Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi thực hiện các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp thích ứng với thiên tai của người dân trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn hòa mạc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 74 - 77)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.6. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THÍCH ỨNG VỚ

4.6.1 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi thực hiện các

giải pháp thích ứng của người dân với thiên tai mưa lụt

4.6.1.1. Đánh giá SWOT biện pháp thay đổi thời vụ gieo trồng

Bảng 4.9. Phân tích SWOT một số biện pháp thích ứng với thiên tai mưa lụt

1. Biện pháp thay đổi thời vụ gieo trồng

Điểm mạnh (S)

- Chủ động trong việc làm đất và gieo cấy - Có các giống mới phù hợp.

- Có nhiều lao động thời kỳ nông nhàn - Tránh được khí hậu bất lợi

Điểm yếu (W)

- Khó khăn về nước tưới - Ảnh hưởng tới sinh trưởng - Gây áp lực cho vụ trước.

Cơ hội (O)

- Có trợ giúp từ chính quyền địa phương - Sự hợp tác, đồng tình của láng giềng

Thách thức (T)

-Khí hậu biến động thất thường - Đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc tốt

Điểm mạnh (S)

- Nguồn giống được cung cấp đầy đủ - Chịu được khí hậu khắc nghiệt - Cái thiện năng suất và chất lượng

Điểm yếu (W)

- Kỹ thuật canh tác mới lạ - Yêu cầu đất đai phải phù hợp - Sâu bệnh có thể nhiều hơn

Cơ hội (O)

- Có rất nhiều giống mới để lựa chọn. - Phù hợp với mục tiêu của khuyến nông

Thách thức (T)

-Mất thời gian làm quen với cách trồng, chăm sóc giống mới

3. Khơi dòng mương tiêu thích ứng với mưa to, ngập lụt

Điểm mạnh (S)

- Có được nước khi gặp hạn hán -Thoát ngập úng khi mưa lũ

Điểm yếu (W)

- Mất nhiều lao động, công sức - Cần chi phí và thời gian

Cơ hội (O)

- Chính quyền quan tâm giúp đỡ

- Có đầu tư hệ thống tưới tiêu của thị trấn

Thách thức (T)

- Lao động vất vả - Thời gian gấp rút

4. Dùng phân bón thúc và thuốc bảo vệ thực vật

Điểm mạnh (S)

- Giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt - Cho năng suất cao

- Sâu bệnh bị tiêu diệt kịp thời

Điểm yếu (W)

- Ảnh hưởng xấu đến môi trường - Giá cả đắt đỏ, tốn công

- Hại sức khỏe

Cơ hội (O)

- Chính quyền quan tâm hỗ trợ vốn - Dịch vụ rộng khắp, dễ kiếm

Thách thức (T)

- Sâu bệnh kháng thuốc - Phụ thuộc vào khí hậu.

6. Biện pháp che hoặc quây nilon cho cây trồng

Điểm mạnh (S)

- Giữ ấm cho cây khi gặp rét hại Chống được chuột, côn trùng

- - Chống được mưa lớn làm đổ cây

Điểm yếu (W)

- Mất nhiều công lao động

-Tốn chi phí mua nilon và khung tre

Cơ hội (O)

- Phù hợp với ý kiến của địa phương

Thách thức (T)

- Đòi hỏi đầu tư vật liệu - Mất nhiều thời gian.

Nguồn: Thảo luận nhóm (2018) Đây là biện pháp thích ứng của người dân thị trấn Hòa Mạc trong trồng lúa, trồng rau và trồng hoa. Theo lịch thời vụ gieo trồng định sẵn thì cây trồng thường gặp phải hiện tượng mưa to, ngập lụt nên sinh trưởng, phát triển và năng suất thấp. Để thích ứng với mưa lụt thì mỗi vụ cần phải điều chỉnh thời gian gieo trồng để né tránh những điều kiện bất lợi.

Kết quả thu được tại các cuộc họp nhóm người dân tại 3 khu để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) trình bày ở bảng 4.9.

Qua bảng 4.9 ta thấy điểm mạnh của biện pháp thay đổi thời vụ là chủ động trong việc làm đất và gieo cấy; có các giống mới phù hợp; có nhiều lao động thời kỳ nông nhàn; tránh được khí hậu bất lợi. Điểm yếu là: khó khăn về nước tưới; ảnh hưởng tới sinh trưởng; gây áp lực cho vụ trước. Cơ hội là có trợ giúp từ chính quyền địa phương; sự hợp tác, đồng tình của láng giềng. Thách thức là mưa bão biến động thất thường; đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc tốt.

4.6.1.2. Biện pháp thay đổi giống cây trồng thích ứng với thiên tai mưa lũ:

Hiện nay nhờ khoa học, kỹ thuật phát triển mạnh, đã tạo ra rất nhiều giống lúa mới. Mỗi lần thay đổi giống mới, những vụ đầu do chưa quen với kỹ thuật canh tác, cách chăm sóc có thay đổi khiến năng suất không ổn định nhưng đó chỉ là khó khan thời gian đầu. Giống mới cho năng suất cao hơn,thời gian thu hoạch nhanh hơn, khả năng chống chịu dịch bệnh tốt hơn. Một số giống lúa mới đã được người dân khu A sử dụng là BC15, Khang dân, và Hương thơm số 1. Người dân khu C cũng thay đổi giống rau phù hợp hơn với khí hậu mùa mưa với khả năng chống chịu tốt như dưa chuột, bí xanh, rau muống, ... Điểm mạnh của biện pháp thay đổi giống mới là nguồn giống được cung cấp đầy đủ; chịu được khí hậu khắc nghiệt; cái thiện năng suất và chất lượng. Điểm yếu là: kỹ thuật canh tác mới lạ; yêu cầu đất đai phải phù hợp; sâu bệnh có thể nhiều hơn. Cơ hội là có rất nhiều giống mới để lựa chọn; phù hợp với mục tiêu của khuyến nông. Thách thức là mất thời gian làm quen với cách trồng, chăm sóc giống.

4.6.1.3. Biện pháp khơi dòng mương tiêu thích ứng với mưa lụt:

Biện pháp đắp bờ, nạo vét kênh mương được người nông dân tại cả 3 khu đều áp dụng, nên đã giữ được nước khi gặp khí hậu xấu như hạn hán, nắng nóng và nhanh chóng thoát nước khi mưa lớn, lũ đến. Đây là biện pháp có từ lâu đời, không người nông dân nào chưa từng áp dụng, hiệu quả của phương pháp này đem lại tương đối cao nhưng tốn rất nhiều công sức và thời gian. Đôi khi mưa lớn bão đến bất chợt thì không thể thực hiện kịp. Điểm mạnh của biện pháp khơi dòng nước là có được nước khi gặp hạn hán; thoát ngập úng khi mưa lũ. Điểm yếu là: mất nhiều lao động, công sức; cần chi phí và thời gian. Cơ hội là chính quyền quan tâm giúp đỡ; có đầu tư hệ thống tưới tiêu của thị trấn. Thách thức là lao động vất vả; thời gian gấp rút.

4.6.1.5. Biện pháp che hoặc quây nilon

Hiện nay tại cả 3 khu người dân thường sử dụng tre nứa làm mái vòm và bao nilông để che phủ chống rét, che mưa cho mạ, vườn hoa giống và cây rau giống. Giữ được ấm cho mạ, cho cây con, hơn nữa khi gặp mưa cũng không làm đổ và chết mạ hay cây con giống. Mạ vụ mùa có thể gặp mưa lớn thất thường gây thiệt hại, phương pháp vòm che ni-lông giúp mạ có thể phát triển bình thường, không bị thiệt hại. Nhưng cũng cần chú ý khi áp dụng vì nó khá tốn chi phí mua vật liệu, mất thời giạn thực hiện, trong trường hợp bão gió to có thể làm đổ mái vòm làm chết cây. Điểm mạnh của biện pháp che nilon là giữ ấm cho cây khi gặp rét hại; chống được chuột, côn trùng. Điểm yếu là mất nhiều công lao động; tốn chi phí mua nilon và khung tre. Cơ hội là phù hợp với ý kiến của địa phương. Thách thức là đòi hỏi đầu tư vật liệu; mất nhiều thời gian.

4.6.1.6. Biện pháp sử dụng phân thúc và thuốc bảo vệ thực vật

Đối với người làm nông nghiệp việc sử dụng phân bón là không thể thiếu, giúp cây sinh trưởng phát triển nhanh, năng suất cao, tăng sức chống chịu sâu bệnh. Trong điều kiện khí hậu biến đổi thất thường thì sâu bệnh hại cũng nhiều, khó trị hơn nên việc sử dụng thuốc BVTV là hết sức quan trọng. Không nên quá lạm dụng thuốc mà phải sử dụng đúng thời gian, liểu lượng quy định. Thuốc BVTV có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người, ô nhiễm môi trường. Điểm mạnh của biện pháp này là giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt; cho năng suất cao; sâu bệnh bị tiêu diệt kịp thời. Điểm yếu là ảnh hưởng xấu đến môi trường; giá cả đắt đỏ, tốn công; hại sức khỏe. Cơ hội là chính quyền quan tâm hỗ trợ vốn; dịch vụ rộng khắp, dễ kiếm. Thách thức là sâu bệnh kháng thuốc; phụ thuộc vào khí hậu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp thích ứng với thiên tai của người dân trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn hòa mạc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)