9. Bố cục luận văn
2.2. Công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ viện trƣờng Đại học Kinh tế
2.2.1. Chính sách bổ sung tài liệu/Diện bổ sung tài liệu
Công tác xây dựng NLTT có những đặc thù riêng với các cơ quan thông tin thư viện khác nhau, nó phụ thuộc vào hoàn cảnh, bối cảnh, chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng thư viện. Với Thư viện Trường ĐHKTKTCN, công tác phát triển nguồn lực thông tin rất được coi trọng, việc xây dựng và tổ chức NLTT chủ yếu dựa vào nhiệm vụ chính là cung cấp tài liệu khoa học và công nghệ phục vụ cho việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập của cán bộ, giảng viên, sinh viên trong toàn trường. Để thực hiện nhiệm vụ của thư viện là giảng đường thứ hai để sinh viên học tập và nghiên cứu. Cho tới nay, mặc dù thư viện chưa xây dựng được chính sách bổ sung đúng nghĩa, tuy nhiên, thư viện cũng đã xác định được diện bổ sung của thư viện để từ đó xây dựng NLTT phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Thư viện và yêu cầu tin của bạn đọc. Diện bổ sung của thư viện chú trọng bổ sung các dạng tài liệu như sau:
54
- Tài liệu chỉ đạo bao gồm: Công báo, các tác phẩm của lãnh tụ C. Mác, P. Ănghen, V.Lênin và Hồ Chí Minh, … Đây là dạng tài liệu chỉ chiếm số lượng ít nhưng có ảnh hướng tích cực tới tư tưởng của bạn đọc.
- Các dạng tài liệu học tập, nghiên cứu khoa học và giảng dạy bao gồm: Sách giáo trình, sách tham khảo, tài liệu tra cứu và các loại báo, tạp chí chuyên ngành phù hợp các chuyên ngành đào tạo của nhà trường, đó là các ngành: Cơ khí, Công nghệ thông tin, Dệt may, da giày, Công nghệ thực phẩm, Điện, Điện tử, Kế toán, Quản trị kinh doanh... Đây là nguồn tài liệu có ý nghĩa quan trọng đối với việc đáp ứng nhu cầu tin của sinh viên và giảng viên, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện. Vì vậy, nguồn tài liệu này được thư viện tập trung nhiều kinh phí nhất để bổ sung.
- Các dạng tài liệu tra cứu: Như từ điển nói chung, từ điển các chuyên ngành, sổ tay tra cứu, cẩm nang của các ngành nghề ...
Ngoài các chuyên ngành ưu tiên bổ sung tài liệu như trên, thư viện cũng dành một phần kinh phí phù hợp để bổ sung các tài liệu của các chuyên ngành liên quan như toán học, hóa học, ngoại ngữ và một lượng nhỏ tài liệu phục vụ cho mục đích giải trí và nâng cao đời sống cho bạn đọc bao gồm các sách chính trị xã hội, sách văn học và các loại báo và tạp chí của cơ quan Trung ương xuất bản.
Tóm lại, diện bổ sung tài liệu của thư viện nhìn chung đáp ứng được yêu cầu tin và phù hợp với chương trình đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên, cho tới nay việc mua tài liệu cần bổ sung vẫn dựa phần lớn vào sự phối hợp giữa thư viện với các chuyên gia, giảng viên của đơn vị, các khoa trong nhà trường và kinh nghiệm của cán bộ nghiệp vụ bổ sung mà chưa có các quy định cụ thể, chi tiết cho công việc này. Vì vậy, tới đây, thư viện cần phải xây dựng chính sách bổ sung phù hợp và hiệu quả hơn trong những năm tới khi nguồn kinh phí bổ sung đang bị hạn chế và nhu cầu tin tăng cao đáng kể.