Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp thích ứng với thiên tai của người dân trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn hòa mạc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 43 - 46)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI THỊ TRẤN HÒA MẠC,

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị trấn Hòa Ma ̣c nằm ở trung tâm huyê ̣n Duy Tiên, với tổng diện tích tự nhiên 184,26 ha. Có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp xã Châu Giang. - Phía Nam giáp xã Yên Nam. - Phía Đông giáp xã Trác Văn. - Phía Tây giáp xã Yên Bắc.

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí thị trấn Hòa mạc

Thi ̣ trấn Hòa Ma ̣c nằm ta ̣i trung tâm huyê ̣n, cách trung tâm tı̉nh 17 km về phı́a Tây Nam; cách thành phố Hưng Yên 4 km và cách thủ đô Hà Nô ̣i 55 km. Hệ thống giao thông khá phát triển, có đường quốc lô ̣ 38 và đường tỉnh lộ 493 chạy qua tạo ra lợi thế cho Hòa Ma ̣c trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội cũng

như việc tiếp thu thành tựu khoa học, công nghệ và khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức trong và ngoài huyện, tạo đà thúc đẩy thi ̣ trấn phát triển một nền kinh tế đa dạng: dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình thị trấn Hòa Mạc khá bằng phẳng so với các xã trong huyê ̣n. Do đó việc tổ chức sản xuất nông nghiệp cũng như việc phát triển các hệ thống giao thông, thủy lợi, các công trı̀nh xây dựng khá thuâ ̣n lợi. Tuy nhiên, Hòa Mạc nằm trong vùng đất trũng thấp của đồng bằng sông Hồng nên thường bị úng lụt vào mùa mưa hàng năm.

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Thi ̣ trấn Hòa Mạc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, chia làm hai mùa rõ rệt: mùa nóng (mùa hè) từ tháng 4 - 10; mùa lạnh từ tháng 11 - 3 năm sau.

Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 23-240C, nhiệt độ nóng nhất (tháng 5 - 7) khoảng 30-350C, có khi lên tới 400C; nhiệt độ lạnh nhất khoảng 17-180C, có những năm xuống tới 8 - 90C. Số giờ nắng trong năm 1.300–1.500 giờ. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.900 - 2.500 mm, phân bố không đều, từ tháng 7 - 11 chiếm tới 70 - 75% lượng mưa cả năm. Mưa thường xảy ra từng đợt từ 3 - 6 ngày, cường độ mưa lớn, tháng có lượng mưa cao nhất thường đạt trên 600 mm/tháng. Số ngày mưa phân bố không đều, trong các tháng cao điểm trung bình mỗi tháng có 19 - 20 ngày mưa ảnh hưởng lớn đến việc bố trí mùa vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh.

Lượng bốc hơi lớn, bình quân 1.300 - 1.500 mm/năm. Các tháng trong mùa khô (tháng 5 - 9) lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa từ 2,5 - 4,5 lần gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp trong vụ hè thu.

Độ ẩm không khí bình quân cả năm 85 - 90% (tháng cao nhất có khi lên tới 91%), kéo dài từ tháng 9 - 4 năm sau. Trái lại thời kỳ tháng 5 - 8 trùng với mùa gió Tây nam khô nóng nên độ ẩm thường xuyên dưới 80% (có khi xuống tới 50%). Đây là những nguyên nhân chính làm cạn kiệt nguồn nước, gây hạn hán trên diện rộng.

Thi ̣ trấn Hòa Ma ̣c có sông Châu Giang chảy qua với chiều dài khoảng 2 km. Hệ thống đê sông khá kiên cố nên thường không bị ảnh hưởng của nước lũ từ thượng nguồn chảy tới. Tình trạng mưa lụt xảy ra cục bộ hàng năm do những trận mưa lớn gây nên.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên +) Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra nông hoá thổ nhưỡng cho thấy đất đai của thi ̣ trấn Hòa Ma ̣c, chủ yếu gồm 2 loại đất chính sau:

- Đất phù sa không được bồi phân bố ở trong đê không glây hoặc có glây yếu , đất từ trung tı́nh ı́t chua đến chua, sử du ̣ng trồng cây lâu năm, lúa, màu.

- Đất phù sa không đươ ̣c bồi có glây trung bı̀nh hoă ̣c ma ̣nh, úng nước mưa mùa hè.

+) Tài nguyên nước

Nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống ở thi ̣ trấn Hòa Ma ̣c bao gồm nguồn nước mặt và nước ngầm.

- Nguồn nước mặt chủ yếu là sông Châu Giang, các nhánh kênh mương và một số diện tích ao hồ.

- Nguồn nước ngầm: Theo khảo sát ban đầu trên địa bàn thi ̣ trấn nói riêng và toàn huyê ̣n nói chung, có nguồn nước ngầm khá dồi dào ở đô ̣ sâu dễ khai thác. Từ năm 1993 đến nay được tổ chức UNICEF viê ̣n trợ nhân dân thường khoan giếng ở độ sâu từ 50 – 150 để sử dụng. Hiện tại, nguồn nước này mới chỉ khai thác sử dụng trong sinh hoạt, vì vậy trong tương lai cần có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng.

+) Thực trạng môi trường

- Môi trường nước: Nguồn nước mặt và nước ngầm có chất lượng tốt, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm.

- Môi trường không khí: Có thể đánh giá môi trường không khí trên địa bàn thi ̣ trấn khá trong lành.

- Môi trường đất: Nhận thức chưa đúng ở một số bộ phận dân cư trong việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng quá mức cho phép dẫn đến việc rửa trôi, chai lỳ đất, giảm độ phì của đất…

Trong thời gian tới, cùng với việc khai thác các nguồn lợi một cách tối đa để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống thì việc tái tạo lại cảnh quan, môi trường như: đẩy mạnh công tác bảo vệ, trồng cây xanh: kiểm soát tình trạng chuyển đổi cơ cấu sản xuất tự phát… hạn chế sự suy thoái môi trường. Đây là những vấn đề cần phải có sự quan tâm kịp thời của chính quyền các cấp nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp thích ứng với thiên tai của người dân trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn hòa mạc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)