Trên cơ sở bảng 1.8 cho thấy, ngôn ngữ tài liệu được sử dụng chủ yếu là Tiếng Việt (do là tiếng quốc ngữ, và có nhiều tài liệu); tài liệu Tiếng Anh là tài liệu nước ngoài được sử dụng nhiều hơn cả (là ngôn ngữ được đưa vào giảng dạy ở các ở Việt Nam, được nhiều người Việt Nam học tập và sử dụng); các tài liệu bằng ngôn ngữ khác ít được sử dụng.
* Nhu cầu tin theo hình thức phục vụ
Hình thức phục vụ là “gạch nối” giũa người dùng tin và thư viện, là kênh giao tiếp giũa thư viện với người dùng tin. Hình thức phục vụ của thư viện là cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của thư viện. Tuy nhiên, để thư viện hoạt động hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu tin của người dùng tin thì ngoài việc nâng cao chất lượng
các hình thức phục vụ truyền thống thì việc ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phục vụ người dùng tin là yếu tố quan trọng thúc đẩy nhu cầu đọc tài liệu của sinh viên. Để làm rõ được thực trạng sử dụng các dịch vụ thư viện, luận văn tiến hành điều tra bảng hỏi. Kết quả điều tra cho thấy, nhu cầu sử dụng các hình thức phục vụ của nhà trường có sự khác nhau rõ rệt. Hình thức phục vụ đọc tại chỗ có nhu cầu tương đối cao, có tới 812/1243 (chiếm 65,3%) NDT được hỏi cho biết họ thường xuyên sử dụng dịch vụ này; hình thức mượn tài liệu về nhà cũng có tới 645/1243 (chiếm 51,9%) NDT thường xuyên sử dụng; hình thức tra cứu tin trên internet cũng chiếm tỷ lệ khá cao 56% NDT thường xuyên sử dụng, đây là hình thức phổ biến của các thư viện hiện nay, vì vậy, tới đây Thư viện nên cần đầu tư thêm máy tính để nâng cao hiệu quả tìm tin. Ngoài ra, kết quả điều tra cho thấy, các hình thức phục vụ thông qua mục lục truyền thống, hình thức thư mục thông báo sách mới được sử dụng rất hạn chế do việc tìm kiếm tài liệu bằng hình thức này mất rất nhiều thời gian của bạn đọc và sự hạn chế trong kết quả tìm tin.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
Đọc tại chỗ Mượn về nhà Mục lục truyền thống Thư mục TBSM Sao chụp tài liệu Trao đổi CBTV Tra cứu internet
Hình 1.2: Nhu cầu tin theo hình thức phục vụ
1.5. Vai trò của phát triển nguồn lực thông tin trong đào tạo theo tín chỉ tại trƣờng.
Nguồn lực thông tin có vai trò rất quan trọng đối với bất kỳ một thư viện và cơ quan thông tin nào vì đây là một trong 4 yếu tố cấu thành thư viện (vốn tài liêu/nguồn lực thông tin, cở sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật công nghệ, cán bộ thư viện, người dùng tin), là nền tảng chính cho mọi hoạt động thông tin thư viện, giúp cho các cơ quan thông tin thư viện có thể tồn tại và phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Do đó, phát triển NLTT trong hoạt động thông tin thư viện chính là cơ sở cho
40
việc đáp ứng nhu cầu thông tin của NDT. Thông qua tổ chức, thông tin trở thành động lực chính góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế - sản xuất, thông tin đóng vai trò hàng đầu trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo và đời sống xã hội, là cơ sở để các cấp lãnh đạo, quản lý đưa ra quyết định quan trọng.
Việc tạo ra được một NLTT càng phong phú và đa dạng, càng có khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của NDT, giúp cho Thư viện thu hút được đông đảo người dùng tin trên cơ sở đó hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình. NLTT là cơ sở tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin, để thực hiện sự hợp tác, trao đổi và chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện và cơ quan thông tin.
1.5.1. Vai trò của phát triển nguồn lực thông tin đối với giảng viên, cán bộ nghiên cứu khi đào tạo theo tín chỉ
Việc áp dụng chương trình đào tạo theo hệ chế tín chỉ trong trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp là một bước chuyển biến ý nghĩa, một nỗ lực lớn trong việc thay đổi phương pháp dạy và học hiện nay. Đối với cán bộ, giảng viên hoạt động giảng dạy chính là hoạt động chủ đạo và quan trọng nhất. Để hoàn thiện các loại giờ tín chỉ cần phải có một hệ thống các tài liệu tham khảo phục vụ việc bổ sung thông tin cho bài giảng của giảng viên. Do đó, nguồn lực thông tin của Thư viện sẽ giúp cho cán bộ, giảng viên tăng cường phục vụ công tác giảng dạy. Trong phương thức đào tạo truyền thống, người dạy có vai trò là người cung cấp kiến thức và người quyết định nội dung, phương pháp giảng dạy cho sinh viên. Trong phương thức đào tạo tín chỉ, người dạy chính là một nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên và còn phải là một cố vấn học tập, là người tham gia vào quá trình học tập và là một người học, một nhà nghiên cứu. Với vai trò đó, việc tìm hiểu các nguồn tài liệu khác nhau sẽ giúp cho cán bộ, giảng viên nâng cao được trình độ chuyên môn, nắm vững được các vấn đề cốt lõi, các nội dung chuyên sâu, mức độ cập nhật của lĩnh vực chuyên môn, đồng thời tìm hiểu mở rộng hiểu biết các lĩnh vực khác, tạo điều kiện thuận lợi cho người học tiếp thu và khám phá tiếp kiến thức.
Nguồn lực thông tin của Thư viện còn giúp hỗ trợ giảng viên trong công tác giảng dạy. Để có được một bài giảng có chất lượng tốt cán bộ, giảng viên phải là người hỗ trợ cho sinh viên biết được các tài liệu tại thư viện để tìm hiểu và nghiên cứu. Việc học tập của sinh viên không chỉ kết thúc ngay sau buổi học mà còn được nghiên cứu và phát triển suốt trong thời gian học tập. Trong quá trình tham gia giảng dạy và học tập cùng sinh viên, cán bộ, giảng viên còn bổ sung các thông tin
phản hồi từ chính nguồn tài liệu mà sinh viên tự nghiên cứu được, đây là những kiến thức bổ ích để người dạy có thể điều chỉnh nội dung, phương pháp và kỹ thuật giảng dạy phù hợp, nâng cao hiệu quả dạy - học.
1.5.2. Vai trò của phát triển nguồn lực thông tin đối với học sinh, sinh viên khi đào tạo theo tín chỉ
Thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ đồng nghĩa với việc thay đổi phương pháp dạy và học theo hướng tích cực hơn. Với phương thức lấy người học làm trung tâm, chương trình đào tạo tín chỉ sẽ tạo đà cho người học phát huy cao độ năng lực của bản thân, đồng thời khuyến khích sinh viên tiếp cận được với phương pháp học tập chủ động, lấy tự học, tự nghiên cứu làm chính. Muốn thực hiện tốt vấn đề cần nghiên cứu, sinh viên sẽ phải vào thư viện tìm tòi sách báo, thông tin điện tử, nghiên cứu các báo cáo, luận văn các công trình khoa học liên quan đến đề tài ấn định sau đó thực hiện phân tích, so sánh, phê bình đánh giá các dữ liệu tổng hợp kiến thức đưa đến nhận định chung. Từ đó, thúc đẩy hoạt động luân chuyển nguồn lực thông tin giữa thư viện và bạn đọc. Đây là yếu tố để khẳng định vai trò của công tác phát triển nguồn lực thông tin trong việc tăng cường và phát huy tính tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên theo học chế tín chỉ.
Trong phương thức đào tạo tín chỉ, người học không chỉ tiếp nhận các kiến thức mà người dạy cung cấp, mà họ phải là những người đàm phán, những người tổ chức trong quá trình học nhóm. Để làm tốt được nhiệm vụ học tập và nghiên cứu sinh viên phải đến thư viện nghiên cứu và tìm kiếm các tài liệu thuộc các vấn đề mà người dạy đã nêu ra và những nội dung khúc mắc mà họ chưa thể giải quyết được.
Việc chủ động về thời gian, kế hoạch học tập trong phương thức đào tạo tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên lựa chọn các môn học mình mong muốn, từ đó chủ động tìm kiếm các nguồn tài liệu của thư viện để có thể chủ động hơn trong việc lựa chọn môn học để tích lũy được số tín chỉ cần đạt được một cách nhanh chóng hơn.
Hiện nay, Thư viện luôn chú trọng đến yêu cầu của bạn đọc, lấy bạn đọc làm mục tiêu phấn đấu từ đó không ngừng đổi mới phục vụ bạn đọc tốt nhất, chú trọng bổ sung nguồn sách giáo trình và sách tham khảo là chính, với mục đích giúp bạn đọc mở rộng phạm vi học tập và nghiên cứu của mình ngoài những kiến thức được dạy ở trường.
42
Tiểu kết chƣơng 1
Trên cơ sở nghiên cứu vai trò, các yếu tố nội tại, khách quan, quy luật phát triển của NLTT cũng như tìm hiểu nhu cầu tin của các nhóm NDT tại Trường ĐHKTKTCN, ta có thể đi tới một số nhận xét như sau:
NLTT là một trong những yếu tố có tính quyết định cho chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập và chuyển giao công nghệ, phục vụ cho sự nghiệp phát triển và hội nhập của Trường ĐHKTKTCN. Trong thời đại bùng nổ thông tin KH&CN và sự giao thoa giữa các mạng lưới thông tin, việc tìm kiếm thông tin đầy đủ, chính xác, phù hợp với mục đích của các nhóm NDT đòi hỏi phải có một NLTT hiện đại, phong phú, đa dạng và có chất lượng cao tương ứng với sự phát triển của nhu cầu thông tin.
Trong xu thế phát triển chung của toàn xã hội, có nhiều yếu tố có mối quan hệ tác động qua lại với việc phát triển NLTT, từ đó có những ảnh hưởng nhất định đối với việc phát triển cũng như quản lý NLTT, đặc biệt ảnh hưởng tới nhu cầu tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, cán bộ, giảng viên đối với phương thức đào tạo theo tín chỉ hiện nay của Trường.
Việc nghiên cứu các yếu tố đặc trưng của NLTT, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NLTT là cơ sở chung để Thư viện đánh giá được thực trạng của nguồn lực thông tin với NCT, đồng thời có giải pháp phát huy NLTT, nâng cao chất lượng NLTT, đảm bảo năng lực phục vụ thông tin cho người dùng tin.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN ĐÁP ỨNG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP 2.1. Nguồn lực thông tin của thƣ viện trƣờng Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
2.1.1. Nguồn lực thông tin xét theo loại hình tài liệu
2.1.1.1. Nguồn lực thông tin truyền thống
a. Tài liệu xuất bản
Tài liệu xuất bản là các loại sách, báo, tạp chí, thường do các nhà xuất bản thương mại phát hành, được đánh các chỉ số ISBN hoặc ISSN, được phân phối qua các kênh phát hành chính thức. Đây là nguồn lực thông tin cơ bản, giữ vị trí hàng đầu trong hoạt động của Thư viện Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp.
Hiện nay, hệ thống đào tạo của Trường đang được phát triển và mở rộng đòi hỏi Thư viện phải có nguồn lực thông tin đủ mạnh để đáp ứng được chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ. Trước yêu cầu đó, đến nay Thư viện đã xây dựng được nguồn tài liệu xuất bản khá đầy đủ bao gồm: sách giáo trình, sách tham khảo, tài liệu tra cứu, báo, tạp chí.
TT Dạng tài liệu Đầu ấn phẩm Bản ấn phẩm Số lượng (đầu bản) Tỷ lệ (%) Số lượng (bản) Tỷ lệ (%) 1 Sách giáo trình 370 7,6 14534 26,6 2 Sách tham khảo 4256 87,6 34900 63,9
3 Tài liệu tra cứu 80 1,6 256 0,5
4 Báo, tạp chí 154 3,2 4904 9,0
Tổng 4860 100 54594 100