Thuận lợi và khó khăn trong phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các hợp tác xã nông nghiệp tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 98 - 101)

Phần 4 : Kết quả nghiên cứu

4.5. Đánh giá phát triển hoạt động sản xuất – kinh doanh của các hợp tác xã

4.5.2 Thuận lợi và khó khăn trong phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh

của các HTXNN tại huyện Yên Định

Phân tích SWOT là phân tích các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài mà đơn vị phải đối mặt như Opportunities (Cơ hội), Threats ( Thách thức) cũng như là các yếu tố bên trong như Strengths ( Điểm mạnh), Weaknesses ( Điểm yếu). Công cụ phân tích SWOT rất đơn giản nhưng rất hữu ích, giúp đơn vị tập trung phát huy những điểm mạnh, giảm thiểu các mối đe dọa cũng như phát huy lợi thế có sẵn. Trong thời gian qua việc phát huy vai trò của HTXNN đối với xã viên đã gặp phải những khó khăn, thuận lợi như sau:

* Điểm mạnh:

- HTXNN hoạt động với quy mô toàn xã, nên sẽ giúp được HTX tranh thủ được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân.

- Các HTXNN có một vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho việc kinh doanh dịch vụ. Với điều kiện về đất đai màu mỡ và thời tiết khí hậu thuận lợi;

* Điểm yếu:

- Nguồn vốn và cơ sở vật chất của HTX còn thiếu và yếu. Nguồn vốn là một yếu tố không thể thiếu trong sản xuất kinh doanh, tuy nhiên nguồn vốn của HTX còn thiếu, khả năng tiếp cận vốn của HTX lại thấp, vốn góp xã viên lại ít không đủ để mở rộng sản xuất kinh doanh. Cơ sở vật chất chưa đảm bảo phục vụ tối đa nhu cầu của người dân: Chưa xây dựng được quầy bán vật tư, chưa đạt Chợ

chuẩn theo tiêu chuẩn quy định, khả năng đáp ứng máy móc vào những lúc vụ rộ còn chưa đảm bảo.

- Trình độ và chuyên môn của các cán bộ HTX còn yếu, khả năng nắm bắt thông tin và thích ứng với cơ chế thị trường còn nhiều hạn chế. Khả năng liên doanh liên kết giữa HTX với các HTX bạn cùng các doanh nghiệp còn yếu, đặc biệt là trong việc chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho xã viên.

- Hộ dân còn thụ động, có tâm lý ỷ lại vào HTX, chưa chủ động trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Chưa tích cực tham gia trực tiếp vào hoạt động của HTX.

* Cơ hội:

- HTXNN trên địa bàn huyện được sự giúp đỡ ủng hộ nhiệt tình của UBND và các tổ chức đoàn thể trong xã trong việc tổ chức triển khai các hoạt động dịch vụ cũng như trong việc huy động nguồn vốn.

- Đảng và Nhà nước có sự tâm đặc biệt đến khu vực kinh tế hợp tác mà nòng cốt là HTX thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, vốn, đất đai,… HTX nên tranh thủ để nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX cũng như phát huy vai trò của mình đối với các xã viên.

- Hưởng ứng công cuộc CNH - HĐH đất nước nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, các HTX nên tranh thủ, nắm bắt thời cơ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất hướng sản xuất kinh tế hộ phát triển theo kinh tế hàng hóa.

* Thách thức:

- Trong thời kỳ đất nước mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, cạnh tranh là một yếu tố khách quan và tất yếu để tồn tại. Vì thế hoạt động của các HTX gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với tư nhân về cung ứng các dịch vụ cả về chất lượng và giá cả.

- Khí hậu, thời tiết và dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp là các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên, khó điều chỉnh. Vì thế, các HTX nên phối hợp với Trạm bảo vệ thực vật huyện tăng cường công tác dự tính dự báo phòng trừ sâu bệnh giúp người dân,

kinh tế các nước. Tuy nhiên, nó chưa đủ sức làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã. Nền sản xuất của người dân vẫn mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún chưa tập trung. HTX vẫn chưa hoàn toàn thoát ra khỏi tập quán quản lý và tổ chức sản xuất kiểu cũ.

Bảng 4.25: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức trong việc nâng cao vai trò của HTXNN đối với xã viên

Yếu tố thuộc môi trƣờng bên ngoài Yếu tố thuộc môi trƣờng bên trong Cơ hội ( O)

O1: Được sự giúp đỡ, chỉ đạo nhiệt tình từ UBND xã và các tổ chức đoàn thể.

O2: Có rất nhiều chính sách ưu đãi khu vực HTX về vốn, đất đai.

O3: Đối thủ cạnh tranh là tư nhân kinh doanh chỉ vì mục tiêu lợi nhuận.

O4: Có cơ hội được tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến.

Thách thức ( T )

T1: Cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt cả về chất lượng và giá cả.

T2: Điều kiện thời tiết khí

hậu, dịch bệnh diễn biến

phức tạp.

T3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH là một tất yếu trong nông nghiệp, nông thôn.

Điểm mạnh ( S )

S1: Quy mô toàn xã, được sự ủng hộ nhiệt tình của toàn dân.

S2: Đội ngũ cán bộ chủ chốt có tâm huyết cao

S3: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi.

* S1,S2,S3 với O1, O2, O3, O4 => Đẩy mạnh công tác ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào quá trình sản xuất, đồng thời liên kết với các nhà cung ứng vật tư nông nghiệp để đảm bảo chất lượng cũng như giá cả hợp lý.

* S1, S2, S3 với T1, T2, T3 => Liên kết chặt chẽ với các cơ quan chức năng để tăng cường công tác dự tính dự báo thời tiết, để có hướng chỉ đạo tốt, khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đảm bảo chất lượng, giá cả các DV hợp lý cho xã viên.

Điểm yếu ( W )

W1: Cơ sở vật chất cũng như nguồn vốn của HTX còn thiếu.

W2: Trình độ của các cán bộ còn thấp và thiếu.

W3: Người dân còn thụ động, chưa huy động được xã viên trực tiếp tham gia

* W1, W2, W3, W4 với O1, O2, O3, O4

=> Các tổ chức tạo điều kiện cho HTX vay vốn sản xuất kinh doanh. Nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ và có các chính sách khuyến khích động viên người dân làm chủ và tham gia trực tiếp vào hoạt động

* W1, W2, W3, W4 với T1, T2, T3

=> Nâng cao tinh thần hoạt động và trách nhiệm của cả cán bộ và xã viên HTX. Tuyên truyền, vận động xã viên và cán bộ thay đổi nhận thức về bản chất HTX kiểu mới

hoạt động của HTX. của HTX. Liên doanh liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp và HTX khác để học hỏi kinh nghiệm và đặc biệt là trong khâu tiêu thụ sản phẩm cho xã viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các hợp tác xã nông nghiệp tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)