Các yếu tố nội tại của cơ quan thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn lực thông tin đáp ứng đào tạo theo tín chỉ tại Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (Trang 30 - 33)

9. Bố cục luận văn

1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác phát triển nguồn lực thông tin

1.2.2. Các yếu tố nội tại của cơ quan thông tin

1.2.2.1. Nhận thức và năng lực của cán bộ

Trong bất kỳ một cơ quan nào, cán bộ lãnh đạo luôn là người có vai trò quyết định trong việc đưa ra chiến lược phát triển của cơ quan đó. Để chiến lược được thực thi có hiệu quả, đòi hỏi người lãnh đạo phải được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết đưa ra các quyết định cũng như kế hoạch nhằm thực hiện cho được chiến lược đã xây dựng. Ngược lại, để có được đầy đủ thông tin cần thiết trước khi ra quyết định, người lãnh đạo phải am hiểu, sâu sát công việc, quan tâm đến công việc thuộc phạm vi mình phụ trách.

Một hiện tượng thực tế không dễ chịu đối với cán bộ làm công tác thông tin thư viện nói chung và trong các thư viện đại học nói riêng là không phải ở đâu hoạt động thư viện, trong đó có hoạt động phát triển vốn tài liệu, cũng được lãnh đạo cấp trên quan tâm đúng mức. Nhiều vị lãnh đạo chưa đánh giá hết tầm quan trọng của hoạt động thông tin - thư viện, coi hoạt động thông tin, thư viện như là “một thứ để

20

trang trí cho đẹp cơ quan” và vì thế, việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cũng như nhân lực cho hoạt động thư viện còn bị xem nhẹ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động phát triển nguồn lực thông tin của thư viện.

Cũng có một thực tế là nhiều người trong số cán bộ làm công tác thư viện cũng tự coi nhẹ tầm quan trọng của công việc mình đang làm, hễ có điều kiện thuận lợi hơn là sẵn sàng từ bỏ công việc thư viện để tìm kiếm một công việc khác “oai” hơn, thu nhập khá hơn. Để làm tốt công việc trong dây truyền xử lý tài liệu nói chung cũng như công việc xây dựng vốn tài liệu nói riêng, người cán bộ thư viện trước hết phải yêu nghề, tâm huyết với nghề, chịu khó học tập chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ để nâng cao trình độ. Có như vậy mới có thể đưa ra các quyết định chính xác trong việc lựa chọn tài liệu, làm cho nguồn lực thông tin của thư viện ngày càng phong phú và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng tin. Nói như vậy để thấy rằng cán bộ lãnh đạo đơn vị, cán bộ thư viện có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nguồn lực thông tin, có ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng, phát triển nguồn lực thông tin của thư viện.

1.2.2.2. Nhu cầu tin của người dùng tin

Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì hoạt động sống của con người.

Nguồn lực thông tin là cơ sở để thư viện phục vụ bạn đọc, phục vụ xã hội. Nguồn lực thông tin của thư viện càng nhiều, càng phong phú về nội dung bao nhiêu thì thư viện càng thực hiện tốt vai trò xã hội của mình bấy nhiêu. Trong việc phát triển nguồn tin, nhu cầu thông tin của người dùng là cơ sở đề cán bộ thư viện đưa ra quyết định khi lựa chọn tài liệu. Giữa nhu cầu tin và nguồn lực thông tin có mối quan hệ qua lại biện chứng rất mật thiết. Nhu cầu tin càng cao, càng phong phú càng đòi hỏi nguồn lực thông tin phải phát triển mạnh mẽ tương ứng, ngược lại nguồn lực thông tin càng phong phú, có chất lượng, thư viện càng có điều kiện thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người dùng tin.

Do đó, nhu cầu tin có vai trò rất quan trọng trong hoạt động phát triển nguồn lực thông tin. NCT là “điều kiện cần” để thư viện xây dựng, phát triển nguồn lực thông tin. Thư viện tồn tại để phục vụ người dùng tin thông qua việc thỏa mãn nhu

cầu tin của họ, không có nhu cầu tin, sẽ không tồn tại thư viện và đương nhiên cũng không cần phát triển nguồn lực thông tin.

Nhu cầu tin của người dùng tin ngày càng cao, càng đa dạng, phong phú, cơ quan thông tin - thư viện càng phải có trách nhiệm tạo ra được nguồn lực thông tin càng phong phú và đa dạng cả về hình thức và nội dung mới có thể đáp ứng được.

1.2.2.3. Kinh phí phát triển nguồn lực thông tin

Nguồn tài liệu chính mà các thư viện đại học bổ sung vào thư viện là từ mua qua các nhà sách, các công ty phân phối tài liệu trên thị trường, các thư viện đại học không có quyền nhận lưu chiểu, lượng tài liệu được nhận qua hình thức biếu tặng, trao đổi không nhiều. Như vậy để có được tài liệu nhập vào thư viện, các thư viện đại học chủ yếu trông chờ vào nguồn kinh phí được cấp từ nhà trường. Kinh phí cho công tác thư viện nói chung và công tác phát triển nguổn lực thông tin nói riêng ở các thư viện là một trong những “điều kiện đủ” để phát triển NLTT của thư viện. Hiện nay, giá cả tài liệu ngày một tăng cao, trong khi kinh phí của các thư viện còn rất eo hẹp. chưa tương xứng với nhu cầu thông tin của người dùng tin. Những thư viện có nguồn kinh phí ổn định thường có chiến lược bổ sung ổn định, kịp thời, hiệu quả và bổ sung được những tài liệu chất lượng để đáp ứng được nhu cầu tin, còn những thư viện có nguồn kinh phí hạn chế thì thường chỉ bổ sung được một số ít tài liệu cần thiết, có nhu cầu đọc cao, những tài liệu “hạt nhân”, mà bỏ qua nhiều tài liệu lẽ ra nên có để đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin.

Do đó, điều kiện kinh phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nguồn lực thông tin của thư viện.

1.2.2.4. Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin

Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng để cấu thành cơ quan thông tin - thư viện. Do đó, ở hầu hết các thư viện, cơ sở vật chất được đầu tư phù hợp với sự phát triển của vốn tài liệu. Bên cạnh đó, việc đầu tư về máy tính, thiết bị phục vụ hoạt động nghiệp vụ của thư viện góp phần quan trọng trong việc tổ chức bộ máy tra cứu, lưu trữ và bảo quản vốn tài liệu, đặc biệt tránh được việc trùng lặp trong công tác bổ sung phát triển vốn tài liệu, tiết kiệm chi phí để bổ sung những tài liệu cần thiết.

22

Do sự tác động mạnh mẽ của công nghệ thông tin tới hoạt động thư viện nói chung và với công tác phát triển NLTT nói riêng, hạ tầng cơ sở thông tin có ảnh hưởng rất lớn đến công tác xây dựng, phát triển NLTT. Nhũng thư viện có hạ tầng thông tin mạnh với trang thiết bị hiện đại, đường truyền có dải thông lớn có thể dễ dàng bổ sung các CSDL trực tuyến và cung cấp khả năng truy cập cho người sử dụng. Với những thư viện có hạ tầng thông tin kém, việc bổ sung các CSDL trực tuyến là rất khó và ít hiệu quả.

1.2.2.5. Hợp tác chia sẻ nguồn lực thông tin

Trong sự chuyển mình của nền kinh tế tri thức, với sự bùng nổ của thông tin, thông tin ngày càng phong phú và đa dạng, mặt khác, do tính tản mạn, phân tán của thông tin và giá cả tài liệu tăng lên liên tục, không một thư viện nào có đủ khả năng tài chính cũng như nhân lực, kỹ thuật để bổ sung hết khối lượng tài liệu khổng lồ để có thể đáp ứng được hết nhu cầu thông tin của NDT của thư viện mình. cho nên việc hợp tác chia sẻ nguồn lực thông là rất cần thiết.

Việc hợp tác chia sẻ thông tin giúp cho các thư viện, với khả năng tài chính có hạn, có khả năng tiếp cận tới nguồn thông tin lớn của các thư viện, các trung tâm thông tin khác, qua đó có thể làm giàu thêm nguồn lực thông tin của thư viện mình, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu tin của NDT.

Việc hợp tác, chia sẻ thông tin còn giúp các thư viện làm tăng sức mua, tăng sức nặng trong đám phán với các nhà cung cấp tài liệu khi tiến hành mua chung, sử dụng chung thông qua các liên hợp (consortium), công tác phát triển NLTT vì thế mà có hiệu quả hơn.

Như vậy, có thể thấy, việc hợp tác chia sẻ thông tin có ảnh hưởng rất lớn đến công tác phát triển NLTT của thư viện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn lực thông tin đáp ứng đào tạo theo tín chỉ tại Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (Trang 30 - 33)