Chiến lược thích ứng với mưa lụt tại kh uC trồng hoa màu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp thích ứng với thiên tai của người dân trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn hòa mạc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 73 - 74)

Thời gian Thích ứng dài hạn Thích ứng ngắn hạn

Trước thiên tai mưa lụt

Kiểm tra tình hình bờ vùng, bờ thửa, kênh tiêu thoát nước, làm nhà kính nhà lưới, chuẩn bị hạt giống dự trữ

Nghe dự báo thời tiết, lên luống cao, nạo vét kênh mương, bón phân chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây

Trong lúc mưa lụt

Lập kế hoạch bơm tiêu nước ruộng trồng màu, khơi thông kênh tiêu thoát nước, cọc giàn giữ cây chống gãy đổ.

Thường xuyên kiểm tra tình hình tiêu thoát nước ruộng, khơi thông dòng chảy, củng cố giàn, che phủ mặt luống…

Sau thiên tai mưa lụt

Tiêu thoát nước cho ruộng trồng hoa, màu; vun xới, bón phân cho xốp đất, kiểm tra sâu bệnh, trồng dặm cây chết..

Kiểm tra, dọn dẹp đồng ruộng, khắc phục thiệt hại, hoa quả dập nát quá phải cắt bỏ đi. Chăm sóc cho cây…

Nguồn: Thảo luận nhóm (2018) Khu A và khu B là khu vực cấy lúa chủ yếu ở thị trấn Hòa Mạc. Đây là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ tác động của mưa lụt. Khu A là chân đất thấp, thường xuyên phải chịu lụt khi có mưa lớn, đôi khi mực nước sông dâng cao làm ngập lụt trong nhiều ngày. Nhận thức của người dân về thích ứng với mưa lụt là khá tốt. Trước mùa mưa người dân thường xuyên nghe ngóng các

thông tin khí hậu qua các phương tiện truyền thông (ti vi đài báo) để có thể hạn chế được tác động xấu do mưa lụt gây nên.

Các biện pháp thích ứng với mưa lụt của người dân khu A và khu B áp dụng chủ yếu là nạo vét kênh mương, đắp bờ giữ nước, làm tốt công tác thủy lợi. Chuẩn bị giống dự trữ khi cần gieo lại. Dọn dẹp vệ sinh đồng ruộng; cấy dặm phần lúa bị chết, bón phân chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa. Theo dõi tình hình mưa lụt, tháo nước khỏi ruộng, thu hoạch sớm lúa non, thực hiện xanh nhà hơn già đồng….

Khu C chuyên trồng hoa màu là khu chịu tác động khá nhiều từ mưa lụt trong sản xuất nông nghiệp. Vì cây hoa chính vụ gieo trồng vào tháng 6-7 gặp mưa lụt tháng 7 làm hạt bị trẩm, cây con bị giập nát, đến khi hoa sinh trưởng tốt thì thượng gặp mưa lụt muộn tháng 9-10 làm cây bị úng nước, chết do bệnh héo xanh, sâu bệnh cũng phát triển mạnh.

Các giải pháp thích ứng với mưa lụt ở khu C là làm nhà kính để gieo hạt và thời kỳ cây con, lên luống cao, khơi thông dòng chảy, gieo lại giống khi cây chết, bón phân thúc và phun thuốc bảo vệ thực vật, xới đất…

4.6. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THÍCH ỨNG VỚI THIÊN TAI MƯA LỤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THIÊN TAI MƯA LỤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

4.6.1 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi thực hiện các giải pháp thích ứng của người dân với thiên tai mưa lụt giải pháp thích ứng của người dân với thiên tai mưa lụt

4.6.1.1. Đánh giá SWOT biện pháp thay đổi thời vụ gieo trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp thích ứng với thiên tai của người dân trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn hòa mạc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)