Bảng thông tin về thời gian sử dụng đọc tài liệu mỗi ngày của NDT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn lực thông tin đáp ứng đào tạo theo tín chỉ tại Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (Trang 45 - 47)

Đối với đối tượng nghiên cứu là cán bộ quản lý, thời gian nghiên cứu tài liệu mỗi ngày thường là ít hơn 2giờ/ ngày, (64% cán bộ quản lý cho biết họ dành 1-2 giờ để nghiên cứu tài liệu). Qua tìm hiểu nguyên nhân cho thấy, đa phần các đối tượng nghiên cứu ở nhóm này có tuổi đời lớn (hầu hết trên 40 tuổi), đã đạt đến một trình độ học tập, nghiên cứu nhất định (đối tượng nghiên cứu trong nhóm này đều có trình độ từ Thạc sĩ trở lên), hoạt động công việc chủ yếu hàng ngày là hoạt động quản lý hành chính, giữ một chức vụ nhất định trong nhà trường, cho nên không thể dành được nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu hàng ngày. Do đặc thù và tính chất công việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý là ra các quyết định, thông tin đối với họ là công cụ để quản lý. Họ quan tâm tới cả tài liệu tiếng Việt và tài liệu tiếng nước ngoài, đặc biệt là các tài liệu điện tử. Cán bộ quản lý, lãnh đạo thường bận rộn trong các công việc quản lý, lãnh đạo, họ có ít thời gian đến thư viện cho nên những thông tin họ cần là những thông tin mới nhất, chính xác, mang tính thời sự theo các chuyên ngành đào tạo của trường và lĩnh vực quản lý mà họ công tác, họ có nhu cầu tìm hiểu cao về các chính sách của Đảng và Nhà nước, các thông tin cập nhật trên các loại báo, tạp chí chuyên ngành phù hợp với nhu cầu tin của họ.

Nhóm đối tượng là cán bộ, giảng viên là nhóm có trình độ cao (hầu hết là đều có trình độ trên đại học) và có kỹ năng về tin học, ngoại ngữ. Phần lớn nhóm NDT này (78,4% số người được hỏi ý kiến) dành thời gian cho việc đọc tài liệu khoảng từ 1- 3 giờ/ngày. Qua tìm hiểu nguyên nhân, cho thấy, đa phần các đối tượng này nằm trong độ tuổi từ 30 - 50 tuổi, nhiệm vụ chủ yếu là giảng dạy cho nên có nhu cầu nghiên cứu thông tin cao phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập nâng cao kiến

thức, tuy nhiên phần lớn số NDT này chịu ảnh hưởng từ môi trường gia đình, họ khá bận rộn với công việc gia đình nên không có nhiều thời gian dành cho đọc tài liệu, nghiên cứu. Có một số không nhiều NDT nhóm này (chiếm 7,3%) có nhu cầu nghiên cứu tài liệu cao, đam mê việc nghiên cứu, dành khá nhiều thời gian để đọc tài liệu, trên 4 giờ/ngày. Các giảng viên luôn tìm kiếm, cập nhật và giới thiệu cho sinh viên những tài liệu cần thiết, liên quan tới môn học để mang lại hiệu quả cao trong học tập và nghiên cứu. Do thời gian chủ yếu dành cho giảng dạy và nghiên cứu, họ rất quan tâm tới các thông tin về lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu mới nhất, có tính thời sự về kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ thuộc các lĩnh vực giảng dạy để làm tài liệu nghiên cứu khoa học, tự học tập nâng cao trình độ, giảng dạy.

Đối với nhóm đối tượng là học sinh, sinh viên: Trước yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ nên sinh viên có nhu cầu tìm kiếm tài liệu rất cao. Sinh viên phải thường xuyên tìm kiếm và sử dụng các tài liệu liên quan đến các lĩnh vực học tập và nghiên cứu tại thư viện. Các ngành đào tạo của trường chủ yếu là các ngành kinh tế, kỹ thuật, công nghệ do đó việc tập trung đáp ứng nhu cầu tin của nhóm này được chú trọng. Bên cạnh đó, đây là những đối tượng trẻ nên thư viện còn đầu tư các tài liệu về lý luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh, ngoại ngữ, tin học, văn hóa và nhiều tài liệu khác thuộc các ngành khoa học xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu tin của nhóm này. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ phân phối tương đối rõ rệt ở các khoảng thời gian. Số người dùng tin dành khoảng thời gian 2 - 3 giờ/ngày để đọc tài liệu chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 39,9%), tiếp theo là nhóm đối tượng sử dụng thời gian đọc tài liệu từ 1-2 giờ/ngày (chiếm tỷ lệ 20,7%) và đối tượng có nhu cầu đọc tài liệu mỗi ngày nhiều nhất với khoảng thời gian trên 5 giờ/này chỉ chiếm 3,6%. Qua nghiên cứu nguyên nhân cho thấy, đa phần đối tượng sinh viên là đối tượng có nhiệm vụ học tập là chủ yếu cho nên các đối tượng này thường xuyên phải nghiên cứu tài liệu để phục vụ cho việc học tập của mình. Tuy nhiên, các đối tượng này ở độ tuổi đang hoàn thiện về nhân cách và giao tiếp xã hội cho nên chịu tác động bởi rất nhiều các yếu tố xã hội, chính vì vậy nhu cầu nghiên cứu tài liệu để phục vụ học tập cũng chỉ nằm trong một giới hạn thời gian nhất định, và họ còn dành khá nhiều thời gian cho các hoạt động khác.

36

* Nhu cầu tin theo lĩnh vực chuyên môn (chuyên ngành đào tạo)

Để làm rõ được cơ cấu nhu cầu tin của người dùng tin, từ đó có giải pháp phát triển NLTT của thư viện phù hợp, cân đối chính xác với chương trình đào tạo của trường luận văn đã khảo sát và phân tích NCT theo chuyên ngành đào tạo của các nhóm NDT khác nhau. Kết quả phân tích và tổng hợp NCT theo chuyên ngành của 3 nhóm NDT được trình bày trên bảng sau:

Ngành đào tạo Cán bộ lãnh đạo, quản lý Cán bộ, giảng viên Học sinh, sinh viên Tổng số SL % SL % SL % SL % Kế toán 15 1,2 83 6,7 278 22,4 376 30,3 Tài chính ngân hàng 12 1,0 56 4,5 126 10,1 194 15,6 Quản trị kinh doanh 8 0,7 49 3,9 127 10,2 184 14,8 CNKT Điện 17 1,3 52 4,2 83 6,7 152 12,2 CNKT Điện tử 14 1,1 46 3,7 87 7,0 147 11,8 CNKT Cơ khí 14 1,1 48 3,8 84 6,8 146 11,7 Công nghệ thông tin 22 1,8 85 6,8 135 10,9 242 19,5 Công nghệ thực phẩm 6 0,5 23 1,9 48 3,9 77 6,2 CN May và Da giày 13 1,0 31 2,5 51 4,1 95 7,6 Khác 16 1,2 67 5,4 186 15,0 269 21,6

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn lực thông tin đáp ứng đào tạo theo tín chỉ tại Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (Trang 45 - 47)