Xuất giải pháp thích ứng với thiên tai mưa lụt chủ động và có hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp thích ứng với thiên tai của người dân trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn hòa mạc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 39)

quả cao trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các số liệu có sẵn về hoạt động sản xuất nông nghiệp tại các phòng ban chức năng ở địa phương như: phòng nông nghiệp và phát triển nông

thôn, phòng tài nguyên môi trường, UBND thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Thu thập số liệu khí tượng về nhiệt độ (trung bình, tối cao, tối thấp), lượng mưa, số giờ nắng, lượng mưa trung bình tháng trong 50 năm qua (1977- 2017), số trận mưa lớn (mức >100mm/ngày), số đợt mưa liên tiếp 3 ngày liền (>20mm/ngày) các tháng, trong khoảng 30 năm qua (1990 - 2017) tại trung tâm khí tượng tỉnh Hà Nam.

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

3.3.2.1. Điều tra phỏng vấn người dân bằng phiếu câu hỏi có cấu trúc

- Phỏng vấn bằng phiếu câu hỏi 30 hộ sản xuất nông nghiệp tại 3 khu vực đại diện là khu A là xóm Yên Hòa và Bắc Hòa, khu B là phố Phú Hòa và phố Thịnh Hòa, khu C là xóm Thái Hòa. Đai diện đặc trưng cho địa hình khu A gần sông địa hình tương đối bằng phẳng, khu B gần trung tâm thị trấn, khu C có địa hình trũng và cho 2 loại hình sản xuất nông nghiệp cơ bản: khu A,B chuyên trồng lúa và khu C trồng lúa – mầu trên địa bàn thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Nội dung điều tra bao gồm:

- Tình hình sản xuất nông nghiệp (diện tích, năng suất các loại cây trồng, kỹ thuật bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh…); nhận thức của người dân về thiên tai nói chung và mưa lụt nói riêng, ảnh hưởng của mưa lụt đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống trong những năm gần.

- Nhận thức người dân về ảnh hưởng của khí hậu và thiên tai mưa lụt tới năng suất cây trồng, sâu bệnh hại và hiệu quả các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.

- Giải pháp thích ứng của người dân đối với mưa lụt trong các hoạt động sản xuất và đời sống (phương pháp làm đất, cơ cấu giống, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, luân canh cây trồng, thời vụ, thủy lợi...).

3.3.2.2. Phương pháp họp nhóm

Tổ chức họp các nhóm người dân có thành phần khác nhau về độ tuổi, giới tính, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp và trách nhiệm cộng đồng. Số người tham dự trong mỗi buổi họp nhóm là 4-5 người, thời gian họp nhóm vào các sáng ngày 8/5/2018; 17/5/2018 và 23/5/2018 lần lượt cho từng khu A,B,C trên địa bàn thị trấn.

Các công cụ thảo luận nhóm áp dụng theo phương pháp của ICRAF (2013) bao gồm thiết lập bảng nhận thức về thiên tai khí hậu và các hình thái khí hậu, danh sách các sự kiện khí hậu cực đoan, sơ đồ khu vực bị ảnh hưởng của mưa lụt, thiết lập lịch thời vụ cây trồng và thiên tai, sơ đồ Venn đánh giá vai trò và mực độ chi phối tới các giải pháp thích ứng với mưa lụt; lập bảng chiến lược thích ứng với thiên tai mưa lụt trong đó người dân đề xuất các giải pháp thích ứng với mưa lụt, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) của các giải pháp thích ứng đó. Tổng hợp để đưa ra các giải pháp thích ứng phù hợp và có hiệu quả với thiên tai mưa lụt ở địa phương.

Nội dung thảo luận nhóm và số lượng người tham gia:

STT Nội dung thảo luận Số người tham gia

1 Các loại khí hậu cực đoan, thiên tai đã xảy ra 5 2 Liệt kê thời vụ và mưa lụt, mô tả các hiểm họa/tổn

thương, tính dễ tổn thương trong sản xuất 5 3 Sơ đồ thôn xã biểu thị khu vực bị ảnh hưởng của mưa

lụt 5

4 Các biện pháp thích ứng với mưa lụt trong sản xuất,

chiến lược thích ứng trong tương lai. 5 5 Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách

thức khi thich ứng với mưa lụt trong SXNN 4

3.3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu và đánh giá

Các số liệu điều tra, thu thập được từ các phương pháp trên được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel.

+/ Sử dụng phương pháp phân tích thống kê ANOVA để xác định xu thế diễn biến các yếu tố nhiệt độ và lượng mưa trong vòng 50 năm qua tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

+/ Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá thiên tai mưa lụt: theo quy phạm quan trắc khí tượng của Tổng cục khí tượng thủy văn và môi trường (2001) thì chế độ mưa được đánh giá theo 2 chỉ tiêu là (1) Lượng mưa ngày: R>100 mm/ngày – mưa lớn (mưa rất to); 100>R>50 mm/ngày – mưa to; 50>R>20 mm/ngày – mưa vừa; R<20mm/ngày – mưa nhỏ. (2) Thời gian mưa liên tục: có trên 3 ngày mưa liên tục >20 mm/ngày – mưa nhiều; có 2 ngày mưa liên tục R>20mm/ngày – mưa vừa

và <1 ngày lượng mưa R>20mm/ngày ít mưa. Do tình hình lụt lội ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam chủ yếu phụ thuộc vào tình hình mưa lụt mà không bị ảnh hưởng của nước lũ nhờ hệ thống đê sông được duy trì vững chắc. Để ước tính nguy cơ mưa lụt ở tỉnh Hà Nam chúng tôi tiến hành lựa chọn chỉ tiêu chỉ tiêu mưa lớn có lượng mưa ngày R>100mm/ngày và thời gian mưa có trên 3 ngày liên tục mưa >20mm/ngày.

+/ Tính tần suất các cấp thiên tai mưa lụt theo 2 chỉ tiêu cơ bản là số ngày có mưa lớn với lượng mưa trên 100mm/ngày và số đợt mưa kéo dài trên 3 ngày liên tục với lượng mưa trên 20mm/ngày:

1. Các cấp nguy cơ mưa lụt do có mưa lớn (>100mm/ngày) các tháng (%):

a. Cấp nghiêm trọng Có trên 3 ngày mưa lớn liên tục (R>100mm/ngày)

b. Cấp nguy cơ cao Có trên 2 ngày mưa lớn liên tục (R>100mm/ngày) c. Cấp nguy cơ trung bình Có trên 1 ngày mưa lớn (R>100mm/ngày)

d. Cấp an toàn Không có ngày nào mưa lớn (R>100mm/ngày)

2. Các cấp nguy cơ mưa lụt do mưa kéo dài tại Hà Nam qua các tháng:

a. Cấp nguy cơ cao Có trên 2 đợt mưa kéo dài 3 ngày (R>20mm/ngày)

b. Cấp nguy cơ trung bình Có trên 1 đợt mưa kéo dài 3 ngày (R>20mm/ngày)

c. Cấp an toàn Không có đợt mưa nào kéo dài 3 ngày (R>20mm/ngày)

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI THỊ TRẤN HÒA MẠC, HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị trấn Hòa Ma ̣c nằm ở trung tâm huyê ̣n Duy Tiên, với tổng diện tích tự nhiên 184,26 ha. Có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp xã Châu Giang. - Phía Nam giáp xã Yên Nam. - Phía Đông giáp xã Trác Văn. - Phía Tây giáp xã Yên Bắc.

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí thị trấn Hòa mạc

Thi ̣ trấn Hòa Ma ̣c nằm ta ̣i trung tâm huyê ̣n, cách trung tâm tı̉nh 17 km về phı́a Tây Nam; cách thành phố Hưng Yên 4 km và cách thủ đô Hà Nô ̣i 55 km. Hệ thống giao thông khá phát triển, có đường quốc lô ̣ 38 và đường tỉnh lộ 493 chạy qua tạo ra lợi thế cho Hòa Ma ̣c trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội cũng

như việc tiếp thu thành tựu khoa học, công nghệ và khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức trong và ngoài huyện, tạo đà thúc đẩy thi ̣ trấn phát triển một nền kinh tế đa dạng: dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình thị trấn Hòa Mạc khá bằng phẳng so với các xã trong huyê ̣n. Do đó việc tổ chức sản xuất nông nghiệp cũng như việc phát triển các hệ thống giao thông, thủy lợi, các công trı̀nh xây dựng khá thuâ ̣n lợi. Tuy nhiên, Hòa Mạc nằm trong vùng đất trũng thấp của đồng bằng sông Hồng nên thường bị úng lụt vào mùa mưa hàng năm.

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Thi ̣ trấn Hòa Mạc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, chia làm hai mùa rõ rệt: mùa nóng (mùa hè) từ tháng 4 - 10; mùa lạnh từ tháng 11 - 3 năm sau.

Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 23-240C, nhiệt độ nóng nhất (tháng 5 - 7) khoảng 30-350C, có khi lên tới 400C; nhiệt độ lạnh nhất khoảng 17-180C, có những năm xuống tới 8 - 90C. Số giờ nắng trong năm 1.300–1.500 giờ. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.900 - 2.500 mm, phân bố không đều, từ tháng 7 - 11 chiếm tới 70 - 75% lượng mưa cả năm. Mưa thường xảy ra từng đợt từ 3 - 6 ngày, cường độ mưa lớn, tháng có lượng mưa cao nhất thường đạt trên 600 mm/tháng. Số ngày mưa phân bố không đều, trong các tháng cao điểm trung bình mỗi tháng có 19 - 20 ngày mưa ảnh hưởng lớn đến việc bố trí mùa vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh.

Lượng bốc hơi lớn, bình quân 1.300 - 1.500 mm/năm. Các tháng trong mùa khô (tháng 5 - 9) lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa từ 2,5 - 4,5 lần gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp trong vụ hè thu.

Độ ẩm không khí bình quân cả năm 85 - 90% (tháng cao nhất có khi lên tới 91%), kéo dài từ tháng 9 - 4 năm sau. Trái lại thời kỳ tháng 5 - 8 trùng với mùa gió Tây nam khô nóng nên độ ẩm thường xuyên dưới 80% (có khi xuống tới 50%). Đây là những nguyên nhân chính làm cạn kiệt nguồn nước, gây hạn hán trên diện rộng.

Thi ̣ trấn Hòa Ma ̣c có sông Châu Giang chảy qua với chiều dài khoảng 2 km. Hệ thống đê sông khá kiên cố nên thường không bị ảnh hưởng của nước lũ từ thượng nguồn chảy tới. Tình trạng mưa lụt xảy ra cục bộ hàng năm do những trận mưa lớn gây nên.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên +) Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra nông hoá thổ nhưỡng cho thấy đất đai của thi ̣ trấn Hòa Ma ̣c, chủ yếu gồm 2 loại đất chính sau:

- Đất phù sa không được bồi phân bố ở trong đê không glây hoặc có glây yếu , đất từ trung tı́nh ı́t chua đến chua, sử du ̣ng trồng cây lâu năm, lúa, màu.

- Đất phù sa không đươ ̣c bồi có glây trung bı̀nh hoă ̣c ma ̣nh, úng nước mưa mùa hè.

+) Tài nguyên nước

Nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống ở thi ̣ trấn Hòa Ma ̣c bao gồm nguồn nước mặt và nước ngầm.

- Nguồn nước mặt chủ yếu là sông Châu Giang, các nhánh kênh mương và một số diện tích ao hồ.

- Nguồn nước ngầm: Theo khảo sát ban đầu trên địa bàn thi ̣ trấn nói riêng và toàn huyê ̣n nói chung, có nguồn nước ngầm khá dồi dào ở đô ̣ sâu dễ khai thác. Từ năm 1993 đến nay được tổ chức UNICEF viê ̣n trợ nhân dân thường khoan giếng ở độ sâu từ 50 – 150 để sử dụng. Hiện tại, nguồn nước này mới chỉ khai thác sử dụng trong sinh hoạt, vì vậy trong tương lai cần có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng.

+) Thực trạng môi trường

- Môi trường nước: Nguồn nước mặt và nước ngầm có chất lượng tốt, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm.

- Môi trường không khí: Có thể đánh giá môi trường không khí trên địa bàn thi ̣ trấn khá trong lành.

- Môi trường đất: Nhận thức chưa đúng ở một số bộ phận dân cư trong việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng quá mức cho phép dẫn đến việc rửa trôi, chai lỳ đất, giảm độ phì của đất…

Trong thời gian tới, cùng với việc khai thác các nguồn lợi một cách tối đa để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống thì việc tái tạo lại cảnh quan, môi trường như: đẩy mạnh công tác bảo vệ, trồng cây xanh: kiểm soát tình trạng chuyển đổi cơ cấu sản xuất tự phát… hạn chế sự suy thoái môi trường. Đây là những vấn đề cần phải có sự quan tâm kịp thời của chính quyền các cấp nhằm

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1.Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao, khí hậu bất lợi, dịch bệnh xảy ra đã có tác động xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Song được sự chỉ đạo của huyện uỷ, uỷ ban nhân dân huyện cùng sự giúp đỡ các ban, ngành huyện, Đảng bộ và nhân dân thị trấn Hòa Mạc đã nỗ lực phấn đấu cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra, quốc phòng an ninh được giữ vững.

Theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ thi ̣ trấn nhiệm kỳ 2010 - 2015, nền kinh tế thị trấn có bước tăng trưởng khá, chỉ số phát triển kinh tế bình quân 5 năm đạt 11%/năm cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.

- Nông nghiệp 20%: giảm 5% so với tiêu chı́ đa ̣i hô ̣i;

- CN-TTCN, xây dựng 35%. Tổng giá tri ̣ sản xuất CN – TTCN bı̀nh quân 10 tỷ đồng /năm;

- Dịch vu ̣ thương ma ̣i 45%; tăng 4%;

- Giá trị sản xuất nông nghiê ̣p tăng bı̀nh quân 8%/năm, giá tri ̣ chăn nuôi chiếm 40% trong giá tri ̣ ngành nông nghiê ̣p:

- Tổng sản lươ ̣ng lương thư ̣c có ha ̣t bı̀nh quân 850 tấn/năm; giảm 50 tấn/năm;

- Giá trị sản xuất trên 1ha canh tác đa ̣t trên 50 triê ̣u đồng/năm; - Tổng thu ngân sách bình quân đạt 1,2 tỷ đồng/năm tăng 40%; - Tı̉ lê ̣ sinh hàng năm giảm, đến 2015 còn 0,4%;

- Giảm tỷ lê ̣ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 17%; - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm 1,2%;

- Số lao đô ̣ng đươ ̣c giải quyết viê ̣c làm bı̀nh quân 96% tổng số lao đô ̣ng: - Giảm tỷ lê ̣ hô ̣ nghèo đến năm 2015 xuống còn 5,5%. Thu nhập bình quân đầu người 9.000.000 đ/người/năm đạt 130% so với Nghị quyết.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế +) Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong những năm qua khu vực kinh tế nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu và đóng vai trò chủ đạo thúc đẩy kinh tế - xã hội của thi ̣ trấn phát triển.

Đây là ngành sản xuất quan trọng, là nguồn thu nhập đáng kể cho đại bộ phận dân cư. Cơ cấu cây trồng vật nuôi có sự chuyển đổi tích cực hướng vào nhu cầu của thị trường. Hiện tại trên địa bàn thi ̣ trấn đã và đang phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung nhằm thực hiện chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp như: chuyển đổi diện tích kém hiệu quả sang các loại cây phù hợp có giá trị kinh tế cao.

a) Trồng trọt

- Thực hiện viê ̣c chuyển đổi cơ câu giống cây trồng đưa tỷ lê ̣ các giống lúa lai và lúa hàng hóa vào sản xuất ngày càng cao, tăng hê ̣ số sử du ̣ng đất lên 2,8 lần. Thị trấn đã xây dựng được 3 mô hı̀nh chuyển đổi giống cây trồng trên diê ̣n tı́ch đất màu cho thu nhâ ̣p cao ( từ 50 – 70 triê ̣u đồng/ha/năm ). Năng suất bı̀nh quân hàng năm: Lúa đa ̣t 115 - 120 ta ̣/ha/năm, cây màu, ngô đa ̣t 200 – 250 kg/sào/vu ̣, đâ ̣u tương đạt trên 50kg/sào/vụ.

- Phong trào sản xuất vu ̣ đông ngày càng được nhân rô ̣ng, nhân dân tham gia tích cực đặc biệt là cấy vu ̣ đông trên đất hai lúa hàng năm đa ̣t từ 80 – 90% diê ̣n tı́ch

- Tổng sản lượng lương thực bı̀nh quân hàng năm đa ̣t 850 tấn/năm, giá tri ̣ sản xuất trên ha canh tác đa ̣t 50 triê ̣u đồng/năm.

b) Chăn nuôi

- Thực hiện nghiêm chỉnh pháp lê ̣nh thú y, làm tốt công tác phòng di ̣ch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Tuy nhiên những năm vừa qua do ảnh hưởng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp thích ứng với thiên tai của người dân trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn hòa mạc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 39)