THIÊN TAI VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp thích ứng với thiên tai của người dân trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn hòa mạc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 31)

2.3.1. Thiên tai đối với đời sống của người dân

Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là những nông dân nghèo, các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, trẻ em và phụ nữ.

Tình trạng nóng lên làm thay đổi cấu trúc mùa nhiệt hàng năm. Ở miền Bắc, mùa đông sẽ ấm lên, dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con người. Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh. Thiên tai như bão, tố, nước dâng, ngập lụt, hạn hán, mưa lớn và sạt lở đất v.v… gia tăng về cường độ và tần số làm tăng số người bị thiệt mạng và ảnh hưởng gián tiếp đến sức khoẻ thông qua ô nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng, bệnh tật (Khánh Toàn, 2015)

2.3.2. Thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp

Việt Nam là một nước nông nghiệp với 73% dân số sống bằng nghề nông và 70% lãnh thổ là nông thôn với cuộc sống người dân còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên. Việt Nam là một trong 5 nước sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Bảng 2.4. Tác động của thiên tai đến hoạt động sản xuất trồng trọt

Khí hậu cực đoan

Nhân tố

bị ảnh hưởng Mô tả ảnh hưởng

Nhiệt độ, hạn hán gia tăng Tốc độ sinh trưởng và phát triển cây.

- Năng suất cây trồng tăng ở ôn đới và vùng cao. - Quá trình sinh trưởng phát triển nhanh hơn, tăng nhanh quá trình chín làm giảm năng suất cây trồng ở vùng nhiệt đới, vùng thấp nắng nóng.

Sâu, bệnh hại cây trồng.

- Khả năng năng kháng sâu bệnh giảm.

- Sâu, bệnh bùng phát nhanh, xuất hiện chủng mới. Mục đích sử

dụng đất nông nghiệp.

- Thay đổi phân bố cây trồng.

- Tăng diện tích đất bỏ hoang do khô hạn. - Thay đổi cơ cấu cây trồng.

Thất thường của khí hậu về chế độ mưa, rét đậm, rét hại, sương muối. - Tỷ lệ nảy mầm, sinh trưởng phát triển của cây. - Sâu, bệnh hại

cây trồng

- Tỷ lệ nảy mầm và sinh trưởng phát triển giảm do rét đậm rét hại.

- Diện tích cây trồng chết gia tăng do hiện tượng sương muối xuất hiện thường xuyên hơn.

- Sâu, bệnh hại bùng phát nhanh, khó kiểm soát. - Thay đổi hình thức sử dụng đất do hiệu quả sản xuất giảm, năng suất cây trồng không thể duy trì.

Lũ ống lũ quét, lụt, bão, lốc xoáy. -Diện tích đất nông nghiệp. - Năng suất cây

trồng.

- Diện tích đất nông nghiệp giảm do lũ ống, lũ quét dẫn đến xói mòn và sạt lở đất. Đất giảm độ màu mỡ. - Năng suất và sản lượng cây trồng bị ảnh hưởng do ngập úng.

Nguồn: Lê Đức Ngoan và Lê Thị Hoa Sen (2010) Theo tính toán của các chuyên gia nghiên cứu BĐKH, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 300C và mực nước biển có thể dâng 1m. Theo đó, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập. Theo dự đoán của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), các tác động trên sẽ gây thiệt hại rất lớn về kinh tế và khiến khoảng 17 triệu người không có nhà (UNDP, 2010).

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB, 2007) nước ta với bờ biến dài và hai vùng đồng bằng lớn, khi mực nước biển dâng cao từ 0,2 -0,6m sẽ có từ

100.000 đến 200.000ha đất bị ngập và làm thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Nước biển dâng lên 1m sẽ làm ngập khoảng 0,3 - 0,5 triệu ha tại Đồng bằng sông Hồng và những năm lũ lớn khoảng 90% diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập từ 4 - 5 tháng, vào mùa khô khoảng trên 70% diện tích bị xâm nhập mặn với nồng độ lớn hơn 4g/l. Ước tính Việt Nam sẽ mất đi khoảng 2 triệu ha đất trồng lúa trong tổng số 4 triệu ha hiện nay, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực Quốc gia và ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân.

Tính đến cuối tháng 3/2016, hạn hán ảnh hưởng đến tất cả 13 tỉnh ĐBSCL, trong khi xâm nhập mặn ảnh hưởng đến 9/13 tỉnh. Ước tính thiệt hại trong đợt hạn - mặn 2015-2016 toàn vùng ĐBSCL có thể lên đến 5.500 tỷ đồng. Trong đó, sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề nhất, với trên 160.000 ha đất canh tác (chủ yếu là lúa, ngoài ra còn có mía, cây ăn trái, rau màu...) bị nhiễm mặn (Kiên Giang và Cà Mau là 2 tỉnh bị tác động lớn nhất), thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng, thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản các loại khoảng 200 tỷ đồng và do thiếu nước sinh hoạt ước khoảng 500 tỷ đồng (khoảng 600.000 người dân bị thiếu nước sinh hoạt). Bên cạnh đó, các thiệt hại khác ước tính cũng khoảng gần 1.000 tỷ đồng, chủ yếu do bổ sung công tác nạo vét kênh mương, tu bổ bờ bao, gia súc, gia cầm chết do thiếu nước uống, dịch bệnh do thiếu nước sinh hoạt...(Trần Nga, 2014).

Thiên tai khí hậu là vấn đề rất lớn đối với Việt Nam, trong đó, bà con nông dân là những đối tượng bị ảnh hưởng sớm nhất và nặng nề nhất. Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm ra các biện pháp để thích ứng với thiên tai khí hậu là nhiệm vụ quan trọng. Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều biện pháp để đối phó với tình trạng này (Bộ NN&PTNT, 2014).

2.4. NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ THIÊN TAI VÀ THÍCH ỨNG 2.4.1. Nhận thức của người dân về thiên tai khí hậu 2.4.1. Nhận thức của người dân về thiên tai khí hậu

Ở đất nước ta có nhiều nhóm người với những nhận thức rất khác nhau trước thiên tai khí hậu. Có nhóm người không biết gì về thiên tai khí hậu, có nhóm người không hề quan tâm gì đến thiên tai khí hậu, có nhóm người biết và quan tâm về thiên tai nhưng xem đây là nghĩa vụ của ai đó bản thân mình không thể làm được gì cả và đổ lỗi cho thiên nhiên, có nhóm người quan tâm về thiên tai khí hậu muốn làm điều gì đó nhưng lại không biết làm gì, có nhóm người có đóng góp tích cực cho giải pháp thích ứng với thiên tai song tỉ lệ nhóm người này

còn rất ít. Hiện nay dù công tác tuyên truyền được tiến hành. tích cực, nhận thức về thiên tai khí hậu được nâng cao rõ rệt trong mấy năm trở lại đây song phần lớn người dân mới biết mà chưa hiểu một cách sâu sắc, đầy đủ những vấn đề thuộc bản chất về môi trường và biến đổi khí hậu. Sự hiểu biết của người dân chưa biến thành thái độ, hành vi sống thân thiện với môi trường.

2.4.2. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của thiên tai đến sản xuất

Đa số các hộ gia đình đã quan sát những thay đổi do khí hậu tác động ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, rằng tỷ lệ mắc các côn trùng gây hại và bệnh đã tăng lên trong những năm qua.

Nhận thức người dân qua số liệu quan sát khí hậu cho thấy rằng đa số người dân đã nhận thức một cách tương đối chính xác sự thay đổi nhiệt độ, sự xuất hiện khó lường của lượng mưa và tăng tỷ lệ sâu bệnh côn trùng và bệnh tật, trong đó có ảnh hưởng đến phần lớn các kinh nghiệm và nhận thức về các sự kiện khí hậu liên quan đến (Oxfam, 2008).

Các hộ gia đình đã được thông qua việc sử dụng các vật liệu có sẵn tại địa phương như phủ đất chống xói mòn đất, bảo tồn độ ẩm của đất và quản lý nhiệt độ đất.

Đa số các hộ gia đình đã đa dạng hóa hệ thống cây trồng của họ thông qua các hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống. Thật không may, hầu hết các hộ gia đình đã không biết về các phương pháp tiếp cận bền vững khoa học để chống lại tác động của biến đổi khí hậu (Đức Huy, 2011).

2.4.3. Vấn đề thích ứng với thiên tai khí hậu

2.4.3.1. Khái niệm về thích ứng và hành động thích ứng

Gần đây, khả năng thích ứng được xem xét trong bối cảnh các vấn đề về biến đổi khí hậu toàn cầu. Khả năng thích ứng với thiên tai được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012) , khả năng thích ứng với thiên tai khí hậu là “ sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh môi trường thay đổi nhằm làm giảm khả năng bị tổn thương do dao động và biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng hoặc tận dụng các cơ hội do nó mang lại ”.

– IPCC, (2013) định nghĩa: “Trong hệ thống xã hội, thích ứng là quá trình điều chỉnh theo khí hậu thực tế hoặc dự tính để hạn chế thiệt hại hoặc tận dụng cơ hội có lợi. Trong hệ thống tự nhiên, thích ứng là quá trình điều chỉnh theo khí

hậu hiện tại và theo những ảnh hưởng của khí hậu. Sự can thiệp của con người có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh theo khí hậu dự tính”

Khả năng thích ứng được thể hiện thông qua các hoạt động/ biện pháp thích ứng nhằm làm giảm khả năng bị tổn thương. Báo cáo đánh giá lần thứ 2 của ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC,1994) đã đề cập và miêu tả 228 biện pháp thích ứng khác nhau. Cách phân loại phổ biến là chia các biện pháp thích ứng ra làm 8 nhóm.

Làm thay đổi nguy cơ: Ở môt mức độ nào đó người ta có thể kiểm soát được những mối nguy hiểm từ môi trường. Đối với một số hiện tượng “ tự nhiên “ như là lũ lụt hay hạn hán, những biện pháp thích hợp là công tác kiểm soát luc lụt( đập, mương, đê). Đối với thiên tai, có thể điều chỉnh thích hợp làm chậm tốc độ biến đổi khí hậu bằng cách giảm phát thải khí nhà kính và cuối cùng là ổn định nồng đọ khí nhà kính trong khí quyển. Theo hệ thống của UNFCCCC, những phương pháp được đề cập đó được coi là giảm nhẹ thiên tai và là phạm trù khác với các biện pháp thích ứng.

Chấp nhận tổn thất: Các phương pháp thích ứng khác nhau có thể được so sánh với cách phản ứng cơ bản là “không làm gì cả”, ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận những tổn thất. Trên lý thuyết, chấp nhận tổn thất sảy ra khi bên chịu tác động không có khả năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào.

Chia sẻ tổn thất: Loại phản ứng thích ứng này liên quan đến việc chia sẻ những tổn thất giữa cộng đồng dân cư lớn. Cách thích ứng này thướng xảy ra trong một cộng đồng truyền thống và trong xã hội công nghệ cao, phức tạp. Trong xã hội truyền thống, nhiều cơ chế tồn tại để chia sẻ những tổn thất giữa cộng đồng mởrộng, như là gữa các hộ gia đình, họ hàng, làng mạc hay là các cộng đồng tương tự.

Nghiên cứu: Quá trình thích ứng có thể được phát triển bằng cách nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ và phương pháp mới về thích ứng.

Thay đổi/ chuyển địa điểm : Một sự đối phó mạnh mẽ hơn là thay đổi/chuyển địa điểm của các hoạt động kinh tế. Có thể tính toán thiệt hơn, ví dụ đi chuyển các cây trồng chủ chốt và vùng canh tác ra khỏi khu vực khô hạn đến một khu cực mát mẻ thuận lợi hơn và thích hợp hơn cho các cây trồng trong tương lai.

Ngăn ngừa các tác động: Là một hệ thống các phương pháp thường dùng để thích ứng từng bước và ngăn chặn các tác động của biến đổi và bất ổn của

thiên tai khí hậu. Ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp, thay đổi trong quản lý mùa vụ như tăng tưới tiêu, chăm bón thêm, kiểm soát côn trùng và sâu bệnh gây hại.

Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi: Một kiểu hoạt động thích ứng khác là sự phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin cộng đồng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi.

2.4.3.2. Giải pháp thích ứng với thiên tai trong sản xuất nông nghiệp

Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (IMHEN, 2010) đã đưa ra 4 giải pháp chiến lược thích ứng với thiên tai khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điều chỉnh cơ cấu cây trồng và thời vụ phù hợp với hoàn cảnh:

– Đánh giá tác động của thiên tai đến tài nguyên thiên nhiên.

– Dự kiến tác động tổn thương đối với cơ cấu cây trồng trong từng thời vụ. – Dự kiến các cây trồng có khả năng chống chịu với hoàn cảnh mới (chống hạn, chống nắng, chống nóng)

– Dự kiến các cây trồng có hiệu quả cao. – Lập kế hoạch điều chỉnh cơ cấu cây trồng. – Lập kế hoạch điều chỉnh thời vụ.

Cải thiện hiệu quả tưới tiêu nông nghiệp:

– Đánh giá tác động của thiên tai khí hậu đối với tài nguyên thiên nhiên. – Dự kiến các công thức luân canh xen canh trong hoàn cảnh thiên tai. – Thử nghiệm các công thức luân canh xen canh mới.

– Kiến nghị các giải pháp kỹ thuật liên quan.

Cải thiện hiệu quả tưới tiêu nông nghiệp:

– Dự kiến tác động của thiên tai đến sản xuất lua và các loại cây trồng. – Dự kiến nhu cầu tưới tiêu theo cơ cấu mùa vụ.

– Đánh giá khả năng đáp ứng của hệ thống các phương tiện tưới tiêu. – Điều chỉnh hệ thống tưới tiêu và thay thế 1 số phương tiện tưới tiêu hiệu suất cao hơn.

Tổ chức cảnh báo lũ lụt, hạn hán:

– Dự kiến tác động của thiên tai đến điều kiện khí hậu và nguồn nước. – Lập bản đồ hạn hán và ngập lụt trong từng khu vực tương đối chi tiết. – Xây dựng chỉ tiêu cảnh báo lũ lụt.

– Xây dựng chỉ tiêu cảnh báo hạn hán.

2.4.3.3. Một số biện pháp thích ứng đối với thiên tai lũ lụt

Mặc dù lũ lụt là một hiện tượng khắc nghiệt của thiên nhiên nhưng chúng ta vẫn có thể giảm nhẹ những thiệt hại do lũ lụt gây ra thông qua việc phòng, chống một cách có hiệu quả. Chúng ta cần phải sử dụng và quản lý hợp lý tài nguyên nước trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt. Trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, quản lý nước cần được thực hiện về cả 3 phương diện: quy hoạch tưới tiêu hợp lý, xây dựng đồng ruộng có khả năng tăng cường tiêu thoát nước và tuyển lựa được các giống cây trồng có nhiều khả năng chịu úng lụt. Xây dựng mới những hồ chứa có dung tích thích hợp nhằm tăng cường dòng chảy cho các hệ thống sông. Xây dựng mới và nâng cấp các công trình tưới tiêu, giành thế chủ động tưới tiêu trên phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp, vừa là giải pháp trước mắt vừa là giải pháp lâu dài phòng, chống lũ lụt và hạn hán. Ngoài ra, một giải pháp phòng chống lũ lụt khác có hiệu quả là trồng rừng và bảo vệ rừng.

Nhìn chung, những vùng có nguy cơ bị lũ lụt nghiêm trọng thường có các đặc điểm: địa hình cao, dốc, sông ngắn, dòng mặt thoát khá chậm ra dòng chính hoặc ra biển; phần đồng bằng ven biển thì thường bị úng lụt, lượng mưa lớn và mưa kéo dài. Vì vậy, để giải quyết vấn đề úng lụt, ngập nước cũng như phòng chống các tác hại do nước gây ra một cách lâu dài, bền vững cần phải thực hiện đồng thời nhiều biện pháp. Hiện nay dù công tác tuyên truyền được tiến hành tích cực, nhận thức về úng lụt được nâng cao rõ rệt trong mấy năm trở lại đây song phần lớn người dân mới biết mà chưa hiểu một cách sâu sắc, đầy đủ những vấn đề thuộc bản chất về môi trường và biến đổi khí hậu.

Một trong những biện pháp quản lý nước có hiệu quả là việc dự báo điều kiện sản xuất, sinh trưởng và năng suất cây trồng. ở châu á đã có những công trình nghiên cứu dự báo năng suất cây trồng.

Tại ấn Độ các công trình của Kim (1980), Malich (1970), Xacker (1964), Ramaneut và Beznati (1986) người ta đã đưa ra mô hình tính toán năng suất ngô và khoai tây trên cơ sở phân bố lượng mưa và nhiệt độ ở các giai đoạn phát dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp thích ứng với thiên tai của người dân trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn hòa mạc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 31)