9. Bố cục luận văn
2.1. Nguồn lực thông tin của Thƣ viện trƣờng Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công
2.1.2. Nguồn lực thông tin xét theo môn loại khoa học
Nguồn lực thông tin căn cứ theo các môn loại khoa học được phân bố ở tất cả các kho sách của thư viện để vừa bảo quản, vừa phục vụ nhu cầu tin của người dùng tin một cách tốt nhất. Hiện nay, vốn tài liệu của thư viện trường ĐHKTKTCN gồm 4.860 đầu sách với 54.594 bản sách bao quát được các nội dung về lĩnh vực đào tạo của nhà trường. Theo thống kê bảng tổng hợp phía dưới đã thể hiện cơ cấu tài liệu truyền thống theo môn loại khoa học, cụ thể:
Lĩnh vực khoa học
Số đầu tài liệu Số bản tài liệu
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Kế toán 664 13,7 6778 12,4
Tài chính ngân hàng 450 9,3 5134 9,4
Quản trị kinh doanh 386 7,9 4649 8,5
CNKT Điện 554 11,4 5816 10,7
CNKT Điện tử 437 9,0 4600 8,4
CNKT Cơ khí 429 8,8 4178 7,7
Công nghệ thông tin 762 15,7 7092 13,0
Công nghệ thực phẩm 367 7,6 4398 8,1
Công nghệ May và Da giày 102 2,1 1275 2,3 Ngành khoa học khác 709 14,6 10674 19,6
Tổng số 4860 100 54594 100
Bảng 2.2: Bảng thống kê cơ cấu tài liệu truyền thống theo môn loại khoa học
Từ bảng 2.2 cho thấy cơ cấu tài liệu theo môn loại khoa học có đầy đủ ở các lĩnh vực đào tạo của nhà trường, tuy nhiên, nguồn lực thông tin vẫn chủ yếu là các xuất bản cũ, lạc hậu ảnh hưởng NCT của học sinh, sinh viên, giảng viên, do đó thư
50
viện cần rà soát lại tài liệu cũ và bổ sung các tài liệu mới, cập nhật kịp thời những tài liệu có nội dung phù hợp với sự phát triển của các lĩnh vực khoa học hiện nay.
Dựa trên thực trạng NLTT theo lĩnh vực đào tạo của Trường cho thấy, lĩnh vực công nghệ thông tin có tỷ lệ đầu tài liệu, bản tài liệu cao nhất trong các lĩnh vực đào tạo của nhà trường chiếm 15,7% tỷ lệ đầu tài liệu, 13% bản tài liệu, đây là nguồn tài liệu có nhu cầu sử dụng cao, không chỉ có sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin sử dụng mà các chuyên ngành cơ khí, điện, điện tử, kế toán cũng có nhu cầu sử dụng, theo kết quả điểu tra NCT thì có 19,5% người được hỏi có nhu cầu sử dụng; tiếp đến là các lĩnh vực kinh tế, trong đó cao nhất là ngành kế toán có tỷ lệ 12,4% bản tài liệu trong khi NCT của ngành này là rất lớn với 30,3%. Theo kết quả điều tra bảng hỏi về vốn tài liệu, trong câu hỏi : Đánh giá của Quý vị về vốn tài liệu của thư viện? thì chỉ có tổng số 64% người được hỏi cho rằng vốn tài liệu đáp ứng được “đầy đủ” nhu cầu của họ. Do đó, để phục vụ tốt hơn năng lực phục vụ thông tin tri thức cho hoạt động đào tạo của Trường thì thư viện cần nỗ lực nâng cao khả năng phát triển chất lượng NLTT hiện có và khai thác các nguồn lực thông tin khác trong nội bộ của Trường và sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.
2.1.3. Nguồn lực thông tin xét theo thời gian xuất bản của tài liệu
Ngày nay, khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ. Thông tin không ngừng được cập nhật và bạn đọc luôn đòi hỏi được sử dụng các tài liệu xuất bản mới nhất. Theo kết quả điều tra bảng hỏi về nhu cầu đọc tài liệu theo thời gian xuất bản, thì trong câu hỏi: Quý vị thường đọc tài liệu xuất bản vào thời gian nào?, thì có tới 97,1% người dùng tin cho biết thường đọc các tài liệu xuất bản từ năm 2000 trở lại đây. Điều này cho thấy, nhu cầu sử dụng tài liệu mới của bạn đọc là rất cao, do đó, thư viện cần phải đảm bảo cập nhật các tài liệu có nội dung mới đáp ứng với giai đoạn phát triển mới hiện nay của các ngành khoa học.
Dựa trên nhu cầu tin của bạn đọc và để thấy thực trạng nguồn lực thông tin theo thời gian xuất bản, tác giả đã thống kê tài liệu truyền thống của thư viện theo thời gian xuất bản, kết quả cụ thể như sau:
Năm xuất bản Số lƣợng tài liệu (bản) Tỷ lệ (%)
Trước năm 1980 3166 5,8
Từ năm 1980 - 2000 11.193 20,5
Từ năm 2000 - nay 40.235 73,7
Tổng 54.594 100
Bảng 2.3: Thống kê cơ cấu tài liệu truyền thống theo năm xuất bản
Từ bảng 2.3 về thống kê tài liệu truyền thống theo năm xuất bản cho thấy, trong nguồn lực của thư viện, tài liệu xuất bản từ năm 2000 đến nay vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất với 73.7%, bao gồm 40.235 bản sách; tài liệu từ 1980 - 2000 có tỷ lệ ít hơn (20.5 % ) gồm 11.193 bản sách; tài liệu trước năm 1980 chiếm tỷ lệ tương nhỏ là 5.8% với 3.166 bản sách. Như vậy, có thể nói thư viện đã rất chú trọng trong công tác phát triển vốn tài liệu, luôn cập nhật những tài liệu mới xuất bản, có lượng thông tin cập nhật phù hợp với sự thay đổi của các ngành lĩnh vực khoa học. Tuy nhiên, mảng tài liệu cũ, lạc hậu xuất bản trước năm 2000 (tức là có tuổi thọ gần 15 năm rồi) cũng còn khá nhiều, thư viện cần có giải pháp thay thể mảng tài liệu này, bổ sung tài liệu mới để đáp ứng được nhu cầu tin ngày càng cao của bạn đọc.
2.1.4. Nguồn lực thông tin xét theo ngôn ngữ xuất bản của tài liệu
Dựa vào ngôn ngữ xuất bản của tài liệu, nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật bao gồm 02 dạng tài liệu chủ yếu là: Tài liệu tiếng Việt và tài liệu tiếng Anh.
Ngôn ngữ xuất bản Số đầu tài liệu Tỷ lệ (%) Số bản tài liệu Tỷ lệ (%) Tiếng Việt 4333 89,2 53011 97,1 Tiếng Anh 527 10,8 1583 2,9 Tổng 4860 100 54594 100
Bảng 2.4: Thống kê tài liệu theo ngôn ngữ xuất bản tại Thư viện
Từ bảng 2.4 có thể nói, tài liệu tiếng Việt chiếm vị trí rất lớn (chiếm 89,2 đầu tài liệu và 97,1% bản tài liệu) trong tổng số nguồn lực thông tin của Thư viện. Điều này dẫn tới sự mất cân bằng trong phát triển nguồn lực thông tin của Thư viện. Tài
52
liệu tiếng nước ngoài chỉ chiếm lượng nhỏ vì loại sách này được bổ sung ít vì giá rất đắt đỏ, thư viện chủ yếu tập trung bổ sung sách tiếng Anh và ở các ngành đào tạo có thế mạnh của Trường như: Ngành công nghệ thông tin, ngành kế toán, ngành công nghệ kỹ thuật điện - điện tử. Nhìn chung, đây là nguồn tài liệu có kiến thức cơ bản phù hợp với chương trình đào tạo theo tín chỉ của Trường, đáp ứng phần nào cho công tác nghiên cứu giảng viên và học tập của sinh viên. Tuy nhiên, nhu cầu tin về các tài liệu ngôn ngữ nước ngoài là rất lớn. Theo kết quả điều tra bảng hỏi thì có 52,7% tổng số người được hỏi có nhu cầu sử dụng tài liệu tiếng Anh; 8,2% tổng số người được hỏi có nhu cầu sử dụng tài liệu tiếng Trung, và một số ngôn ngữ khác như: Tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Hàn …cũng được một số ít người được hỏi có nhu cầu sử dụng. Hiện nay nguồn tài liệu tiếng nước ngoài ở thư viện mới chỉ có tài liệu tiếng Anh nên ảnh hưởng tới nhu cầu tin của người dùng tin trong hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của sinh viên. Vì vậy, để góp phần đảm bảo chuẩn đầu ra thì việc bổ sung tài liệu tiếng nước ngoài cần được nhà trường quan tâm đầu tư kinh phí để phát triển NLTT, tạo điều kiện cho sinh viên nâng cao khả năng giao tiếp ngoại ngữ để đáp ứng được thị trường lao động hiện nay.
2.2. Công tác phát triển nguồn lực thông tin tại thƣ viện trƣờng Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp. Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp.
Công tác bổ sung tài liệu là một trong những khâu quyết định chất lượng của NLTT. Bất kỳ một cơ quan thông tin, thư viện nào muốn hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, muốn đạt được hiệu quả phục vụ tốt nhất, điều quan tâm trước tiên là phải xây dựng và phát triển cho được một vốn tài liệu đủ lớn về số lượng với chất lượng tốt, phong phú về chủng loại, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của người dùng tin tại đơn vị mình. Nếu bổ sung tốt, chất lượng NLTT có khả năng đáp ứng nhu cầu của NDT cao thì sẽ thu hút được đông đảo bạn đọc đến thư viện và ngược lại, nếu NLTT mà chất lượng không cao, NDT sẽ ít sử dụng, hiệu quả sử dụng và khai thác tài liệu sẽ bị giảm theo. Tuy nhiên, để xây dựng được một vốn tài liệu vừa lớn về số lượng vừa mạnh về chất lượng, các thư viện và cơ quan thông tin không thể bổ sung ồ ạt các loại tài liệu trên thị trường mà phải tiến hành lựa chọn, cân nhắc kỹ càng từng loại tạp chí, từng cuốn sách. Cơ sở của việc lựa chọn đó
chính là các nguyên tắc, quy tắc lựa chọn tài liệu. Những nguyên tắc này được xây dựng dựa trên chức năng, nhiệm vụ mà thư viện hay cơ quan thông tin được giao phó.
Công việc phát triển nguồn lực thông bao gồm các khâu chính sau: xây dựng chính sách và kế hoạch bổ sung; tiếp cận các nguồn lực thông tin; chọn hình thức và phương thức bổ sung. Vì vậy trong quá trình hoạt động, muốn công tác phát triển NLTT hiệu quả thì phải có chính sách bổ sung hợp lý, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của thư viện. Chính sách bổ sung là một tài liệu quan trọng hàng đầu đối với bất kỳ một thư viện hay cơ quan thông tin nào, chính sách bổ sung là một văn bản trình bày một cách có hệ thống và chặt chẽ các nguyên tắc chi phối các hoạt động xây dựng vốn tài liệu hay nói cụ thể hơn văn bản này xác định chức năng nhiệm vụ của cơ quan thông tin, thư viện, xác định rõ đối tượng phục vụ của cơ quan, xác định phương hướng phát triển vốn tài liệu của cơ quan cùng các quy định, quy chế, thủ tục lựa chọn tài liệu, lựa chọn nhà cung cấp tài liệu, phù hợp với khả năng tài chính cũng như cơ cấu tổ chức của từng thư viện hay cơ quan thông tin, khẳng định phương châm bổ sung tài liệu, các diện chủ đề mà thư viện quan tâm thu thập cũng như các thủ tục thanh lọc tài liệu.
2.2.1. Chính sách bổ sung tài liệu/Diện bổ sung tài liệu
Công tác xây dựng NLTT có những đặc thù riêng với các cơ quan thông tin thư viện khác nhau, nó phụ thuộc vào hoàn cảnh, bối cảnh, chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng thư viện. Với Thư viện Trường ĐHKTKTCN, công tác phát triển nguồn lực thông tin rất được coi trọng, việc xây dựng và tổ chức NLTT chủ yếu dựa vào nhiệm vụ chính là cung cấp tài liệu khoa học và công nghệ phục vụ cho việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập của cán bộ, giảng viên, sinh viên trong toàn trường. Để thực hiện nhiệm vụ của thư viện là giảng đường thứ hai để sinh viên học tập và nghiên cứu. Cho tới nay, mặc dù thư viện chưa xây dựng được chính sách bổ sung đúng nghĩa, tuy nhiên, thư viện cũng đã xác định được diện bổ sung của thư viện để từ đó xây dựng NLTT phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Thư viện và yêu cầu tin của bạn đọc. Diện bổ sung của thư viện chú trọng bổ sung các dạng tài liệu như sau:
54
- Tài liệu chỉ đạo bao gồm: Công báo, các tác phẩm của lãnh tụ C. Mác, P. Ănghen, V.Lênin và Hồ Chí Minh, … Đây là dạng tài liệu chỉ chiếm số lượng ít nhưng có ảnh hướng tích cực tới tư tưởng của bạn đọc.
- Các dạng tài liệu học tập, nghiên cứu khoa học và giảng dạy bao gồm: Sách giáo trình, sách tham khảo, tài liệu tra cứu và các loại báo, tạp chí chuyên ngành phù hợp các chuyên ngành đào tạo của nhà trường, đó là các ngành: Cơ khí, Công nghệ thông tin, Dệt may, da giày, Công nghệ thực phẩm, Điện, Điện tử, Kế toán, Quản trị kinh doanh... Đây là nguồn tài liệu có ý nghĩa quan trọng đối với việc đáp ứng nhu cầu tin của sinh viên và giảng viên, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện. Vì vậy, nguồn tài liệu này được thư viện tập trung nhiều kinh phí nhất để bổ sung.
- Các dạng tài liệu tra cứu: Như từ điển nói chung, từ điển các chuyên ngành, sổ tay tra cứu, cẩm nang của các ngành nghề ...
Ngoài các chuyên ngành ưu tiên bổ sung tài liệu như trên, thư viện cũng dành một phần kinh phí phù hợp để bổ sung các tài liệu của các chuyên ngành liên quan như toán học, hóa học, ngoại ngữ và một lượng nhỏ tài liệu phục vụ cho mục đích giải trí và nâng cao đời sống cho bạn đọc bao gồm các sách chính trị xã hội, sách văn học và các loại báo và tạp chí của cơ quan Trung ương xuất bản.
Tóm lại, diện bổ sung tài liệu của thư viện nhìn chung đáp ứng được yêu cầu tin và phù hợp với chương trình đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên, cho tới nay việc mua tài liệu cần bổ sung vẫn dựa phần lớn vào sự phối hợp giữa thư viện với các chuyên gia, giảng viên của đơn vị, các khoa trong nhà trường và kinh nghiệm của cán bộ nghiệp vụ bổ sung mà chưa có các quy định cụ thể, chi tiết cho công việc này. Vì vậy, tới đây, thư viện cần phải xây dựng chính sách bổ sung phù hợp và hiệu quả hơn trong những năm tới khi nguồn kinh phí bổ sung đang bị hạn chế và nhu cầu tin tăng cao đáng kể.
2.2.2. Phương thức bổ sung tài liệu
Vốn tài liệu giàu có, phong phú không chỉ là niềm tự hào của mỗi thư viện mà còn là cơ sở giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của mỗi thư viện thông qua việc thu hút đông đảo độc giả đến khai thác và sử dụng. Vì vậy, Thư viện trường
ĐHKTKTCN luôn chú trọng đến việc phát triển nguồn lực thông tin của mình và thực hiện việc thu thập tài liệu theo hai phương thức trả tiền và không phải trả tiền.
2.2.2.1. Phương thức trả tiền
Đây là nguồn cung cấp tài liệu chủ yếu của Thư viện. Thực chất của phương thức trả tiền đó là mua tài liệu từ các nhà xuất và các đơn vị xuất bản. Ưu điểm nổi bật của phương thức trả tiền là giúp thư viện có thể chủ động tiến hành công tác bổ sung về thời gian, về không gian và nội dung tài liệu. Nguồn mua bao gồm:
- Mua từ các nhà xuất bản trong nước: Thực hiện chủ trương của Ban giám hiệu nhà trường về dự toán bổ sung tài liệu cho thư viện cho từng năm học mới, thư viện nên dự toán về số lượng tài liệu và kinh phí cần có vào cuối mỗi năm để bổ sung nguồn lực thông tin. Trong đó, mua tài liệu từ các nhà xuất bản trong nước chiếm tỷ lệ lớn trong nguồn kinh phí đó, bao gồm các loại sách giáo trình, sách tham khảo, tài liệu tra cứu của các nhà xuất bản uy tín trong nước phù hợp với chương trình đào tạo của nhà trường như: Nhà xuất bản Bách khoa, Nhà xuất bản Kinh tế, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật thuật, ....Ngoài ra, thư viện cũng bổ sung báo, tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Cơ khí Việt Nam, Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, Tạp chí Điện tử Tin học, Tạp chí Kế toán và kiểm toán, eFinance...
- Mua từ các nhà xuất bản, các tổ chức trên thế giới: Do nguồn kinh để phí bổ sung tài liệu này là rất lớn so với kinh phí được giao của thư viện nên nguồn tài liệu này được bổ sung rất ít, chủ yếu là một số giáo trình dạy tiếng Anh và tài liệu về công nghệ thông tin của các nhà xuất bản như Cambridge University Press,