Thƣ viện Trƣờng Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp trƣớc yêu cầu đào

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn lực thông tin đáp ứng đào tạo theo tín chỉ tại Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (Trang 38)

9. Bố cục luận văn

1.4. Thƣ viện Trƣờng Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp trƣớc yêu cầu đào

cầu đào tạo theo tín chỉ

1.4.1. Chức năng và nhiệm vụ của thư viện Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp. thuật Công nghiệp.

Thư viện trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp được thành lập năm 1956, đến nay Thư viện đã có lịch sử trên 50 năm hình thành và phát triển. Từ những khó khăn, thử thách ban đầu, đến nay thư viện đã có được vốn tài liệu khá lớn, đội ngũ cán bộ thư viện yêu nghề, nhiệt tình đưa Thư viện ngày một phát triển hơn.

Thư viện có chức năng là đơn vị phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và quản lý của nhà trường thông qua việc sử dụng, khai thác các loại tài liệu có trong thư viện.

Để thực hiện chức năng trên, thư viện thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Tham mưu giúp lãnh đạo Nhà trường xây dựng quy hoạch, kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn của thư viện; tổ chức điều phối toàn bộ hệ thống thông tin, tư liệu, thư viện trong nhà trường;

- Bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của nhà trường; thu nhận các tài liệu do nhà trường xuất bản, các công trình nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, tài liệu hội thảo, khoá luận, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ của cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên, chương trình đào tạo, giáo trình, tập bài giảng và các dạng tài liệu khác của nhà trường, các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao đổi giữa các thư viện;

- Tổ chức phục vụ, hướng dẫn cho bạn đọc khai thác, tìm kiếm, sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu và các sản phẩm dịch vụ thông tin - thư viện thông qua các hình thức phục vụ của thư viện phù hợp với quy định của pháp luật;

- Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và công nghệ thông tin vào công tác thư viện;

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ thư viện để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả công tác;

28

- Tổ chức, quản lý cán bộ, tài sản theo sự phân cấp của hiệu trưởng; bảo quản, kiểm kê định kỳ vốn tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản khác của thư viện; tiến hành thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu lạc hậu, hư nát theo quy định;

Thư viện có quyền hạn sau đây:

- Tham gia các hội nghề nghiệp, các hội nghị, hội thảo khoa học về thông tin thư viện trong nước và quốc tế; liên kết, hợp tác với các thư viện, tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài về tiếp nhận tài trợ, viện trợ, trao đổi nguồn lực thông tin, kinh nghiệm chuyên môn, tham gia các mạng thông tin phù hợp với quy định của nhà trường và của pháp luật;

- Tổ chức các hoạt động dịch vụ có thu phù hợp với quy định của pháp luật và chức năng nhiệm vụ được giao;

1.4.2. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ

Thư viện Trường ĐHKTKTCN là một tổ trực thuộc phòng Đào tạo, có các cán bộ phụ trách tổ thư viện và các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ.

Hiện nay, thư viện có 10 cán bộ, trong đó có 03 nam (chiếm 30%) và 07 nữ (chiếm 70%). Trong đó có 01 cán bộ quản lý, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng đào tạo về hoạt động của thư viện và việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Về độ tuổi, cán bộ thư viện hầu hết là cán bộ trẻ, nhiệt tình và năng động và đầy nhiệt huyết với công việc. Điều này được thể hiện trong bảng 2 dưới đây:

Độ tuổi Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Trên 50 tuổi 00 00 Trên 40 tuổi 01 10 Từ 30 - 40 tuổi 02 20 Từ 25 - 30 tuổi 06 60 Dưới 25 tuổi 01 10 Tổng số 10 100

Bảng 1.1: Bảng cơ cấu nhân sự phân chia theo độ tuổi

Từ bảng số liệu trên cho thấy thư viện có nguồn cán bộ trẻ (chiếm 70%), đây là những cán bộ có năng lực, sung sức, có khả năng tiếp thu tốt những kiến thức mới và đưa thư viện ngày một phát triển hơn nữa.

Cán bộ ở độ tuổi trung niên chỉ chiếm số lượng nhỏ (10%), họ là những người có bề dày kinh nghiệm, là những người giữ vững được lập trường tư tưởng và định hướng cho thư viện phát triển.

Về trình độ: Thư viện có 01 thạc sỹ quản lý giáo dục; 02 cán bộ đang theo học thạc sỹ chuyên ngành thông tin - thư viện, 05 cử nhân chuyên ngành thông tin - thư viện và 01 cử nhân chuyên ngành kế toán, 01 cử nhân kinh tế.

Trình độ Số lƣợng ( ngƣời) Tỷ lệ (%) Thạc sỹ Quản lý giáo dục 01 10 Cử nhân TT - TV 07 70 Cử nhân Kế toán 01 10 Cử nhân kinh tế 01 10 Tổng số 10 100

Bảng 1.2: Cơ cấu nhân sự theo trình độ tại Thư viện

Từ bảng số liệu trên cho thấy, 70% cán bộ Thư viện có trình độ chuyên môn TT-TV, các cán bộ khác đều được bồi dưỡng nghiệp vụ về nghiệp vụ TT-TV. Hầu hết các cán bộ đều có kỹ năng sử dụng tin học, ngoại ngữ áp dụng vào công tác của mình. Từ những điều kiện cụ thể về nhân sự và trình độ như trên, Thư viện được phân chia thành các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ như sau:

* Bộ phận bổ sung trao đổi, xử lý tài liệu, thông tin - thư mục thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng và bổ sung vốn tài liệu; Xử lý kỹ thuật tài liệu, xây dựng các cơ sở dữ liệu, tổ chức hệ thống tra cứu theo đúng yêu cầu về tiêu chuẩn nghiệp vụ thư viện; Xử lý và biên soạn ấn phẩm thông tin chọn lọc, thông tin chuyên đề, các loại thư mục, hướng dẫn tra cứu và tổ chức các hoạt động thông tin khác; Cung cấp các dịch vụ và đáp ứng yêu cầu về sử dụng vốn tài liệu có trong thư viện hoặc ngoài thư viện thông qua việc trao đổi giữa các thư viện.

* Bộ phận nghiệp vụ tổng hợp có nhiệm vụ: Bảo quản vốn tài liệu thư viện, chuyển dạng tài liệu, tu sửa, phục chế tài liệu bị hư hỏng, rách nát trong quá trình sử dụng hoặc do các nguyên nhân khác; Nghiên cứu và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện, tham gia vào quá trình bảo trì, bảo dưỡng máy tính và các trang thiết bị hiện đại khác, hỗ trợ cho việc số hoá tài liệu và xuất bản tài

30

chính - kế toán, thống kê, báo cáo, cung ứng trang thiết bị cho hoạt động thư viện; phối hợp với các phòng, khoa, bộ môn và bộ phận chức năng khác của nhà trường tổ chức biên soạn, in ấn và phát hành tài liệu, bài giảng, giáo trình phục vụ cho các hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học.

* Bộ phận phục vụ bạn đọc: Phụ trách công tác phục vụ bạn đọc; cung cấp các thông tin về tài liệu theo yêu cầu của bạn đọc

1.4.3. Cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin

* Cơ sở vật chất của Thư viện:

Trụ sở của thư viện: Thư viện được xây dựng tại hai cơ sở chính của Nhà trường tại Nam Định và Hà Nội để đảm bảo nhu cầu đọc của cán bộ, giảng viên, giáo viên, HSSV của cả hai khu vực.

* Hạ tầng công nghệ thông tin:

Hiện nay, thư viện có 02 máy chủ lưu trữ thông tin và quản lý và dữ liệu của thư viện, bên cạnh đó, thư viện còn được trang bị 02 phòng máy tính phục vụ cho viecj truy cập thông tin trên internet và hệ thống máy trạm để tra cứu thông tin tại thư viện. Có thể nói đây là một trong những yếu tố quan trọng giới thiệu được các NLTT của thư viện đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm và khai thác tài liệu của bạn đọc.

1.4.4. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin khi đào tạo theo tín chỉ:

Người dùng tin và nhu cầu tin là hai yếu tố gắn liền với công tác phục vụ bạn đọc của thư viện. Nghiên cứu đặc điểm NDT là công việc cơ sở để làm sáng tỏ bản chất, đặc điểm NCT của người dùng tin, qua đó xác định những phương pháp, cách thức ứng xử hiệu quả nhất trong quá trình thoả mãn NCT của họ tại các cơ quan Thông tin- Thư viện.

1.4.4.1. Đặc điểm người dùng tin

Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường trong giai đoạn hiện nay, có thể phân chia NDT tại Thư viện trường ĐHKTKTCN thành 3 nhóm chính: Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý; nhóm cán bộ, giảng viên; nhóm học sinh, sinh viên. Để nghiên cứu đặc điểm NCT của các nhóm đối tượng NDT khác nhau, tác giả luận văn đã sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Đã có 1500 phiếu điều tra được phát cho cả 3 nhóm đối tượng NDT theo tỷ lệ thực tế về quy mô giáo viên và học sinh, sinh viên theo đặc thù hoạt động đào tạo của

nhà trường, số phiếu thu được là 1243 phiếu, đạt tỉ lệ 82,9%. Cụ thể số phiếu được phát ra theo các nhóm đối tượng và kết quả thu về như sau:

Đối tƣợng nghiên cứu

Số phiếu phát ra Số phiếu thu về Tỉ lệ phiếu thu về so với phiếu phát ra (%) Tỉ lệ so với tổng số phiếu thu về (%)

Đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý 40 25 62,5 2,0% Đối tượng cán bộ, giảng viên 360 286 79,4 23% Đối tượng học sinh, sinh viên 1100 932 84,7 75%

Tổng cộng 1500 1243 82,9 100

Bảng 1.3: Tổng số phiếu phát ra và thu về theo các nhóm đối tượng

Về nguyên tắc, người dùng tin tại Thư viện trường ĐHKTKTCN là toàn thể cán bộ, công chức, giảng viên, giáo viên và học sinh, sinh viên thuộc các loại hình đào tạo trong toàn trường. Thông qua các biện pháp như thống kê số liệu, trao đổi mạn đàm, phân tích phiếu yêu cầu và đặc biệt là điều tra bằng phiếu hỏi, luận văn đã xác định được thành phần người dùng tin, các lĩnh vực tài liệu mà họ quan tâm, ngôn ngữ mà họ thường sử dụng và cũng thông qua đó xác định được mức độ thỏa mãn nhu cầu thông tin của người dùng tin.

Qua kết quả điều tra và khảo sát thực tế, có thể phân chia các nhóm NDT của Thư viện trường ĐHKTKTCN gồm 3 nhóm chính bao gồm: Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý; nhóm cán bộ, giảng viên; nhóm học sinh, sinh viên.

Tỉ lệ các nhóm người dùng tin tại Thư viện được minh họa trong sơ đồ sau:

2% 23% 75% Cán bộ lãnh đạo, quản lý Cán bộ, giảng viên Học sinh, sinh viên

32

* Người dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quản lý

Nhóm này bao gồm Ban giám hiệu, trưởng, phó các khoa, phòng ban, trung tâm, tổ bộ môn, các cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể trong trường. Đây là nhóm NDT tuy chiếm tỷ lệ không cao (2%) trong số người dùng tin tại Trường ĐHKTKTCN nhưng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trường. Họ vừa tham gia giảng dạy vừa làm công tác quản lý, đưa ra các quyết định liên quan đến sự phát triển của nhà trường. Họ có rất ít thời gian khai thác tài liệu tại Thư viện. Nhu cầu của nhóm người dùng tin này là rất cao. Với họ, thông tin là đối tượng và là công cụ quản lý. Họ quan tâm tới những tài liệu có chọn lọc bao gồm các dạng tài liệu mang tính tổng hợp, dự báo và có chất lượng cao, cả tài liệu bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thuộc các lĩnh vực quản lý và theo chuyên ngành đào tạo của Nhà trường.

* Người dùng tin là cán bộ, giảng viên

Người dùng tin là cán bộ, giảng viên là thành phần tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu của trường. Đây là nhóm NDT có tỷ lệ khá cao 23%, họ có trình độ chuyên môn cao (phần lớn trên đại học) và có trình độ tin học, ngoại ngữ tốt. Họ tham gia trực tiếp truyền tải tri thức khoa học đến cho SV, tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo của trường, vừa là chủ thể thông tin, vừa là NDT thường xuyên của thư viện. Vì tham gia giảng dạy nên họ thường xuyên phải cập nhật những kiến thức mới, công nghệ mới và chuyên sâu liên quan trực tiếp tới lĩnh vực của các môn học mà họ giảng dạy, nghiên cứu. Sản phẩm thông tin của họ là những bài giảng, giáo trình và các công trình nghiên cứu,... Trước yêu cầu về đổi mới giáo dục, người giáo viên phải tìm kiếm và giới thiệu cho sinh viên những tài liệu cần thiết liên quan đến môn học để SV có thể tìm hiểu và bổ sung những kiến thức mới, kích thích quá trình sáng tạo, mang lại hiệu quả cao trong học tập và nghiên cứu. Do vậy, nhóm NDT này luôn dành một khoảng thời gian nhất định cho việc tìm tài liệu tham khảo tại thư viện. Thông tin của nhóm này là những thông tin chuyên sâu, có tính thời sự về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ thuộc các chuyên ngành đào tạo của trường.

* Nhóm học sinh, sinh viên

Đây là nhóm đối tượng NDT lớn nhất của thư viện. Nhóm này chiểm tỷ lệ cao nhất với 75% bao gồm sinh viên đại học và cao đẳng chính quy.

Hệ Số lƣợng ( ngƣời ) Tỉ lệ phần trăm (%)

Đại học chính quy 15896 76,6

Cao đẳng chính quy 4852 23,4

Tổng số 20748 100

Bảng 1.4: Bảng cơ cấu sinh viên trường ĐHKTKTCN (năm 2014)

Việc đổi mới phương pháp dạy học từ niên chế sang TC đã khiến nhóm NDT này ngày càng có những biến chuyển về phương pháp học tập. Yêu cầu khi đào tạo theo tín chỉ đặt ra với nhóm NDT này là họ cần được đảm bảo thông tin về các kiến thức cơ bản có trong chương trình học tập và biết đổi mới phương pháp học tập nghiên cứu trong nhà trường.

Hiện nay, phương pháp tự học, tự nghiên cứu đang được chú trọng. Do đó, sinh viên không còn học một cách thụ động như trước mà đã có sự tìm tòi, học hỏi, bổ sung thêm kiến thức bằng việc tìm kiếm tài liệu, thông tin từ nhiều nguồn khác nhau trong đó chú trọng việc tìm kiếm nguồn lực thông tin tại thư viện cung cấp. Điều này phát huy tính chủ động, sáng tạo và tinh thần tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Ngoài thời gian trên lớp thì hầu hết các sinh viên của trường sử dụng thư viện, phòng thí nghiệm, xưởng thiết kế là nơi học tập và nghiên cứu của mình. Để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên học tập và nghiên cứu thư viện đã bố trí phòng phục vụ theo nhu cầu của NDT bao gồm: Phòng mượn sách giáo trình, phòng đọc sách tham khảo, phòng đọc báo, tạp chí.

1.4.4.2. Đặc điểm nhu cầu tin

Nhu cầu tin là nhu cầu về những thông tin cần thiết cho người dùng tin giúp họ giải quyết một vấn đề hoặc một nhiệm vụ. Nghiên cứu đặc điểm nhu cầu tin là nhận dạng về nhu cầu thông tin và tài liệu của người dùng, trên cơ sở đó tìm ra biện pháp cụ thể và phù hợp để cung cấp thông tin hoặc tài liệu cho họ. Công cuộc đổi mới giáo dục (đổi mởi về chương trình học, phương pháp giảng dạy và quy mô đào tạo của trường) đã tác động rất lớn đến nhu cầu tin. Thông tin và tài liệu đã trở thành chất liệu không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và thực hành tại trường ĐHKTKTCN.

* Nhu cầu tin theo thời gian sử dụng để đọc tài liệu:

Kết quả phân tích các phiếu điều tra thu được cho thấy thời gian sử dụng để đọc tài liệu mỗi ngày của các nhóm đối tượng như sau:

34

Thời gian/ Đối tƣợng

nghiên cứu Tổng số phiếu

Dƣới 1 giờ Từ 1- 2 giờ Từ 2-

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn lực thông tin đáp ứng đào tạo theo tín chỉ tại Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)