Nguồn: Điều tra thực tế (2018) Qua sơ đồ ta thấy, hội nông dân, hội phụ nữ là những thành phần trực tiếp nhất tham gia việc thích ứng với thiên tai mưa lụt trong sản xuất nông nghiệp. Tại thị trấn thì chỉ có 1 trung tâm dịch vụ khuyến nông. Trung tâm đóng vai trò cung ứng vật tư, giống cây và phân bón đến các thành viên trong thị trấn, tổ chức những buổi tập huấn về kỹ thuật trồng hoa. Hội khuyến nông huyện đưa ra các chính sách xuống thị trấn, có các hỗ trợ về tiền phân bón, thuốc BVTV, các khoản hỗ trợ khi có thiên tai. UBND huyện có vai trò rất quan trọng, tại đây đưa ra các quyết định, chính sách đầu tư cho nông nghiệp, môi trường, các vẫn đề về thiên tai mưa lụt.
4.6.3. Đề xuất giải pháp thích ứng với thiên tai mưa lụt có hiệu quả cao
4.6.3.1. Quản lý nguồn nước và các biện pháp tưới phục vụ cho nông nghiệp
● Rà soát, tu bổ, nâng cấp, xây mới các công trình thủy lợi, các công trình kênh mương.
● Xây dựng các giải pháp tưới tiêu, quy trình quản lý, vận hành, điều tiết hệ thống công trình thủy lợi, nhằm né tránh các tác động bất lợi, hạn chế thiệt hại, rủi ro do mưa lụt gây ra. Chủ động tận dụng nguồn nước mặt tại các sông hồ trong tỉnh, đảm bảo đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.
● Thường xuyên nạo vét kênh mương, theo dõi các diễn biến của khí hậu, thủy văn để có các biện pháp chủ động trong công tác tiêu thoát nước tại các vùng trũng hoặc trong thời gian mưa bão.
4.6.3.2. Sử dụng giống cây trồng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh
Đưa nhanh công nghệ mới (sinh học, hóa học...) vào sản xuất nông nghiệp. Dưới tác động của thiên tai khí hậu, diện tích trồng trọt có nguy cơ suy
giảm là rất lớn, vì vậy sử dụng những giống cây trồng chịu được sâu bệnh, chịu hạn, chịu mặn, chịu ngập lụt phù hợp là điều cần thiết.
4.6.3.3. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cây trồng, vật nuôi
Cơ cấu và hệ thống cây trồng, vật nuôi cần được tổ chức, sắp xếp lại. Với ảnh hưởng của mưa lớn, lũ lụt, bão và mưa lớn có thể kéo dài hơn và thất thương. Do đó, thời vụ gieo trồng cũng sẽ phải được nghiên cứu, sắp xếp lại cho phù hợp với điều kiện khí hậu.
4.6.3.4. Xây dựng và phát triển các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, phù hợp
Các biện pháp kỹ thuật canh tác từ khi gieo trồng đến thu hoạch, các biện pháp chăm sóc, làm cỏ, bón phân, quản lý nước, phòng trừ sâu bệnh... cần được nghiên cứu để phù hợp với điều kiện thiên tai mưa lụt bao gồm:
1 Tăng cường các biện pháp che mưa, chống bão bằng che phủ bạt, nilon. 2 Xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ về phòng trừ sâu bệnh (IPB) và
canh tác cây trồng theo hướng hữu cơ, sinh học. Các mô hình sản xuất sạch, sử dụng chế phẩm sinh học trong nông nghiệp cần nhân rộng và huy động đông đảo nông dân hưởng ứng thông qua các câu lạc bộ, hội.
3 Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ để thích ứng với thiên tai
khí hậu có hiệu quả: Tăng diện tích lúa mùa sớm, mùa trung để tránh bão, tránh gió mùa Đông Bắc.
Nghiên cứu, áp dụng các mô hình mang lại hiệu quả sản xuất như: mô hình ứng dụng và phát triển hệ thống thâm canh kết hợp kỹ thuật 3 giảm 3 tăng với tiết kiệm nước cho cây lúa; ứng dụng quy trình phòng trừ dịch hại bằng biện pháp sinh học; Sản xuất thử nghiệm nấm xanh (Metarhizium anisopliae) diệt côn trùng trên cây lúa, quy trình sản xuất sạch VietGap... các mô hình này cần được tiếp tục nhân rộng và phổ biến đến hộ sản xuất nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai.
4.6.3.5. Giải pháp nâng cao nhận thức người dân
Thường xuyên mở những lớp bồi dưỡng cho các bộ của khu như Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân về môi trường, thiên tai khí hậu để mọi người có thể chủ động hơn trong việc thích ứng và giảm nhẹ tác động từ các thiên tai, đặc biệt là mưa lụt. Khuyến khích các ý tưởng mới bảo vệ môi trường và các biện pháp thích ứng, giảm nhẹ tác động của thiên tai mưa lụt.
PHẦN 5. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Qua thời gian thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và giải pháp thích ứng với thiên tai của người dân trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Hòa Mạc,
huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam”chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
1. Thị trấn Hòa Mạc là trung tâm của huyện Duy Tiên có đường quốc lộ 38 và đường tỉnh lộ 439 chạy qua, cách thành phố Hưng Yên 4 km và cách thủ đô Hà Nô ̣i 55 km. Với vị trí này, thị trấn có điều kiện giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội tạo đà thúc đẩy thị trấn phát triển một nền kinh tế đa dạng: dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp.
2. Biểu hiện của BĐKH và thiên tai mưa lụt đó là nhiệt độ trung bình có xu hướng tăng dần qua các năm, nhiệt độ tăng nhưng số giờ nắng giảm mạnh cho thấy khí hậu và lượng mưa sẽ diễn biến thất thường hơn. Lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm dần từ 1970 đến 2017, qua mỗi thập kỷ lượng mưa sẽ giảm đi 26,715 mm/thập kỷ. Tình hình lụt lội của huyện Duy Tiên chủ yếu phụ thuộc vào lượng mưa, khả năng mưa lụt có nguy cơ cao và nghiêm trọng nhất thường xảy ra vào tháng 8 và 9, cấp an toàn chỉ chiếm chiếm 67,8-82,1%. Những năm gần đây, các trận mưa có diễn biến phức tạp, tập trung ở từng khu vực, cường độ cao, có những ngày mưa trên 100 mm/ngày, mưa lớn và diễn ra bất thường gây ngập lụt trên diện rộng làm thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp.
3. Mưa lụt gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp ở thị trấn Hòa Mạc. Có 63% ý kiến người dân cho rằng năng suất cây trồng giảm ít và 7% ý kiến người dân cho rằng năng suất cây trồng giảm nhiều do bị ảnh hưởng của mưa lụt. Mưa lụt cũng làm giảm nhẹ diện tích gieo trồng với 60% ý kiến người dân; ngoài ra 63% người dân cũng cho rằng mưa lụt gây ra nguy cơ làm tăng sâu bệnh phá hại cây trồng trên đồng ruộng.
4. Đa số người dân sản xuất nông nghiệp về cơ bản đã nắm được về các thiên tai khí hậu, các hiện tượng khí hậu cực đoan như mưa lụt, khô hạn, rát đậm, rét hại. Các biện pháp thích ứng với thiên tai khí hậu mà người dân thị trấn Hòa Mạc sử dụng trong sản xuất nông nghiệp là thay đổi thời gian trồng, thay đổi giống cây trồng, bón phân thúc và sử dụng thuốc BVTV và thay đổi kỹ thuật
canh tác. Do nhận thức của người dân về thiên tai khí hậu còn chưa cao nên việc áp dụng các biện pháp chưa có tính tổng hợp, hiệu quả còn thấp.
5. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thích ứng với thiên tai mưa lụt trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với địa bàn thị trấn Hòa Mạc bao gồm quản lý nguồn nước và các biện pháp tưới phục vụ cho nông nghiệp; Sử dụng giống cây trồng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh; Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cây trồng, vật nuôi; Xây dựng và phát triển các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, phù hợp và giải pháp nâng cao nhận thức người dân.
5.2. KIẾN NGHỊ
Để có được những phương pháp thật hiểu quả giúp thích ứng với thiên tai khí hậu cho người dân tại thị trấn Hòa Mạc, tôi xin đề xuất các kiến nghị sau:
Các cấp chính quyền cần phải quan tâm hơn việc đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn về thiên tai khí hậu có thể tiếp cận trao đổi trực tiếp với người dân thị trấn Hòa Mạc về thiên tai khí hậu. Nghiên cứu các phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp cho người dân.
Phối hợp với các trạm khí tượng thủy văn, nâng cao chất lượng dự báo và thông tin kịp thời các vấn đề khí hậu cực đoan sớm cho người dân phòng tránh có hiệu quả và an toàn.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức các buổi tập huấn để nâng cao kiến thức của người dân về nhiều lĩnh vực trong đó có bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt:
1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2016). Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2050..
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai (2014), UNDP, Quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2008). Chương trình mục tiêu quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2012). Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam. Hà Nội.
5. Bộ Tài nguyên và môi trường, (2015). Thông tư 43/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường.
6. Đoàn Văn Điếm (2001). Thiên tai khí tượng đối với cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày, kiểm soát và giảm thiểu. Tuyển tập Hội thảo huấn luyện khí tượng nông nghiệp, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), Tổng cục Khí tượng thuỷ văn (HMS) và Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV).
7. Đoàn Văn Điếm (2007). Ðánh giá tác động của hạn hán và vai trò một số biện pháp giữ ẩm đối với ngô vụ đông tại vùng Trung du Bắc bộ. T/C Khoa học - ÐHQG Hà Nội, Chuyên san Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. (23). Tr. 81-90. 8. Đoàn Văn Điếm, Ngô Thị Dung, Nguyễn Thanh Lâm, Nguyễn Hồng Ngọc,
Nguyễn Thu Thùy (2012). Tài nguyên thiên nhiên, NXBĐHNN, Hà Nội.
9. Đoàn Văn Điếm, Nguyễn Thị Bích Yên, Trần Thanh Vân (2015). Khí tượng đại cương, NXBĐHNN, Hà Nội.
10. Elisabeth Simelton và cs (2013). Liệu lượng mưa có thực sự thay đổi không? Kiến thức của người dân, số liệu khí tượng và chính sách. ICRAF.
11. FAO, 2016. Ứng phó nhanh với hạn hán nghiêm trọng ở việt Nam.
12. ICRAF, CGIAR, CCAFS, (2014). Bộ công cụ đàm phán. Làm thế nào để những nông hộ nhỏ và các cấp chính quyền địa phương có thể cùng nhau thích ứng với BĐKH.
13. IMHEN and UNDP (Viện khoa học và khí tượng thủy văn Biến đổi khí hậu cà Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc), 2015. Báo cáo đặc biệt về Quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoạn nhằm thúc đẩy với biến đổi khí hậu (SREX). NXB Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam.
14. IMHEN, (2008). Hướng dẫn kỹ thuật đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng.
15. IMHEN, (2010). Điều tra, đánh giá và cảnh báo biến động của các yếu tố khí tượng thủy văn có nguy cơ gây tổn thương tài nguyên - môi trường vùng biển và dải ven biển Việt Nam, đề xuất các giải pháp phòng tránh và thích ứng, Báo cáo kết quả thực hiện dự án năm 2009, Hà Nội.
16. IMHEN, (2010). Sổ tay Biến đổi khí hậu.
17. IMHEN, (2015). Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về Quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu.
18. Lê Đức Ngoan, Lê Thị Hoa Sen, Ian Christoplos, Nguyễn Thị Thanh Hương, Pieter Terpstra, (2015) . Hợp đồng sản xuất, dồn điền đổi thửa, thay đổi quy mô sản xuất và quản lý rủi ro trong nông nghiệp Việt Nam, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ. Hà Nội. Tr. 406 - 416.
19. Nguyễn Đức Ngữ (Chủ biên), (1998). Bão và phòng chống bão. NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội.
20. Nguyễn Trọng Hiệu (1999). Một số nhận định về hạn hán khí hậu ở Việt Nam. Báo cáo khoa học tại Hội nghị triển khai thực hiện đề tài: Tác động của ENSO đến thời tiết, khí hậu, môi trường và kinh tế, xã hội Vịêt Nam. Viện Khí tượng thủy văn. 21. Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Hiệu, Trần Thục (2011). Biến đổi khí hậu và
Tác động ở Việt Nam, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội. tr. 259,
22. Nguyễn Văn Viết, Đoàn Văn Điếm, Nguyễn Bá Long (2018). Tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp và giải pháp ứng phó. Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. 23. Nguyễn Văn Viết, Ngô Sỹ Giai, Nguyễn Văn Liêm (2001). Hạn hán đối với sản
xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Tuyển tập Hội thảo huấn luyện khí tượng nông nghiệp. Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), Tổng cục Khí tượng thuỷ văn (HMS) và Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV).
24. Oxfam, (2008). Việt Nam biến đổi khí hậu, thích ứng và người nghèo, Hà Nội. 25. Phạm Văn Thẩm (2001). Lũ lụt và sự phân bố lũ lụt ở Việt Nam. Biện pháp quản
tượng nông nghiệp. Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), Tổng cục Khí tượng thuỷ văn (HMS) và Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV).
26. Samui RP. (2001). Nhu cầu khí hậu của cây trồng. Tuyển tập Hội thảo huấn luyện khí tượng nông nghiệp 2001. Viện khí tượng thuỷ văn.
27. Tổng cục Khí tượng – Thủy văn (2001). Quy phạm quan trắc khí tượng bề mặt. 28. Tổng Cục Thủy Lợi (2016). Tình hình xâm nhập mặn năm 2015 - 2016 Đồng bằng
Sông Cửu Long, miền Trung, Tây Nguyên và đề xuất các giải pháp khắc phục. 29. Trần Công Minh (2007). Khí hậu và khí tượng đại cương. NXB ĐHQG Hà Nội. 30. Trần Thế Hùng, Phan Thanh Quyết, Cao Thị Thanh Thủy, Lương Văn Đức,
Nguyễn Tiến Đạt (2013). Ứng dụng công nghệ viễn thám trong việc xây dựng rừng ổn định phục vụ quản lí và sử dụng bền vững tại Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng; Kỷ yếu hội thảo ứng dụng GIS toàn quốc 2013, NXB Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
31. UBND thị trấn Hoà Mạc, (2015). Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thị trấn Hòa Mạc.
32. UBND thị trấn Hòa Mạc, (2017). Báo cáo tổng kết nhiệm vụ năm 2017.
33. UNDP Việt Nam, (2010). Kết quả dự án “Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho địa phương trong việc thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc và Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu”. Mã số: VN/05/009.
34. UNFCCC, (1992). Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu.
II. Tài liệu tiếng Anh:
35. IPCC, (1994), Climate Change 1994 - Radiative Forcing of Climate Change and An Evaluation of the IPCCIS92 Emission Scenarios, Cambridge.
36. IPCC, (1995). IPCC Second Assessment Climate Change 1995.
37. IPCC, (2001), Climate Change 2001: Impacts, Adaptation, and Vulnerability. Contribution of Working Group II to the Third Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change [McCarthy, J.J., O.F. Canziani, N.A. Leary, D.J. Dokken, and K.S. White (eds.)]. Cambridge University Press, Cambridge, United Kingdom and New York, NY, USA, pp. 1031.
38. IPCC, (2007). “Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change”: WGI: "The Physical Science of Climate Change", WGII: "Impacts, Adaptation & Vulnerability", WGIII: "Mitigation of Climate Change", 2007.
39. IPCC, (2014), “Fifth assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change”, New York.
40. MONRE, (2012). Climate Change Scenarios of Vietnam.
41. UNDP, (2000): Drought Disaster Study (Summary Report), Report by the Center for Technology Transfer on Water and Hydraulic Structures Exploitation (CTTWHSE) for United Nations Development Programme, Vietnam under project UNDP VIE/ 97/002 - Support to disaster management system in Vietnam.
III. Tài liệu Internet:
42. Đức Huy, (2011). Nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu còn thấp, ngày 05/10/2011, truy cập 11/03/2018. Từ: http://nld.com.vn/khoa-hoc/nhan-thuc-cua- nguoi-dan-ve-bien-doi-khi-hau-con-thap-20111005101414455.htm
43. NOAA: Earth System Research Laboratory. 44. (www.esrl.noaa.gov/gmd/ccgg/trends/)
45. Khánh Toàn, (2015). Quảng Ninh: Tác động rõ rệt từ biến đổi khí hậu, ngày 28/07/2015, truy cập 12/03/2018. Từ:
46. http://mtnt.hoinongdan.org.vn/sitepages/news/1105/35779/quang-ninh-tac-dong-