Tổng số phiếu phát ra và thu về theo các nhóm đối tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn lực thông tin đáp ứng đào tạo theo tín chỉ tại Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (Trang 42 - 45)

Về nguyên tắc, người dùng tin tại Thư viện trường ĐHKTKTCN là toàn thể cán bộ, công chức, giảng viên, giáo viên và học sinh, sinh viên thuộc các loại hình đào tạo trong toàn trường. Thông qua các biện pháp như thống kê số liệu, trao đổi mạn đàm, phân tích phiếu yêu cầu và đặc biệt là điều tra bằng phiếu hỏi, luận văn đã xác định được thành phần người dùng tin, các lĩnh vực tài liệu mà họ quan tâm, ngôn ngữ mà họ thường sử dụng và cũng thông qua đó xác định được mức độ thỏa mãn nhu cầu thông tin của người dùng tin.

Qua kết quả điều tra và khảo sát thực tế, có thể phân chia các nhóm NDT của Thư viện trường ĐHKTKTCN gồm 3 nhóm chính bao gồm: Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý; nhóm cán bộ, giảng viên; nhóm học sinh, sinh viên.

Tỉ lệ các nhóm người dùng tin tại Thư viện được minh họa trong sơ đồ sau:

2% 23% 75% Cán bộ lãnh đạo, quản lý Cán bộ, giảng viên Học sinh, sinh viên

32

* Người dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quản lý

Nhóm này bao gồm Ban giám hiệu, trưởng, phó các khoa, phòng ban, trung tâm, tổ bộ môn, các cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể trong trường. Đây là nhóm NDT tuy chiếm tỷ lệ không cao (2%) trong số người dùng tin tại Trường ĐHKTKTCN nhưng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trường. Họ vừa tham gia giảng dạy vừa làm công tác quản lý, đưa ra các quyết định liên quan đến sự phát triển của nhà trường. Họ có rất ít thời gian khai thác tài liệu tại Thư viện. Nhu cầu của nhóm người dùng tin này là rất cao. Với họ, thông tin là đối tượng và là công cụ quản lý. Họ quan tâm tới những tài liệu có chọn lọc bao gồm các dạng tài liệu mang tính tổng hợp, dự báo và có chất lượng cao, cả tài liệu bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thuộc các lĩnh vực quản lý và theo chuyên ngành đào tạo của Nhà trường.

* Người dùng tin là cán bộ, giảng viên

Người dùng tin là cán bộ, giảng viên là thành phần tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu của trường. Đây là nhóm NDT có tỷ lệ khá cao 23%, họ có trình độ chuyên môn cao (phần lớn trên đại học) và có trình độ tin học, ngoại ngữ tốt. Họ tham gia trực tiếp truyền tải tri thức khoa học đến cho SV, tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo của trường, vừa là chủ thể thông tin, vừa là NDT thường xuyên của thư viện. Vì tham gia giảng dạy nên họ thường xuyên phải cập nhật những kiến thức mới, công nghệ mới và chuyên sâu liên quan trực tiếp tới lĩnh vực của các môn học mà họ giảng dạy, nghiên cứu. Sản phẩm thông tin của họ là những bài giảng, giáo trình và các công trình nghiên cứu,... Trước yêu cầu về đổi mới giáo dục, người giáo viên phải tìm kiếm và giới thiệu cho sinh viên những tài liệu cần thiết liên quan đến môn học để SV có thể tìm hiểu và bổ sung những kiến thức mới, kích thích quá trình sáng tạo, mang lại hiệu quả cao trong học tập và nghiên cứu. Do vậy, nhóm NDT này luôn dành một khoảng thời gian nhất định cho việc tìm tài liệu tham khảo tại thư viện. Thông tin của nhóm này là những thông tin chuyên sâu, có tính thời sự về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ thuộc các chuyên ngành đào tạo của trường.

* Nhóm học sinh, sinh viên

Đây là nhóm đối tượng NDT lớn nhất của thư viện. Nhóm này chiểm tỷ lệ cao nhất với 75% bao gồm sinh viên đại học và cao đẳng chính quy.

Hệ Số lƣợng ( ngƣời ) Tỉ lệ phần trăm (%)

Đại học chính quy 15896 76,6

Cao đẳng chính quy 4852 23,4

Tổng số 20748 100

Bảng 1.4: Bảng cơ cấu sinh viên trường ĐHKTKTCN (năm 2014)

Việc đổi mới phương pháp dạy học từ niên chế sang TC đã khiến nhóm NDT này ngày càng có những biến chuyển về phương pháp học tập. Yêu cầu khi đào tạo theo tín chỉ đặt ra với nhóm NDT này là họ cần được đảm bảo thông tin về các kiến thức cơ bản có trong chương trình học tập và biết đổi mới phương pháp học tập nghiên cứu trong nhà trường.

Hiện nay, phương pháp tự học, tự nghiên cứu đang được chú trọng. Do đó, sinh viên không còn học một cách thụ động như trước mà đã có sự tìm tòi, học hỏi, bổ sung thêm kiến thức bằng việc tìm kiếm tài liệu, thông tin từ nhiều nguồn khác nhau trong đó chú trọng việc tìm kiếm nguồn lực thông tin tại thư viện cung cấp. Điều này phát huy tính chủ động, sáng tạo và tinh thần tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Ngoài thời gian trên lớp thì hầu hết các sinh viên của trường sử dụng thư viện, phòng thí nghiệm, xưởng thiết kế là nơi học tập và nghiên cứu của mình. Để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên học tập và nghiên cứu thư viện đã bố trí phòng phục vụ theo nhu cầu của NDT bao gồm: Phòng mượn sách giáo trình, phòng đọc sách tham khảo, phòng đọc báo, tạp chí.

1.4.4.2. Đặc điểm nhu cầu tin

Nhu cầu tin là nhu cầu về những thông tin cần thiết cho người dùng tin giúp họ giải quyết một vấn đề hoặc một nhiệm vụ. Nghiên cứu đặc điểm nhu cầu tin là nhận dạng về nhu cầu thông tin và tài liệu của người dùng, trên cơ sở đó tìm ra biện pháp cụ thể và phù hợp để cung cấp thông tin hoặc tài liệu cho họ. Công cuộc đổi mới giáo dục (đổi mởi về chương trình học, phương pháp giảng dạy và quy mô đào tạo của trường) đã tác động rất lớn đến nhu cầu tin. Thông tin và tài liệu đã trở thành chất liệu không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và thực hành tại trường ĐHKTKTCN.

* Nhu cầu tin theo thời gian sử dụng để đọc tài liệu:

Kết quả phân tích các phiếu điều tra thu được cho thấy thời gian sử dụng để đọc tài liệu mỗi ngày của các nhóm đối tượng như sau:

34

Thời gian/ Đối tƣợng

nghiên cứu Tổng số phiếu

Dƣới 1 giờ Từ 1- 2 giờ Từ 2- 3 giờ Từ 3- 4 giờ Từ 4-5 giờ Trên 5 giờ Cán bộ lãnh đạo, quản lý Số phiếu 25 6 16 2 1 0 0 Tỷ lệ (%) 100 24,0 64,0 8,0 4,0 0 0 Cán bộ, giảng viên Số phiếu 286 11 128 96 30 17 4 Tỷ lệ (%) 100 3,8 44,8 33,6 10,5 5,9 1,4 Học sinh, sinh viên Số phiếu 932 103 193 372 109 121 34 Tỷ lệ (%) 100 11,1 20,7 39,9 11,7 13,0 3,6

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn lực thông tin đáp ứng đào tạo theo tín chỉ tại Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)