Phương thức bổ sung tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn lực thông tin đáp ứng đào tạo theo tín chỉ tại Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (Trang 65 - 68)

9. Bố cục luận văn

2.2. Công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ viện trƣờng Đại học Kinh tế

2.2.2. Phương thức bổ sung tài liệu

Vốn tài liệu giàu có, phong phú không chỉ là niềm tự hào của mỗi thư viện mà còn là cơ sở giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của mỗi thư viện thông qua việc thu hút đông đảo độc giả đến khai thác và sử dụng. Vì vậy, Thư viện trường

ĐHKTKTCN luôn chú trọng đến việc phát triển nguồn lực thông tin của mình và thực hiện việc thu thập tài liệu theo hai phương thức trả tiền và không phải trả tiền.

2.2.2.1. Phương thức trả tiền

Đây là nguồn cung cấp tài liệu chủ yếu của Thư viện. Thực chất của phương thức trả tiền đó là mua tài liệu từ các nhà xuất và các đơn vị xuất bản. Ưu điểm nổi bật của phương thức trả tiền là giúp thư viện có thể chủ động tiến hành công tác bổ sung về thời gian, về không gian và nội dung tài liệu. Nguồn mua bao gồm:

- Mua từ các nhà xuất bản trong nước: Thực hiện chủ trương của Ban giám hiệu nhà trường về dự toán bổ sung tài liệu cho thư viện cho từng năm học mới, thư viện nên dự toán về số lượng tài liệu và kinh phí cần có vào cuối mỗi năm để bổ sung nguồn lực thông tin. Trong đó, mua tài liệu từ các nhà xuất bản trong nước chiếm tỷ lệ lớn trong nguồn kinh phí đó, bao gồm các loại sách giáo trình, sách tham khảo, tài liệu tra cứu của các nhà xuất bản uy tín trong nước phù hợp với chương trình đào tạo của nhà trường như: Nhà xuất bản Bách khoa, Nhà xuất bản Kinh tế, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật thuật, ....Ngoài ra, thư viện cũng bổ sung báo, tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Cơ khí Việt Nam, Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, Tạp chí Điện tử Tin học, Tạp chí Kế toán và kiểm toán, eFinance...

- Mua từ các nhà xuất bản, các tổ chức trên thế giới: Do nguồn kinh để phí bổ sung tài liệu này là rất lớn so với kinh phí được giao của thư viện nên nguồn tài liệu này được bổ sung rất ít, chủ yếu là một số giáo trình dạy tiếng Anh và tài liệu về công nghệ thông tin của các nhà xuất bản như Cambridge University Press, Oxford University Press,...

2.2.2.2. Phương thức không phải trả tiền:

Theo Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động thư viện trường Đại học ngày 10 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tại mục b, điều 3, chương I về trách nhiệm và quyền hạn của thư viện có ghi rõ: “...thu nhận các tài liệu do nhà trường xuất bản, các công trình nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, tài liệu hội thảo, khóa luận, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ của cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên, chương trình đào tạo, giáo trình, tập bài giảng và các dạng tài liệu khác của nhà trường, các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao

56

Tại Thư viện trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, phương thức bổ sung tài liệu không phải trả tiền bao gồm có 02 hình thức:

- Nguồn lưu chiều: Trong những năm gần đây Thư viện trường ĐHKTKTCN đã quan tâm và chú ý đến tài liệu có giá trị này.

Nhà trường đã ra quyết định số 109/QĐ - ĐHKTKTCN ngày 03/3/2011 về việc Ban hành Qui định về việc hướng dẫn và đánh giá luận văn tốt nghiệp đối với sinh viên đại học chính quy đào tạo theo học chế tín chỉ, trong đó quy định sinh viên phải nộp 01 bản khóa luận tốt nghiệp cho thư viện trường. Đây là nguồn tài liệu nghiên cứu chuyên sâu được sinh viên các năm cuối sử dụng và khai thác. Tuy nhiên còn lượng lớn nguồn tài liệu là luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ đã bảo vệ thành công nhưng thư viện chưa tiếp cận được, ảnh hưởng tới người dùng tin và nhu cầu tin của cán bộ nghiên cứu, giảng viên.

Các bản bài giảng, giáo trình sử dụng nội bộ do cán bộ, giảng viên trong trường biên soạn sau khi được Hội đồng khoa học của nhà trường và đơn vị có thẩm quyền nghiệm thu, theo quy định của Ban Giám hiệu, cũng phải nộp vào thư viện một số bản để lưu trữ và phục vụ người dùng tin.

Ngoài ra, để nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, giảng viên trong nhà trường, công tác nghiên cứu khoa học luôn được chú trọng. Nhà trường đã có chính sách bắt buộc nộp lưu chiểu đối với nguồn tài liệu nghiên cứu khoa học này để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu của cán bộ, giảng viên.

Theo thống kê, cho tới năm 2013, số tài liệu thư viện thu được qua nguồn lưu chiểu như sau:

Năm học Báo cáo NCKH Bài giảng, giáo trình Khóa luận tốt nghiệp Trước 2010 0 57 0 2010-2011 46 70 112 2011-2012 53 59 217 2012-2013 76 14 243 2013-2014 53 41 288 Tổng 228 241 860

- Nguồn tặng biếu: Đây là nguồn sách do các nhà xuất bản, các hội, các tổ chức tặng biếu như các nhà xuất bản: Công thương, Khoa học Kỹ thuật, Hội Nhà văn, nah xuất bản Thời đại, Thông tấn, ... bao gồm các loại sách về kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, nhà chính trị, nhà cách mạng nổi tiếng ...Đây là nguồn thông tin nhằm nâng cao đời sống, văn hóa tinh thân cho bạn đọc tại thư viện. Số lượng sách này chiếm tỷ lệ nhỏ trong kho sách của thư viện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn lực thông tin đáp ứng đào tạo theo tín chỉ tại Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)