Hiệu quả sử dụng sức lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các hợp tác xã nông nghiệp tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 70)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2014/ 2013 2015/ 2014 Bình quân 1. Tổng doanh thu Tr.đ 81.335 85.453 89.824 105,06 105,12 105,09 2. Tổng chi phí Tr.đ 76.551 80.227 84.190 104,80 104,94 104,87 3. Tổng lợi nhuận Tr.đ 4.784 5.226 5.634 109,25 107,81 108,53 4. Tổng số lao động Lđ 648 668 682 103,09 102,10 102,59 5. Hiệu suất sử dụng Lđ Tr.đ/Lđ 126 128 132 101,92 102,96 102,44

6. Sức sinh lời của Lđ Tr.đ/Lđ 7 8 8 105,98 105,60 105,79

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Định

Trong 3 năm 2013-2015 lượng lao động có sự tăng nhẹ, nhưng không đáng kể, tăng trung bình 2,59%. Cho thấy khi tham gia các khâu dịch vụ mới hay mở rộng sản xuất kinh doanh các HTX tận dụng lao động hiện có chủ yếu là lao động

nhàn rỗi hoạt động dịch vụ công. Đặc biệt hai chỉ tiêu Hiệu suất sử dụng lao động và mức sinh lời lao động tăng dần qua 3 năm, cụ thể:

Hiệu suất sử dụng lao động tăng từ 125,25 tr.đ/lao động năm 2013 lên 127,92 tr.đồng/lao động năm 2014 và lên 131,71 tr.đ/lao động năm 2015

Sức sinh lời của lao động cũng tăng dần cụ thể: năm 2013 là 7,38 tr.đ/lao động, năm 2014 là 7,82 tr.đ/lao động và năm 2015 là 8,26 tr.đ/lao động.

Điều này cho thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTXNN trong 3 năm từ 2013 đến 2015 rất khả quan và cần được phát huy hơn nữa kết quả này.

Tuy nhiên để thấy rõ hơn tình hình sử dụng lao động trê địa bàn huyện, ta có bảng 4.12 thể hiện được tình hình sử dụng lao động của HTXDVNN Định Tường, một trong những hợp tác xã nằm trong tốp đầu của tỉnh và của huyện.

Bảng 4.12: Hiệu quả sử dụng sức lao động trong HTXNN Định Tƣờng

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2014/ 2013 2015/ 2014 Bình quân 1. Tổng doanh thu Tr.đ 16.061 17.595 18.518 110 105 107,38 2. Tổng chi phí Tr.đ 15.291 16.669 17.508 109 105 107,00 3. Tổng lợi nhuận Tr.đ 770 926 1.010 120 109 114,53 4. Tổng số lao động Lđ 33 34 36 103 106 104,45 5. Hiệu suất sử dụng LĐ Tr.đ/Lđ 487 518 514 106 99 102,81

6. Sức sinh lời của LĐ Tr.đ/Lđ 23 27 28 117 103 109,65

Nguồn: Hợp tác xã nông nghiệp Định Tường

Hiệu suất sử dụng lao động của HTXNN Định Tường cụ thể như sau: hiệu suất sử dụng lao động đạt 487 tr.đ/lao động năm 2013 lên 518 tr.đồng/lao động năm 2014 và đạt 514 tr.đ/lao động năm 2015, cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của các hợp tác xã trong huyện .Sức sinh lời lao động tăng từ 23 tr.đ/lao động năm 2013 lên 27 tr.đồng/lao động năm 2014 và lên 28 tr.đ/lao động năm 2015.

4.2.3.2. Đánh giá hiệu quả sức lao động của các HTXNN trên địa bàn huyện

Sức sinh lời của lao động HTXDVNN Định Tường cũng cao hơn so với sức sinh lời của trung bình các hợp tác xã trên địa bàn huyện, cụ thể: năm 2013 sức sinh lời lao động của HTXNN Định tường đạt 23,33 tr.đ/lao động trong khi mặt bằng chung của huyện chỉ đạt 7,38 tr.đ/lao động; năm 2014 sức sinh lời lao động của HTXNN Định tường đạt 27,24 tr.đ/lao động trong khi mặt bằng chung của huyện chỉ đạt 7,82 tr.đ/lao động; và năm 2015 sức sinh lời lao động của HTXNN Định tường đạt 28,06 tr.đ/lao động trong khi mặt bằng chung của huyện chỉ đạt 8,26 tr.đ/lao động.

Có thể thấy hiệu quả sử dụng lao động mặt bằng chung trên địa bàn huyện đang còn nhiều bất cập, cần phải tái cơ cấu lại lao động, cũng là 1 HTXNN trên địa bàn huyên nhưng HTXNN Định Tường đã cho thấy kết quả vượt trội của mình, nguyên nhân:

Hợp tác xã Định Tường là HTXNN tiên phong trong huyện tham gia sản xuất hàng hóa, liên kết với doanh nghiệp. Từ những năm 2007 HTXNN Định Tường đã biết đến với sản xuất hàng hóa, liên kết với công ty sản xuất giống như: Công ty giống cây trồng Trung ương, công ty giống cây trồng Thanh Hóa... để sản xuất lúa giống, lúa lai F1... thu về cho HTX lợi nhuận cao. Chính vì vậy hợp tác xã có vốn tiếp tục đầu tư hệ thống máy làm đất, máy thu hoạch, mạ khay máy cấy để đưa vào phục vụ bà con nhân dân trong và ngoài xã.

Đội ngũ lao động của HTXNN Định Tường là có trình độ chuyên môn cao, được cử đào tạo tại một số cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh để nắm vững sử dụng máy móc ứng dụng vào cơ giới hóa đồng bộ trong xã, HTXNN không chỉ tuyển con em trong địa phương mà còn tuyển con em ngoài xã có trình độ, năng lực, khen thưởng phân minh, vì vậy HTXNN Định Tường tạo được ấn tượng rất tốt với người lao động, thành viên HTX và bà con nhân dân trong xã và luôn được ủng hộ cao.

Qua việc phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động giúp cho HTXNN thấy được tuy mặt bằng chung các HTXNN đang sử dụng ngày càng hiệu quả tích cực, nhưng đáng buồn là chưa xứng được với tầm vóc vốn có của các HTXNN trên địa bàn huyện.

4.3. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH -TIẾP CẬN TỪ THÀNH VIÊN HỢP TÁC XÃ VÀ CÁC HỘ NÔNG DÂN TIẾP CẬN TỪ THÀNH VIÊN HỢP TÁC XÃ VÀ CÁC HỘ NÔNG DÂN 4.3.1. Khái quát về đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh

Theo kết quả điều tra 200 hộ thành viên hợp tác xã và bà con nông dân, ta thu được kết quả tình hình sử dụng dịch vụ của các hộ xã viên được thể hiện trong bảng 4.13 như sau:

Bảng 4.13: Kết quả điều tra sƣ̉ du ̣ng di ̣ch vu ̣ của các ngƣời dân làm nông nghiệp STT Các loại hình dịch vụ Số hộ (Hộ) Tỷ lệ (%) Sử dụng của HTX (Hộ) Tỷ lệ (%) Sử dụng ngoài HTX (hộ) Tỷ lệ (%) I DV CÔNG

1 DV thủy lợi nội đồng 200 100,00 200 100,00

2 DV khuyến nông 200 100,00 200 100,00

3 DV Bảo vệ thực vật 200 100,00 200 100,00

4 DV bảo vệ bảo nông 200 100,00 200 100,00

5 DV Giao thông nội đồng 200 100,00 200 100,00

II DV CẠNH TRANH

1 DV cung ứng vật tư NN 200 100,00 157 78,50 43 21,50

2 DVSX tiêu thụ nông sản 160 80,00 112 70,00 48 30,00

3 DV làm đất 187 93,50 78 41,71 109 58,29

4 DV thu hoạch 177 88,50 63 35,59 114 64,41

5 DV mạ khay, máy cấy 76 38,00 35 46,05 41 53,95

Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông nghiệp trên địa bàn huyện n = 200

Xét về mức độ tham gia, qua phỏng vấn, tất cả các hộ dân cho biết họ đã và đang được với các dịch vụ của HTX nhưng chủ yếu là dịch vụ công cụ thể

như: dịch vụ tưới tiêu nội đồng, bảo vệ bảo nông, bảo vệ thực vật, dự tính, dự báo phòng trừ sâu bệnh và dịch bệnh tỷ lệ tham gia 100% với mức độ sử dụng dịch vụ cũng đạt 100%.

Với dịch vụ cạnh tranh có hộ dân sử dụng dịch vụ của HTX có những hộ nông dân sử dụng dịch vụ bên ngoài, cụ thể:

Đối với dịch vụ cung ứng giống, vật tư nông nghiệp có 200 hộ đang sử dụng nhưng chỉ có 157/200 hộ tham gia sử dụng dịch vụ do các HTXNN trên địa bàn huyện cung cấp với tỉ lệ đạt 78,50%.

Dịch vụ sản xuất và tiêu thụ nông sản có 160/200 số hộ khảo sát sử dụng dịch vụ này chiếm tỉ lệ 80%, tuy nhiên chỉ có 112 hộ tham gia liên kết hoạt động dịch vụ do các HTXNN cung cấp chiếm tỉ lệ tương ứng đạt 78,5%.

Dịch vụ làm đất có 187/200 hộ khảo sát tham gia, chiếm 93,5%, tuy nhiên chỉ có 63 hộ tham gia sử dụng dịch vụ do HTXNN cung cấp, tương ứng tỉ lệ 41,71%.

Dịch vụ thu hoạch chỉ có 177/200 hộ khảo sát tham gia, chiếm 88,5%, tuy nhiên chỉ có 78 hộ tham gia sử dụng dịch vụ do HTXNN cung cấp, tương ứng tỉ lệ 35,9%.

Đối với dịch vụ mạ khay máy cấy có 76/200 hộ tham gia tương ứng tỉ lệ 35%, nhưng chỉ có 35 hộ khảo sát là sử dụng dịch vụ của HTXNN cung cấp sử dụng dịch vụ của HTXNN đạt 46,05%,

Các hộ nông dân đang sử dụng dịch vụ cơ giới hóa đồng bộ ngày càng nhiều do chi phí rẻ hơn và nhanh hơn, tuy nhiên là đơn vị tập thể nhưng tham gia thị trường này tương đối chậm hơn tư nhân. Sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các y các HTX phải nỗ lực phấn đấu vươn lên nếu như không muốn chịu tụt hậu ngày càng nhiều trong cơ chế thị trường.

4.3.2. Phát triển sản xuất kinh doanh phải gắn liền với dịch vụ công phục vụ ngƣời dân.

Biểu 4.15 cho thấy được sự cần thiết của dịch vụ công do các HTXNN trên địa bàn huyện cung cấp. Các dịch vụ đều được đa số các hộ dân đánh giá rất cần thiết trên 60% đánh giá là rất cần thiết tất cả các dịch vụ, dịch vụ được đánh giá cao nhất là thủy lợi với 196 hộ tương đương 98%, tiếp đó là dịch vụ bảo vệ, bảo nông với 146 hộ đạt 83,5%. Có thể thấy sự cần thiết của dịch vụ công đối với hoạt động của người nông dân, vì vậy tuy dịch vụ công đem lại lợi nhuận rất ít,

nhưng nó đem lại lợi ích cho cộng đồng rất nhiều, không thể bỏ dịch vụ công, hay giảm các loại dịch vụ để chú trọng vào hoạt động dịch vụ cạnh tranh.

Bảng 4.14: Đánh giá của ngƣời dân về sự cần thiết của dịch vụ công trong hợp tác xã nông nghiệp STT Các loại hình dịch vụ Rất cần thiết (hộ) Tỷ lệ (%) Cần thiết (hộ) Tỷ lệ (%) Chƣa cần thiết (hộ) Tỷ lệ (%) Chƣa ý kiến (hộ) Tỷ lệ (%) 1 DV thủy lợi 196 98,00 4 2,00 2 DV khuyến nông 146 73,00 45 22,50 3 1,50 6 3,00 3 DV Bảo vệ thực vật 163 81,50 26 13,00 5 2,50 6 3,00

4 DV bảo vệ bảo nông 167 83,50 23 11,50 2 1,00 8 4,00

5 DV Giao thông nội

đồng 168 84,00 27 13,50 2 1,00 3 1,50

Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông nghiệp trên địa bàn huyện n = 200

* Dịch vụ tưới tiêu, thủy nông:

HTX là nơi cung ứng và chịu trách nhiệm toàn bộ khâu tưới tiêu cho bà con trong xã. Hàng vụ, ban chỉ đạo các HTX luôn chỉ đạo lịch tưới tiêu tương đối kịp thời, về cơ bản là đủ nước đảm bảo cho cây trồng vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt. Một số người cho biết, trong những năm qua, 1 số ít các ông bà nằm trong tổ dịch vụ của thôn tinh thần trách nhiệm chưa cao cho nên việc đưa dẫn nước làm đất còn chậm. Việc quản lý và điều hành công việc của tổ trong việc bơm xả nước tưới tiêu còn nhiều vướng mắc, không giải quyết kịp thời cho người dân. Ví dụ như: các hộ ở đầu máy bơm nước, do đắp bờ giữ nước nên ảnh hưởng đến các ruộng cao ở phía sau, không có đủ nước để tiến hành sản xuất, hoặc vào những mùa mưa lớn gây ngập úng, thì công tác xả nước chống úng cho ruộng cũng chưa được tiến hành kịp thời gây ảnh hưởng đến năng suất của hộ.

* DV khuyến nông:

Người dân cho biết hàng năm, vào trước mùa vụ họ đều được tham gia bàn bạc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của HTX. HTX phổ biến cho đại diện các thôn là thôn trưởng và thôn phó, sau đó mỗi thôn sẽ tập hợp

các xã viên của mình tại Nhà văn hóa của thôn để bàn bạc. Ngoài ra, HTX đã phối hợp với các đoàn thể như Hội Nông dân, Phụ nữ,… tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật cho các xã viên. Nội dung tập huấn thường về kỹ thuật gieo sạ bằng máy kéo tay, tập huấn về cách chăm sóc bón phân đối với giống cây trồng mới, kỹ thuật phun thuốc đảm bảo an toàn và đúng thời vụ,…

Bảng 4.15: Mức độ tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật do HTX tổ chức

Chỉ tiêu Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không tham

gia Không ý kiến

SL chủ hộ 105 55 35 5

Tỷ lệ (%) 52,5 27,5 17,5 2,5

Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông nghiệp trên địa bàn huyện n = 200

Kết quả điều tra cho biết có 105/200 hộ thường xuyên tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật chiếm 52,5%, có 55/200 hộ với 12% là thỉnh thoảng mới tham gia, 17,5 % hộ không tham gia buổi nào và 2,5% là không có ý kiến. Lý do chính họ đưa ra là bận công việc, hoặc ốm đau không tham gia được, hoặc có những buổi tập huấn không huy động được hết xã viên, họ cho biết có thể hỏi trực tiếp những người đi tập huấn về. Bà con nông dân cho biết cho biết hàng năm HTX thường tổ chức từ 15 đến 20 buổi tập huấn về các kỹ thuật, địa điểm tập huấn kỹ thuật thường là Hội trường Ủy ban nhân dân xã. Các buổi tập huấn thường được trang bị đầy đủ về trang thiết bị như máy chiếu, giảng viên, tài liệu, và một khoản trợ cấp nhỏ cho các học viên, các buổi tập thường diễn ra trong vòng 1 hoặc đến 2 ngày, và mỗi xã viên thường được trợ cấp một khoản chi phí nhỏ là từ 15.000đ đến 20.000đ/1 lần. Hàng năm, HTX liên hệ chặt chẽ với Liên minh HTX Thành phố Thanh Hóa, Trung tâm khuyến nông Yên Định, UBND huyện và xã,… để thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật cho người dân.

* DV Bảo vệ thực vật

Với dịch vụ bảo vệ thực vật của HTX xã viên cho biết công tác dự tính dự báo phòng trừ sâu bệnh, lịch thời vụ cũng tương đối kịp thời. Nhờ có sự chỉ đạo nhiệt tình cùng sự chỉ huy lịch thời vụ đúng kế hoạch đã giúp người dân chủ động trong quá trình sản xuất và phòng trừ sâu bệnh, đảm bảo cho cây trồng vật nuôi sinh trưởng phát triển kịp thời vụ.

Bảng 4.16: Đánh giá tính kịp thời của dịch vụ bảo vệ thực vật của xã viên HTX

Diễn giải SL (hộ) Tỷ lệ(%)

Dự báo kịp thời giúp phòng ngừa sâu bệnh hiệu quả 168 84

Có dự báo nhưng còn chậm trễ 20 10

Không có các dự báo về sự phát triển của dịch hại 6 3

Không có ý kiến 6 3

Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông nghiệp trên địa bàn huyện n = 200

Nhìn vào bảng kết quả trên, chúng ta có thể thấy có 168/200 hộ dân nhận xét công tác dự báo của HTX đã kịp thời chiếm trên 84%; 20/200 hộ cho rằng có dự báo nhưng còn chậm trễ, một ý kiến cho rằng không có dự báo và một người không cho ý kiến. Nguyên nhân chính dẫn đến có những ý kiến trái chiều là do có 1 số xã viên có những diện tích đất không sản xuất theo mô hình của HTX, vì thế thông tin lịch thời vụ đến với họ chậm trễ, ngoài ra còn do 1 số cán bộ trong từng thôn, đội triển khai một cách chưa đồng bộ, người dân không nắm bắt thông tin kịp thời.

* Bảo vệ đồng ruộng, giao thông nội đồng:

Người dân cho biết, trong 3 năm qua HTX đã đầu tư xây dựng được mới 11km giao thông nội đồng, giúp công tác vận chuyển phân bón, máy cày, máy bừa và xe vận tải cỡ nhỏ có thể đi qua. Đồng thời HTX vẫn duy trì chỉ đạo đánh chuột bằng thuốc vi sinh. Mỗi thôn sẽ cử ra từ 2 đến 3 người thực hiện công việc này cho toàn thôn của mình. Với sự chỉ đạo của Ban quản trị HTX kết hợp với Ban công an xã trong việc bảo vệ hoa màu cho người dân đã giúp họ nâng cao năng suất, đồng thời tình trạng mất trộm, các đàn vịt, trâu bò phá hoại hoa màu đã giảm đi rất nhiều.

DV giao thông nội đồng: có một số tuyến đường chưa được bê tông hóa thì bị xén đất, làm hẹp đường, khó sử dụng cơ giới hóa nông nghiệp. Những ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các hợp tác xã nông nghiệp tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 70)