thì không lớn và HTXNN cũng là một trường hợp điển hình

Do vốn lưu động ít làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ gặp nhiều khó khăn. Tình trạng đó dẫn đến HTX không mở rộng được hoạt động dịch vụ, hiệu quả hoạt động thấp, khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho xã viên hạn chế. Hơn nữa, trong điều kiện mới khi HTX chuyển sang các hoạt động gắn với cơ chế thị trường, thực hiện liên kết, hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác rất khó khăn. Từ đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động của HTX cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu đối với các xã viên.

4.4.2.2. Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của cán bộ HTX

Hội đồng quản trị đều đạt từ trung cấp trở lên, trưởng ban kiểm soát và kế toán trưởng là có trình độ trung cấp. Các cán bộ còn lại hoạt động trong các Tổ dịch vụ hầu như chưa qua trường lớp đào tạo nào.

Tuy nhiên, các cán bộ chủ chốt của HTX đều đã cao tuổi, chính vì thế khả năng nhạy bén với cơ chế thị trường còn yếu, đặc biệt là khâu tiêu thụ sản phẩm. Bà con xã viên cho biết, một số nhân viên Tổ dịch vụ nông nghiệp còn yếu hoặc có lúc chưa nhiệt tình đặc biệt trong khâu tưới tiêu và làm đất. Trong thời gian tới, HTX cần có chủ trương khuyến khích, động viên các cán bộ tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn để có thể hướng dẫn, chỉ đạo các xã viên được tốt hơn, để xã viên có niềm tin hơn vào trình độ chuyên môn của cán bộ HTX và yên tâm sản xuất.

4.4.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của HTX

Thực trạng cho thấy cơ sở vật chất kỹ thuật của HTX trang bị chưa đảm bảo được nhu cầu làm việc của các cán bộ cũng như của các xã viên. HTX đã từng đề nghị với HĐND, UBND xã để xây dựng quầy bán vật tư nông nghiệp

phục vụ các xã viên được tốt hơn nhưng chưa được UBND xã đồng ý. Ngoài ra, số lượng các máy móc như máy gặt, máy làm đất,… phục vụ bà con xã viên còn chưa đáp ứng được nhu cầu của bà con xã viên những lúc vụ rộ.

4.4.2.4. Quy mô hoạt động HTX

HTXNN hoạt động trên quy mô toàn xã, đó là một lợi thế HTX nên tranh thủ sự ủng hộ và đồng tình của toàn bộ các xã viên. Bàn về quy mô hoạt động các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các hợp tác xã nông nghiệp tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 82)