Nhận thức của người dân về biểu hiện của mưa lụt tại thị trấn Hòa Mạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp thích ứng với thiên tai của người dân trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn hòa mạc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 65 - 71)

tại thị trấn Hòa Mạc

Chỉ tiêu khí hậu

Nhận thức của người dân về thiên tai mưa lụt

Người dân khu A Người dân khu B Người dân khu C

Mưa lớn Mưa thất thường, lượng mưa lớn, hạt mưa to và mau. Mưa lớn, gây ngập úng đường làng và đồng ruộng. Lúa bị đổ hàng loạt, hạt thóc bị mọc mầm nhiều.

Mưa thất thường, mưa rất lớn và kéo dài. Rau và hoa bị dập nát, cánh hoa tơi tả, đôi khi bị gãy cuống.

Lụt lội Nước mưa tích lũy lâu, đường làng và đồng ruộng đều bị ngập nước. Xảy ra khi mưa lớn và kéo dài

Khi mưa quá to, nước mưa tiêu không kịp làm đồng ruộng bị ngập nước.

Xảy ra vào mùa mưa bão, mưa rất lớn, kéo dài kèm theo lụt, giờ ít bị hơn

Về lượng mưa tăng thì vài năm gần đây người dân cảm thấy được rõ ràng nhất vì có những cơn mưa lớn lịch sử, mưa liên tục trong nhiều ngày làm ngập lụt ruộng vườn, điển hình như tháng 7 năm 2016 đã qua. Người dân nhận thấy sự thay đổi của mưa hiện nay là lượng mưa rất lớn và kéo dài.

Các cơn mưa to kéo dài nhiều ngày gây ngập lụt chủ yếu xảy ra sau các cơn bão gây ra, tháng có nhiều bão đổ bộ vào miền Bắc là các tháng, VI, VII, VIII, đôi khi tận tháng XI vẫn có bão. Có khi lượng mưa 100-200mm, có đợt tới 500mm. Hiện tượng ngập lụt chỉ xảy ra tại khu A và khu C, do hai khu nằm này gần sông Châu Giang. Trước kia mỗi năm đến mùa mưa bão, nước sông dâng cao, gây ngập lụt, khi xảy ra lụt lúa hầu như mất trắng. Những năm gần đây, thiệt hại từ mưa lụt do nước sông dâng đã không còn nhiều, nhờ hệ thông đê điều đã được cải tạo kiên cố và vững chắc hơn, chỉ còn xảy ra ngập úng khi có mưa lớn kéo dài, không kịp nạo vét kênh mương tháo nước cho ruộng mà thôi.

4.4. ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA LỤT ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 4.4.1. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của mưa lụt đến năng suất 4.4.1. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của mưa lụt đến năng suất

Từ kết quả phỏng vấn các hộ dân sản xuất nông nghiệp ta có hình 4.12. Theo số liệu điều tra thì có 10% người dân được phỏng vấn nhận thấy sản lượng cây trồng của họ có xu hướng tăng lên, có 20% cho rằng sản lượng không đổi, 7% cho là giảm nhiều và 63% cho rằng sản lượng nông nghiệp giảm ít so với trước đây. Một số ít người dân cho rằng sản lượng của họ giảm nhiều do ruộng quá xa nguồn nước, và không áp dụng những biện pháp khoa học trong sản xuất nông nghiệp, họ không tham gia vào hội hè, đoàn thể nào tại khu dân cư nên ít được tuyên truyền phổ biến, chia sẻ những kiến thức khoa học mới về nông nghiệp. Dù ảnh hưởng của mưa lụt là rất lớn, gây ra dịch bệnh, chết nhiều hoa màu nhưng một số người dân cho rằng sản lượng nông nghiệp của họ vẫn tăng.

Điều này chứng tỏ người dân đã biết thay đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi giống lúa, giống rau và giống hoa phù hợp hơn với những thiên tai khí hậu, đặc biệt là thiên tai mưa lụt. Tại thị trấn Hòa Mạc, người dân đã thay đổi các giống lúa cũ bằng các giống lúa năng suất cao như Khang Dân, Bồi Tạp 49, Thiên ưu, BC15, Lúa lai 2 dòng, Nhị Ưu, Nàng Thơm. Trong đó đang ưu tiên trồng cấy nhiều nhất là giống BC15.

Hình 4.12. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của thiên tai mưa lụt đến sản lượng

Nguồn: Phỏng vấn (2018)

4.4.2. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của mưa lụt đến diện tích

Hình 4.13. Nhận thức về ảnh hưởng của mưa lụt đến diện tích gieo trồng

Qua hình 4.13 ta thấy có 30% người dân được phỏng vấn cho rằng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của họ bị không thay đổi, không bị mất đất sản xuất do mưa lụt, 60% người dân có diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị giảm nhẹ, và 10% người dân có diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm nhiều. Hầu hết số người dân trả lời diện tích đất nông nghiệp của họ giảm đi do mưa lụt là những hộ có diện tích ruộng ở vùng đất trũng nhiều hơn.

4.4.3. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng mưa lụt đến sâu bệnh

Theo số liệu điều tra hình 4.14 thì 63% số người dân được hỏi nhận thấy sâu bệnh cây trồng có xu hướng tăng, 33% cho rằng sâu bệnh vẫn không thay đổi và chỉ có 4% cho rằng dịch bệnh giảm đi. Theo chúng tôi, những người cho rằng sâu bệnh giảm là do so với trước đây bây giờ người dân đã chú ý hơn đến vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, luân canh xen vụ nên cũng giảm đi được phần nào thiệt hại do sâu bệnh gây nên.

Hình 4.14. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của mưa lụt đến sâu bệnh hại cây trồng

Nguồn: Phỏng vấn (2018)

4.4.4. Sơ đồ các vùng bị ảnh hưởng của thiên tai mưa lụt đến nông nghiệp

Kết quả thảo luận nhóm ở khu A, khu B và khu C thu được sơ đồ các vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai mưa lụt tới sản xuất nông nghiệp như sau:

Hình 4.15. Sơ đồ các vùng bị ảnh hưởng của mưa lụt tại khu B

Nguồn: Phỏng vấn (2018) Địa hình tại khu B tương đối bằng phẳng, nằm ở cạnh trung tâm của thị trấn Hòa Mạc, tình trạng lũ lụt ở khu B chưa từng xảy ra, hầu hết thiệt hại về nông nghiệp xảy ra do hiện tượng mưa lớn gây ngập lụt ở vùng trũng và thậm chí cả khu vực bình thường khi mưa lớn kéo dài.

Khu C có địa hình không được bằng phẳng, có nhiều phần diện tích ruộng rau mầu gần sông Châu Giang, khu C đa phần diện tích đang phát triển mô hình trồng rau an toàn. Ảnh hưởng của mưa lụt đến hoạt động canh tác của người dân khu này chủ yếu làm tăng sâu bệnh, do mưa to cành lá và cánh hoa bị dập nát, khi bị ngập lụt gây ra hiện tượng khô héo hàng loạt do úng nước. Khu C cũng có thể chịu ảnh hưởng của sông Châu Giang nhưng ít hơn. Tình trạng ngập lụt trên ruộng thường chỉ xảy ra khi có mưa lớn hoặc mưa kéo dài.

Địa hình của khu A tương đối bằng phẳng, nằm cạnh sông Châu Giang nên nguồn nước tưới cho nông nghiệp rất dồi dào, tuy nhiên cũng có mặt hại, về mùa mưa lũ, nước thường dâng cao nên gây ra ngập lụt trên toàn bộ khu vực ven sông.

Hình 4.16. Sơ đồ các vùng bị ảnh hưởng bởi mưa lụt tại khu C

Nguồn: Thảo luận nhóm (2018)

Hình 4.17. Sơ đồ các vùng bị ảnh hưởng bởi mưa lụt tại khu A

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp thích ứng với thiên tai của người dân trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn hòa mạc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)