9. Bố cục luận văn
1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác phát triển nguồn lực thông tin
1.2.1. Các yếu tố khách quan
1.2.1.1. Các quy luật phát triển của tài liệu
Trước hết nói về quy luật gia tăng số lượng tài liệu theo hàm số lũy thừa được nêu ra bởi Sola Price. Tuy nhiên nguồn gốc của quy luật này là từ quy luật phát triển khoa học của Enghen, khi ông cho rằng khoa học luôn phát triển tương ứng với khối lượng tri thức mà nhân loại tích lũy được từ các thế hệ trước.
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đội ngũ những người làm công tác khoa học đang tăng lên nhanh chóng và sản phẩm của họ là tri thức khoa học cũng tăng lên rất nhanh. Để ghi chép lại những tri thức này cần phải tư liệu hóa chúng và đó chính là lý do làm cho tài liệu khoa học kỹ thuật (KHKT) cũng tăng lên nhanh chóng. Điều này đã dẫn tới một hiện tượng mà các nhà khoa học gọi là hiện tượng “bùng nổ thông tin”, thể hiện ở sự gia tăng mạnh mẽ của các sản phẩm thông tin tư liệu trên thế giới mấy chục năm gần đây. Do số lượng tài liệu tăng lên quá nhanh, không thư viện nào có thể có đủ tiền để bổ sung được hết những tài liệu cần thiết cho mình. Ngoài ra, do số lượng tài liệu quá nhiều, làm cho việc lựa chọn tài liệu trở nên khó khăn hơn, người cán bộ bổ sung rất khó khăn trong việc chọn được đúng tài liệu phù hợp với nhu cầu đọc của NDT.
Mặt khác, do số lượng tài liệu tăng lên nhanh chóng, số lượng tài liệu trên thị trường nhiều, người cán bộ bổ sung cũng có nhiều sự lựa chọn hơn khi xây dựng đơn đặt mua tài liệu cho thư viện, đây lại là ảnh hưởng tích cực của sự bùng nổ thông tin tới việc phát triển NLTT của thư viện.
Một quy luật khác cũng có tác động không nhỏ đến viện phát triển nguồn lực thông tin của thư viện là quy luật tập trung và phân tán thông tin do Bradford phát hiện ra. Theo Bradford, thông tin về một lĩnh vực nào đó luôn có xu hướng tập
trung trong một số ít tài liệu mà ông gọi là tài liệu hạt nhân (core document), mặt khác thông tin về lĩnh vực đó lại nằm rải rác đâu đó khắp nơi trong các sách, tạp chí không liên quan gì nhiều đến lĩnh vực mà ta đang xét. Chính vì sự tập trung và phân tán thông tin như vậy đã ảnh hưởng rất nhiều đến công tác phát triên nguồn lực thông tin của thư viện. Các thư viện không thể có đủ kinh phí cũng như không đủ khả năng xử lý để bổ sung được lượng thông tin nằm rải rác trong các sách, tạp chí, CSDL mà phải làm sao bổ sung được đúng những tài liệu trong khu vực hạt nhân để tiết kiệm kinh phí và công sức xử lý.
Quy luật thứ ba có ảnh hưởng đến công tác xây dựng nguồn lực thông tin là quy luật lỗi thời của thông tin. Do thông tin nhanh chóng bị lỗi thời, nhất là đối với những ngành khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng như công nghệ thông tin, truyền thông, nên bên cạnh việc bổ sung những tài liệu mới, thư viện cần thường xuyên thanh lọc những tài liệu không còn giá trị sử dụng để, tiết kiệm kho chứa và chi phí bảo quản, nâng cao hiệu quả của nguồn lực thông tin.
Một quy luật cũng có tác động rất lớn đến hoạt động phát triển nguồn tin đó là quy luật giá cả tài liệu tăng lên liên tục. Do giá cả tài liệu tăng lên nên các thư viện không thể có đủ kinh phí để mua được hết những tài liệu cần thiết để đáp ứng nhu cầu thông tin của NDT, do vậy thư viện cần phải cân nhắc đưa ra các chính sách lựa chọn phù hợp, cũng như phối hợp bổ sung, chia sẻ thông tin với các thư viện khác.
Gần đây, do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, bên cạnh những loại hình tài liệu xuất bản theo phương thức truyền thống như sách, báo, tạp chí in đã xuất hiện một loại hình tài liệu mới đó là tài liệu ghi trên các vật mang tin mới như đĩa từ, đĩa quang, băng từ, CSDL trực tuyến.., và điều cũng này có ảnh hưởng lớn tới việc phát triển NLTT của thư viện.
1.2.2.2. Hoạt động xuất bản tài liệu trong nước
Chủ trương xã hội hóa hoạt động xuất bản thể hiện tầm nhìn của Ðảng và Nhà nước ta trong khi cố gắng đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, phát triển tri thức của xã hội thời toàn cầu hóa. Trong đó, trọng tâm là việc liên kết xuất bản giữa Nhà nước với tư nhân đã được quy định trong Ðiều 23 Chương 1 Luật Xuất bản. Ðiều 23 có vai trò rất quan trọng vì bảo đảm sự cân bằng trong phát triển
18
nước và thế giới. Theo đó, các nhà xuất bản vẫn giữ vai trò chủ đạo, là đầu tàu của ngành xuất bản Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Tuy vậy, đến nay, Ðiều 23 Luật Xuất bản vẫn chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, thấu đáo, triệt để. Khi không còn được bao cấp, phần lớn đơn vị xuất bản trong nước tỏ ra lúng túng, thậm chí là bế tắc trong hoạt động xuất bản, phát hành ấn bản phẩm. Trong khi đó, doanh nghiệp tư nhân tham gia hoạt động xuất bản lại liên tục ra đời và tiến hành công việc kinh doanh, cho nên số lượng ấn phẩm tăng liên tục. Cùng với đó là sự xuất hiện nạn sách lậu, sách giả, sách chất lượng kém,..Điều này cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển NLTT của các thư viện.
1.2.1.3. Vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ
Trí tuệ vốn là tài sản của công dân, vì vậy, bản thân các quan hệ quyền tác giả, quyền liên quan quyết định nội dung pháp luật bảo hộ nó. Thực tế cho thấy, hiện nay, tình trạng vi phạm bản quyền tác giả diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực với các hình thức và mức độ khác nhau, nhất là trong lĩnh vực xuất bản tài liệu, số hóa tài liệu, ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng,… Tình trạng này gây thiệt hại và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sáng tạo, môi trường đầu tư, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác và quyền liên quan. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là nhà nước và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này. Quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ bằng các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự. Quyền tác giả được pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo hộ, theo Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khoa XI thông qua ngày 14/6/2005 và Luật sở hữu trí tuệ được thông qua ngày 29/11/2005.
Tại các thư viện, vấn đề bảo vệ quyền tác giả đang gặp rất nhiều khó khăn. Việc bảo vệ quyền tác giả đối với nguồn tài liệu được lưu trữ tại thư viện là vấn đề liên quan mật thiết với hoạt động của cơ quan thông tin - thư viện. Đặc biệt là các tài liệu nội sinh của thư viện, đây là nguồn tài liệu thường xuyên bị sao chép như
khóa luận tốt nghiệp, bài giảng, giáo trình, báo cáo nghiên cứu khoa học….Việc phổ biến tài liệu in ấn, tài liệu số hóa trên internet cho bạn đọc được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, việc sao chép tài liệu in ấn, tài liệu số hóa lại rất khó kiểm soát, ảnh hưởng tới “quyền tài sản” của tác giả. Trong các thư viện Việt Nam, do kinh phí bổ sung tài liệu ít, hiện đang tồn tại việc một số thư viện sao chép, số hóa tài liệu để bổ sung cho vốn tài liệu của mình. Việc số hóa hiện nay được một số thư viện làm khá nhiều, mà thường là không xin phép chủ bản quyền, thậm chí một số lãnh đạo thư viện còn cho là việc sao chép, số hóa một bản để phục vụ NDT trong thư viện mà không xin phép chủ sở hữu quyền tác giả là không vi phạm luật. Trong xu hướng xây dựng thư viện điện tử, việc số hóa tài liệu hay sao chép, tải tài liệu từ các cơ sở dữ liệu về thư viện là việc làm chắc chắn thư viện nào cũng phải thực hiện. Tuy nhiên, để không vi phạm luật và để đảm bảo quyền tác giả đối với tài liệu, các thư viện bắt buộc phải xem xét một cách thận trọng loại tài liệu nào có thể số hóa, sao chép, loại nào cần xin phép khi số hóa. Có như vậy, việc bảo vệ bản quyền tài liệu mới được tôn trọng, góp phần kích thích lao động sáng tạo của các nhà khoa học, làm cho kho học của đất nước mỗi ngày thêm phát triển.