Xu hướng nhiệt độ trung bình năm trên toàn cầu và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp thích ứng với thiên tai của người dân trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn hòa mạc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 26 - 43)

Nguồn: Bộ NN&PTNT (2016) Nghiên cứu dữ liệu khí tượng chi tiết của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho thấy trong vòng 30 năm qua, ở Việt Nam nhiệt độ có xu huớng gia tăng đáng kể, các tỉnh Miền Bắc gia tăng nhiều hơn Miền Nam, đặc biệt trong những tháng mùa hè với biên độ lớn hơn. Ở Miền Bắc, trong vòng 30 năm (1961- 1990), nhiệt độ tối thấp trung bình trong mùa đông tăng 3°C ở Điện Biên, Mộc Châu; 2°C ở Lai Châu, 1,8°C ở Lạng Sơn, 1°C ở Hà Nội và Bắc Giang. Ở Miền Nam, nhiệt độ tối thấp trung bình gia tăng ít hơn, tăng 1,2°C ở Rạch Giá và Ban

Mê Thuột, tăng 0,8°C tại trạm Sài Gòn, tăng 0,5°C tại Nha Trang. Nhiệt độ trung bình trong mùa hè không tăng mấy. Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, nhiệt độ trung bình từ năm 1984 đến 2004 cho thấy càng ngày càng tăng lên, trong 10 năm 1991-2000 tăng 0,4°C, bằng mức tăng của 40 năm trước đó. Nhiệt độ cao nhất trong khu vực miền Nam luôn luôn xuất hiện tại Phước Long, Ðồng Xoài và Xuân Lộc. Mực nước biển quan trắc 50 năm qua ở các trạm Cửa Ông, Hòn Dấu đã tăng lên khoảng 20 cm. Tóm lại biến đổi nhiệt độ ở Việt Nam về cơ bản phù hợp với xu thế biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra trên toàn cầu cũng như trong khu vực Bộ NN&PTNT (2016).

Hình 2.5. Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam (oC)

Trên phạm vi cả nước nhiệt độ cực đại có xu thế tăng trong tất cả các tháng. Nhiệt độ cực đại mùa đông (tháng 11 đến tháng 4) tăng mạnh hơn nhiệt độ cực đại mùa hè (tháng 5 đến tháng 10). Tính trung bình, Tx tháng 1 tăng với tốc độ khoảng +0,4oC/thập kỷ ở các vùng khí hậu phía Bắc, +0,1oC/thập kỷ ở các vùng khí hậu phía Nam. Còn đối với Tx tháng 7 các giá trị tương ứng là +0,04oC/thập kỷ và +0,1oC/thập kỷ. Điều này có nghĩa là mùa đông ấm lên khá nhanh còn mùa hè nhìn chung ít biến đổi (IMHEN, 2015).

2.2.3. Thiên tai gia tăng do biến đổi khí hậu

2.2.3.1. Biến đổi của nắng nóng

Nắng nóng là hiện tượng khí hậu được xác định bởi nhiệt độ cực đại ngày vượt quá ngưỡng 35oC. Nếu nhiệt độ cực đại ngày vượt quá ngưỡng 37oC được gọi là nắng nóng gay gắt. Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4 lần so với trước đây, và dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ thường xuyên của chúng sẽ gấp 100 lần so với hiện nay.Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ cao gây ra, và tất nhiên là đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất (Ngô Huyền, 2012).

2.2.3.2. Biến đổi của hiện tượng rét đậm, rét hại

Rét đậm (rét hại) là hiện tượng nhiệt độ trung bình ngày hạ thấp xuống dưới 15oC(13oC). Ở Việt Nam rét đậm, rét hại chủ yếu xuất hiện vào những tháng mùa Đông trên các vùng khí hậu phía Bắc. Ở các vùng khí hậu phía Nam hầu như ít khi xảy ra hiện tượng này, trừ những vùng núi cao. Trong năm, trừ một số trạm núi cao như Sa Pa, nhìn chung số ngày rét đậm dao động trong khoảng 20-40 ngày/năm, số ngày rét hại khoảng 10-15 ngày/năm, nhiều nhất ở Đông Bắc, sau đó đến Tây Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ, và giảm dần cho đến các trạm phía nam của Bắc Trung Bộ (IMHEN, 2015).

2.2.3.3. Biến đổi của bão, áp thấp nhiệt đới:

Bão, áp thấp nhiệt đới (gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới – XTNĐ) hoạt động trên Biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam. Số XTNĐ ảnh hưởng đến Việt Nam là 74 trong thập kỷ 1961-1970, lên đến 76-77 trong hai thập kỷ tiếp đó, 1971-1980 và 1981-1990. Đến thập kỷ 1991-2000, số XTNĐ giảm đi đáng kể, chỉ còn 68. Trên thực tế, xu thế giảm đi bắt đầu vào thập kỷ 1971-1980 và tương

đối rõ vào những năm gần đây. Kết quả thống kê trên chuỗi số liệu giai đoạn 1961-2007 lấy từ weather.unisys.com cho thấy xu thế hoạt động của XTNĐ trên Biển Đông là tăng vào các tháng 2, 5, 8, 12 và giảm trong các tháng 6, 7, 11. Về phân bố không gian, nhìn chung trong thời kỳ 1961-2007, số lượng XTNĐ giảm nhẹ ở phía Bắc và vùng Trung tâm Biển Đông, và có dấu hiệu tăng lên ở khu vực phía Nam Biển Đông. Trong thời kì 1961-2007, xu thế tăng nhẹ vào các tháng 5 và tháng 12, giảm nhẹ hoặc gần như không biến đổi trong những tháng còn lại. Trong thời kì 1981-2007, xu thế biến đổi thể hiện rõ hơn, tăng lên trong các tháng 5, 7, 9, 12và giảm rõ rệt trong một số tháng như 3, 6, 7, 10, 11(IMHEN, 2015).

Số cơn bão có xu thế tăng dần từ 1950 đến 1980 nhưng lại giảm trong thập kỷ 1990. Đặc biệt vào thập ký 1950 số lượng bão nhiều nhất xảy ra vào tháng VIII còn thập kỷ 1960, 1970 vào tháng IX. Vào thập kỷ 1980 bão nhiều nhất vào tháng 10 còn thập kỷ 1990 vào tháng XI. Gần thập kỷ của thế kỷ XXI bão lại tập trung vào tháng IX. Nhìn chung bão có xu thế dịch chuyển dần vào các tỉnh phía nam và thời gian xuất hiện thì muộn hơn so với trước.

Bảng 2.2. Tần số bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 1951 - 1960 0 0 0 0,1 0,2 0,4 0,6 1,1 0,9 0,8 0,7 0,3 5,1 1961 - 1970 0 0,1 0 0 0,2 0,2 0,7 0,8 1,0 1,0 1,6 0,1 6,1 1971 - 1980 0,1 0 0,1 0,1 0,3 0,9 0,9 1,4 1,9 1,3 1,1 0,3 8,5 1981 - 1990 0 0 0,1 0 0,3 1,2 0,9 1,0 1,4 2,6 1,2 0,3 9,0 1991 – 2000 0 0 0,1 0,1 0,3 0,5 0,9 1,0 1,6 1,0 1,1 0,7 7,3 2001-2009 0,44 0 0,11 0,11 0,22 0,22 0,89 1,11 1,89 1,0 0,56 0,67 7,22 TB năm 0,09 0,02 0,07 0,07 0,25 0,57 0,82 1,07 1,52 1,28 1,04 0,40 7,20

Nguồn: Nguyễn Văn Thắng và cs. (2011)

2.2.3.4. Biến đổi của mưa lớn

trong 24 giờ (lượng mưa ngày) vượt quá ngưỡng 50mm. Xu thế của số ngày mưa lớn là giảm nhẹ hoặc gần như không biến đổi trên các vùng khí hậu phía Bắc, tăng nhẹ ở vùng Nam Bộ và tăng khá mạnh ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và phần phía Nam của Bắc Trung Bộ.

Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa ngày lớn nhất ở Bắc Bộ có thể tăng khoảng 50% so với thời kỳ 1980-1999 và khoảng 20% ở Bắc Trung Bộ. Ngược lại, lượng mưa ngày lớn nhất giảm ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, với mức giảm vào khoảng từ 10 đến 30%. Tuy nhiên, ở các khu vực khác nhau lại có thể xuất hiện lượng mưa ngày dị thường với lượng mưa gấp đôi so với kỷ lục hiện nay (Bảng 2.3).

Bảng 2.3. Mức thay đổi lượng mưa ngày lớn nhất (%) vào cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình

Đặc trưng Tây Bắc Bộ Đông Bắc Bộ Đồng bằng Bắc Bộ Bắc Trung Bộ Nam Trung Bộ Tây Nguyên Nam Bộ Kỷ lục tuyệt đối 126 87 108 12 -40 0 -40 Trung bình 50 58 56 20 -35 -10 -20 Nguồn: MONRE (2012) Đánh giá xu thế biến đổi của lượng mưa các tác giả cũng nghiên cứu biến đổi của lượng mưa tháng I, tháng VII, lượng mưa năm và lượng mưa các mùa vụ. Kết quả tính toán cho thấy:

- Vùng trung du, miền núi Bắc Bộ: lượng mưa tháng I hầu như không thay đổi, ngược lại lượng mưa tháng VII, lượng mưa năm và lượng mưa các vụ đều có xu thế tăng.

- Vùng đồng bằng Bắc Bộ: tại Hà Nội lượng mưa tháng I, tháng VII có xu thế tăng, lượng mưa năm tăng không đáng kể, lượng mưa vụ đông xuân tăng nhưng lượng mưa vụ mùa có xu thế giảm. Ở trạm Hải Dương lượng mưa tháng I tăng, tháng VII và năm có xu thế giảm, lượng mưa vụ đông xuân tăng nhưng l- ượng mưa vụ mùa giảm. Tại trạm Nam Định lượng mưa tháng I, tháng VII đều có xu thế tăng, lượng mưa năm, vụ đông xuân có xu thế giảm nhưng lượng mưa vụ mùa thì không thay đổi.

- Vùng Bắc Trung Bộ: trạm Vinh lượng mưa tháng I, tháng VII, năm và vụ mùa có xu thế giảm, lượng mưa vụ đông xuân có xu thế tăng nhưng không đáng kể.

- Nam Trung Bộ: trạm Đà Nẵng lượng mưa có xu thế tăng là lượng mưa năm, vụ mùa, vụ đông xuân còn tháng VII lượng mưa giảm, tháng I lượng mưa không thay đổi.

- Tây Nguyên: trạm Pleiku lượng mưa có xu thế giảm vào tháng I, tháng VII, lượng mưa năm còn lượng mưa các vụ có xu thế tăng. Tại trạm Buôn Ma Thuột lượng mưa năm, các vụ có xu thế tăng nhưng tháng VII lượng mưa có xu thế giảm.

- Đông Nam Bộ: tháng I, vụ mùa lượng mưa có xu thế giảm, ngược lại l- ượng mưa vụ đông xuân có xu thế tăng.

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long: trạm Cần Thơ lượng mưa tháng I, vụ đông xuân có xu thế giảm, lượng mưa tháng VII có xu thế tăng, còn lượng mưa năm và vụ mùa hầu như không thay đổi. Tại trạm Bạc Liêu lượng mưa tháng VII có xu thế tăng còn lại đều có xu thế giảm (Nguyễn Văn Thắng và cs., 2011).

2.3. THIÊN TAI VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG 2.3.1. Thiên tai đối với đời sống của người dân 2.3.1. Thiên tai đối với đời sống của người dân

Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là những nông dân nghèo, các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, trẻ em và phụ nữ.

Tình trạng nóng lên làm thay đổi cấu trúc mùa nhiệt hàng năm. Ở miền Bắc, mùa đông sẽ ấm lên, dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con người. Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh. Thiên tai như bão, tố, nước dâng, ngập lụt, hạn hán, mưa lớn và sạt lở đất v.v… gia tăng về cường độ và tần số làm tăng số người bị thiệt mạng và ảnh hưởng gián tiếp đến sức khoẻ thông qua ô nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng, bệnh tật (Khánh Toàn, 2015)

2.3.2. Thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp

Việt Nam là một nước nông nghiệp với 73% dân số sống bằng nghề nông và 70% lãnh thổ là nông thôn với cuộc sống người dân còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên. Việt Nam là một trong 5 nước sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Bảng 2.4. Tác động của thiên tai đến hoạt động sản xuất trồng trọt

Khí hậu cực đoan

Nhân tố

bị ảnh hưởng Mô tả ảnh hưởng

Nhiệt độ, hạn hán gia tăng Tốc độ sinh trưởng và phát triển cây.

- Năng suất cây trồng tăng ở ôn đới và vùng cao. - Quá trình sinh trưởng phát triển nhanh hơn, tăng nhanh quá trình chín làm giảm năng suất cây trồng ở vùng nhiệt đới, vùng thấp nắng nóng.

Sâu, bệnh hại cây trồng.

- Khả năng năng kháng sâu bệnh giảm.

- Sâu, bệnh bùng phát nhanh, xuất hiện chủng mới. Mục đích sử

dụng đất nông nghiệp.

- Thay đổi phân bố cây trồng.

- Tăng diện tích đất bỏ hoang do khô hạn. - Thay đổi cơ cấu cây trồng.

Thất thường của khí hậu về chế độ mưa, rét đậm, rét hại, sương muối. - Tỷ lệ nảy mầm, sinh trưởng phát triển của cây. - Sâu, bệnh hại

cây trồng

- Tỷ lệ nảy mầm và sinh trưởng phát triển giảm do rét đậm rét hại.

- Diện tích cây trồng chết gia tăng do hiện tượng sương muối xuất hiện thường xuyên hơn.

- Sâu, bệnh hại bùng phát nhanh, khó kiểm soát. - Thay đổi hình thức sử dụng đất do hiệu quả sản xuất giảm, năng suất cây trồng không thể duy trì.

Lũ ống lũ quét, lụt, bão, lốc xoáy. -Diện tích đất nông nghiệp. - Năng suất cây

trồng.

- Diện tích đất nông nghiệp giảm do lũ ống, lũ quét dẫn đến xói mòn và sạt lở đất. Đất giảm độ màu mỡ. - Năng suất và sản lượng cây trồng bị ảnh hưởng do ngập úng.

Nguồn: Lê Đức Ngoan và Lê Thị Hoa Sen (2010) Theo tính toán của các chuyên gia nghiên cứu BĐKH, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 300C và mực nước biển có thể dâng 1m. Theo đó, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập. Theo dự đoán của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), các tác động trên sẽ gây thiệt hại rất lớn về kinh tế và khiến khoảng 17 triệu người không có nhà (UNDP, 2010).

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB, 2007) nước ta với bờ biến dài và hai vùng đồng bằng lớn, khi mực nước biển dâng cao từ 0,2 -0,6m sẽ có từ

100.000 đến 200.000ha đất bị ngập và làm thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Nước biển dâng lên 1m sẽ làm ngập khoảng 0,3 - 0,5 triệu ha tại Đồng bằng sông Hồng và những năm lũ lớn khoảng 90% diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập từ 4 - 5 tháng, vào mùa khô khoảng trên 70% diện tích bị xâm nhập mặn với nồng độ lớn hơn 4g/l. Ước tính Việt Nam sẽ mất đi khoảng 2 triệu ha đất trồng lúa trong tổng số 4 triệu ha hiện nay, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực Quốc gia và ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân.

Tính đến cuối tháng 3/2016, hạn hán ảnh hưởng đến tất cả 13 tỉnh ĐBSCL, trong khi xâm nhập mặn ảnh hưởng đến 9/13 tỉnh. Ước tính thiệt hại trong đợt hạn - mặn 2015-2016 toàn vùng ĐBSCL có thể lên đến 5.500 tỷ đồng. Trong đó, sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề nhất, với trên 160.000 ha đất canh tác (chủ yếu là lúa, ngoài ra còn có mía, cây ăn trái, rau màu...) bị nhiễm mặn (Kiên Giang và Cà Mau là 2 tỉnh bị tác động lớn nhất), thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng, thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản các loại khoảng 200 tỷ đồng và do thiếu nước sinh hoạt ước khoảng 500 tỷ đồng (khoảng 600.000 người dân bị thiếu nước sinh hoạt). Bên cạnh đó, các thiệt hại khác ước tính cũng khoảng gần 1.000 tỷ đồng, chủ yếu do bổ sung công tác nạo vét kênh mương, tu bổ bờ bao, gia súc, gia cầm chết do thiếu nước uống, dịch bệnh do thiếu nước sinh hoạt...(Trần Nga, 2014).

Thiên tai khí hậu là vấn đề rất lớn đối với Việt Nam, trong đó, bà con nông dân là những đối tượng bị ảnh hưởng sớm nhất và nặng nề nhất. Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm ra các biện pháp để thích ứng với thiên tai khí hậu là nhiệm vụ quan trọng. Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều biện pháp để đối phó với tình trạng này (Bộ NN&PTNT, 2014).

2.4. NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ THIÊN TAI VÀ THÍCH ỨNG 2.4.1. Nhận thức của người dân về thiên tai khí hậu 2.4.1. Nhận thức của người dân về thiên tai khí hậu

Ở đất nước ta có nhiều nhóm người với những nhận thức rất khác nhau trước thiên tai khí hậu. Có nhóm người không biết gì về thiên tai khí hậu, có nhóm người không hề quan tâm gì đến thiên tai khí hậu, có nhóm người biết và quan tâm về thiên tai nhưng xem đây là nghĩa vụ của ai đó bản thân mình không thể làm được gì cả và đổ lỗi cho thiên nhiên, có nhóm người quan tâm về thiên tai khí hậu muốn làm điều gì đó nhưng lại không biết làm gì, có nhóm người có đóng góp tích cực cho giải pháp thích ứng với thiên tai song tỉ lệ nhóm người này

còn rất ít. Hiện nay dù công tác tuyên truyền được tiến hành. tích cực, nhận thức về thiên tai khí hậu được nâng cao rõ rệt trong mấy năm trở lại đây song phần lớn người dân mới biết mà chưa hiểu một cách sâu sắc, đầy đủ những vấn đề thuộc bản chất về môi trường và biến đổi khí hậu. Sự hiểu biết của người dân chưa biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp thích ứng với thiên tai của người dân trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn hòa mạc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 26 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)