ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA LỤT ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp thích ứng với thiên tai của người dân trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn hòa mạc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 66)

4.4.1. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của mưa lụt đến năng suất

Từ kết quả phỏng vấn các hộ dân sản xuất nông nghiệp ta có hình 4.12. Theo số liệu điều tra thì có 10% người dân được phỏng vấn nhận thấy sản lượng cây trồng của họ có xu hướng tăng lên, có 20% cho rằng sản lượng không đổi, 7% cho là giảm nhiều và 63% cho rằng sản lượng nông nghiệp giảm ít so với trước đây. Một số ít người dân cho rằng sản lượng của họ giảm nhiều do ruộng quá xa nguồn nước, và không áp dụng những biện pháp khoa học trong sản xuất nông nghiệp, họ không tham gia vào hội hè, đoàn thể nào tại khu dân cư nên ít được tuyên truyền phổ biến, chia sẻ những kiến thức khoa học mới về nông nghiệp. Dù ảnh hưởng của mưa lụt là rất lớn, gây ra dịch bệnh, chết nhiều hoa màu nhưng một số người dân cho rằng sản lượng nông nghiệp của họ vẫn tăng.

Điều này chứng tỏ người dân đã biết thay đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi giống lúa, giống rau và giống hoa phù hợp hơn với những thiên tai khí hậu, đặc biệt là thiên tai mưa lụt. Tại thị trấn Hòa Mạc, người dân đã thay đổi các giống lúa cũ bằng các giống lúa năng suất cao như Khang Dân, Bồi Tạp 49, Thiên ưu, BC15, Lúa lai 2 dòng, Nhị Ưu, Nàng Thơm. Trong đó đang ưu tiên trồng cấy nhiều nhất là giống BC15.

Hình 4.12. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của thiên tai mưa lụt đến sản lượng

Nguồn: Phỏng vấn (2018)

4.4.2. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của mưa lụt đến diện tích

Hình 4.13. Nhận thức về ảnh hưởng của mưa lụt đến diện tích gieo trồng

Qua hình 4.13 ta thấy có 30% người dân được phỏng vấn cho rằng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của họ bị không thay đổi, không bị mất đất sản xuất do mưa lụt, 60% người dân có diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị giảm nhẹ, và 10% người dân có diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm nhiều. Hầu hết số người dân trả lời diện tích đất nông nghiệp của họ giảm đi do mưa lụt là những hộ có diện tích ruộng ở vùng đất trũng nhiều hơn.

4.4.3. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng mưa lụt đến sâu bệnh

Theo số liệu điều tra hình 4.14 thì 63% số người dân được hỏi nhận thấy sâu bệnh cây trồng có xu hướng tăng, 33% cho rằng sâu bệnh vẫn không thay đổi và chỉ có 4% cho rằng dịch bệnh giảm đi. Theo chúng tôi, những người cho rằng sâu bệnh giảm là do so với trước đây bây giờ người dân đã chú ý hơn đến vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, luân canh xen vụ nên cũng giảm đi được phần nào thiệt hại do sâu bệnh gây nên.

Hình 4.14. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của mưa lụt đến sâu bệnh hại cây trồng

Nguồn: Phỏng vấn (2018)

4.4.4. Sơ đồ các vùng bị ảnh hưởng của thiên tai mưa lụt đến nông nghiệp

Kết quả thảo luận nhóm ở khu A, khu B và khu C thu được sơ đồ các vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai mưa lụt tới sản xuất nông nghiệp như sau:

Hình 4.15. Sơ đồ các vùng bị ảnh hưởng của mưa lụt tại khu B

Nguồn: Phỏng vấn (2018) Địa hình tại khu B tương đối bằng phẳng, nằm ở cạnh trung tâm của thị trấn Hòa Mạc, tình trạng lũ lụt ở khu B chưa từng xảy ra, hầu hết thiệt hại về nông nghiệp xảy ra do hiện tượng mưa lớn gây ngập lụt ở vùng trũng và thậm chí cả khu vực bình thường khi mưa lớn kéo dài.

Khu C có địa hình không được bằng phẳng, có nhiều phần diện tích ruộng rau mầu gần sông Châu Giang, khu C đa phần diện tích đang phát triển mô hình trồng rau an toàn. Ảnh hưởng của mưa lụt đến hoạt động canh tác của người dân khu này chủ yếu làm tăng sâu bệnh, do mưa to cành lá và cánh hoa bị dập nát, khi bị ngập lụt gây ra hiện tượng khô héo hàng loạt do úng nước. Khu C cũng có thể chịu ảnh hưởng của sông Châu Giang nhưng ít hơn. Tình trạng ngập lụt trên ruộng thường chỉ xảy ra khi có mưa lớn hoặc mưa kéo dài.

Địa hình của khu A tương đối bằng phẳng, nằm cạnh sông Châu Giang nên nguồn nước tưới cho nông nghiệp rất dồi dào, tuy nhiên cũng có mặt hại, về mùa mưa lũ, nước thường dâng cao nên gây ra ngập lụt trên toàn bộ khu vực ven sông.

Hình 4.16. Sơ đồ các vùng bị ảnh hưởng bởi mưa lụt tại khu C

Nguồn: Thảo luận nhóm (2018)

Hình 4.17. Sơ đồ các vùng bị ảnh hưởng bởi mưa lụt tại khu A

Bảng 4.6. Lịch thời vụ gắn với thiên tai mưa lụt trong năm

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Đặc điểm và ảnh hưởng của khí hậu cực đoan

Nông nghiệp

Vụ xuân Bắt đầu gieo tháng 2, gặt vào tháng 5

Vụ mùa Bắt đầu gieo tháng 7, gặt vào tháng 10

Vụ hoa

Gieo giữa tháng 10, thu hoạch vào cuối tháng 1 năm sau

Vụ rau trồng rau thích hợp, mỗi loại rau từ khi gieo Trồng luân canh giữa các loại rau, mỗi vụ

trồng đến thu hoạch khoảng 2-3 tháng. Khí hậu cực đoan

Mưa lớn

Mưa lớn vào tháng 6 – 9 làm giảm năng suất lúa vụ mùa do lúa đổ, lúa non bị mọc mầm và vụ rau vào mùa mưa, làm chậm thời vụ gieo vụ hoa.

Lụt lội

Ảnh hưởng tới tất cả hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngập úng làm chết cây, thối gốc, gây thiệt hại nặng nề.

Nguồn: Thảo luận nhóm (2018)

4.4.5. Lịch thời vụ và thiên tai mưa lụt tại thị trấn Hòa Mạc

Sử dụng công cụ họp nhóm người dân thị trấn Hòa Mạc thảo luận về thời vụ gieo trồng cây hàng năm và tình trạng mưa và ngập lụt. Từ bảng 4.6 kết quả thảo luận nhóm về lịch thời vụ kết hợp với hiện tượng mưa lụt trong năm để tìm hiểu về ảnh hưởng mưa lụt tới hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân. Kết quả thảo luận nhóm tại địa phương cho thấy mưa lớn và ngập lụt ảnh hưởng lớn đến vụ lúa mùa và vụ rau trồng vào tháng 6 đến tháng 9, ngoài ra còn ảnh hưởng một phần đến vụ trồng hoa chính. Lúa mùa thường bị ngập lụt vào thời kỳ lúa đẻ nhánh do mưa vào tháng 6 và bị gãy đổ mọc mầm khi gặp mưa lụt vào tháng 9 tháng 10. Cây màu thường bị ngập úng, giập lá, gãy lá và sâu bệnh phá hoại sau mưa lụt.

4.5. CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG CỦA NGƯỜI DÂN VỚI THIÊN TAI MƯA LỤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HÒA MẠC MƯA LỤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HÒA MẠC

Tập hợp kết quả thảo luận nhóm tại khu A, khu B và khu C về biện pháp thích ứng với mưa lụt trong sản xuất nông nghiệp thu được trình bày ở bảng 4.7. Qua bảng 4.7. cho thấy:

Bảng 4.7. Chiến lược thích ứng với mưa lụt tại khu A và khu B trồng lúa

Thời gian Thích ứng dài hạn Thích ứng ngắn hạn Trước thiên

tai mưa lụt

Khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương tiêu nước. Chuẩn bị giống dự trữ khi cần gieo lại.

Nạo vét kênh mương, nghe bản tin dự báo để chủ động chăm sóc lúa; chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho lúa sinh trưởng tốt, sức chịu đựng khỏe..

Trong lúc mưa lụt

Lập kế hoạch kiểm tra kênh mương tiêu nước; theo dõi giống cây trồng chịu úng và mực nước an toàn.

Theo dõi tình hình mưa lụt, tháo nước khỏi ruộng, thu hoạch sớm lúa non, thực hiện xanh nhà hơn già đồng Sau thiên tai mưa lụt Huy động vốn và lao động để khắc phục hậu quả lũ lụt, bón phân chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa.

Dọn dẹp vệ sinh đồng ruộng, buộc lúa nếu bị đổ; nếu ruộng lúa chưa thu hoạch được thì bón phân, chăm sóc; cắt bỏ phần lúa bị dập nát cho trâu bò

Tuy địa hình cao thấp khác nhau nhưng khu A và khu B có đại đa số diện tích đồng ruộng được gieo cấy 2 vụ lúa. Trong việc trồng lúa người dân khu A và khu B đã áp dụng các biện pháp thích ứng khi có mưa lụt gồm: tiêu nước, tát nước khỏi ruộng, gieo lại mạ, bón phân thúc, dùng thuốc bảo vệ thực vật, tát nước chống ngập úng, nạo vét kênh mương để tiêu nước.

Trong trồng hoa màu các giải pháp thích ứng được người dân đưa ra gồm: bón phân thúc, dùng thuốc bảo vệ thực vật, làm nhà lưới, quây lưới quanh ruộng hoa, điều chỉnh thời vụ trồng hoa muộn nửa tháng để tránh mưa lụt, gieo lại rau màu sau mưa lụt, lên luống cao, khơi thông rãnh thoát nước, nạo vét kênh tiêu nước….

Về chiến lược thích ứng với mưa lụt, kết quả thảo luận nhóm tại khu C chuyên trồng hoa màu, ý kiến của người dân như sau:

Bảng 4.8. Chiến lược thích ứng với mưa lụt tại khu C trồng hoa màu

Thời gian Thích ứng dài hạn Thích ứng ngắn hạn

Trước thiên tai mưa lụt

Kiểm tra tình hình bờ vùng, bờ thửa, kênh tiêu thoát nước, làm nhà kính nhà lưới, chuẩn bị hạt giống dự trữ

Nghe dự báo thời tiết, lên luống cao, nạo vét kênh mương, bón phân chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây

Trong lúc mưa lụt

Lập kế hoạch bơm tiêu nước ruộng trồng màu, khơi thông kênh tiêu thoát nước, cọc giàn giữ cây chống gãy đổ.

Thường xuyên kiểm tra tình hình tiêu thoát nước ruộng, khơi thông dòng chảy, củng cố giàn, che phủ mặt luống…

Sau thiên tai mưa lụt

Tiêu thoát nước cho ruộng trồng hoa, màu; vun xới, bón phân cho xốp đất, kiểm tra sâu bệnh, trồng dặm cây chết..

Kiểm tra, dọn dẹp đồng ruộng, khắc phục thiệt hại, hoa quả dập nát quá phải cắt bỏ đi. Chăm sóc cho cây…

Nguồn: Thảo luận nhóm (2018) Khu A và khu B là khu vực cấy lúa chủ yếu ở thị trấn Hòa Mạc. Đây là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ tác động của mưa lụt. Khu A là chân đất thấp, thường xuyên phải chịu lụt khi có mưa lớn, đôi khi mực nước sông dâng cao làm ngập lụt trong nhiều ngày. Nhận thức của người dân về thích ứng với mưa lụt là khá tốt. Trước mùa mưa người dân thường xuyên nghe ngóng các

thông tin khí hậu qua các phương tiện truyền thông (ti vi đài báo) để có thể hạn chế được tác động xấu do mưa lụt gây nên.

Các biện pháp thích ứng với mưa lụt của người dân khu A và khu B áp dụng chủ yếu là nạo vét kênh mương, đắp bờ giữ nước, làm tốt công tác thủy lợi. Chuẩn bị giống dự trữ khi cần gieo lại. Dọn dẹp vệ sinh đồng ruộng; cấy dặm phần lúa bị chết, bón phân chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa. Theo dõi tình hình mưa lụt, tháo nước khỏi ruộng, thu hoạch sớm lúa non, thực hiện xanh nhà hơn già đồng….

Khu C chuyên trồng hoa màu là khu chịu tác động khá nhiều từ mưa lụt trong sản xuất nông nghiệp. Vì cây hoa chính vụ gieo trồng vào tháng 6-7 gặp mưa lụt tháng 7 làm hạt bị trẩm, cây con bị giập nát, đến khi hoa sinh trưởng tốt thì thượng gặp mưa lụt muộn tháng 9-10 làm cây bị úng nước, chết do bệnh héo xanh, sâu bệnh cũng phát triển mạnh.

Các giải pháp thích ứng với mưa lụt ở khu C là làm nhà kính để gieo hạt và thời kỳ cây con, lên luống cao, khơi thông dòng chảy, gieo lại giống khi cây chết, bón phân thúc và phun thuốc bảo vệ thực vật, xới đất…

4.6. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THÍCH ỨNG VỚI THIÊN TAI MƯA LỤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THIÊN TAI MƯA LỤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

4.6.1 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi thực hiện các giải pháp thích ứng của người dân với thiên tai mưa lụt giải pháp thích ứng của người dân với thiên tai mưa lụt

4.6.1.1. Đánh giá SWOT biện pháp thay đổi thời vụ gieo trồng

Bảng 4.9. Phân tích SWOT một số biện pháp thích ứng với thiên tai mưa lụt

1. Biện pháp thay đổi thời vụ gieo trồng

Điểm mạnh (S)

- Chủ động trong việc làm đất và gieo cấy - Có các giống mới phù hợp.

- Có nhiều lao động thời kỳ nông nhàn - Tránh được khí hậu bất lợi

Điểm yếu (W)

- Khó khăn về nước tưới - Ảnh hưởng tới sinh trưởng - Gây áp lực cho vụ trước.

Cơ hội (O)

- Có trợ giúp từ chính quyền địa phương - Sự hợp tác, đồng tình của láng giềng

Thách thức (T)

-Khí hậu biến động thất thường - Đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc tốt

Điểm mạnh (S)

- Nguồn giống được cung cấp đầy đủ - Chịu được khí hậu khắc nghiệt - Cái thiện năng suất và chất lượng

Điểm yếu (W)

- Kỹ thuật canh tác mới lạ - Yêu cầu đất đai phải phù hợp - Sâu bệnh có thể nhiều hơn

Cơ hội (O)

- Có rất nhiều giống mới để lựa chọn. - Phù hợp với mục tiêu của khuyến nông

Thách thức (T)

-Mất thời gian làm quen với cách trồng, chăm sóc giống mới

3. Khơi dòng mương tiêu thích ứng với mưa to, ngập lụt

Điểm mạnh (S)

- Có được nước khi gặp hạn hán -Thoát ngập úng khi mưa lũ

Điểm yếu (W)

- Mất nhiều lao động, công sức - Cần chi phí và thời gian

Cơ hội (O)

- Chính quyền quan tâm giúp đỡ

- Có đầu tư hệ thống tưới tiêu của thị trấn

Thách thức (T)

- Lao động vất vả - Thời gian gấp rút

4. Dùng phân bón thúc và thuốc bảo vệ thực vật

Điểm mạnh (S)

- Giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt - Cho năng suất cao

- Sâu bệnh bị tiêu diệt kịp thời

Điểm yếu (W)

- Ảnh hưởng xấu đến môi trường - Giá cả đắt đỏ, tốn công

- Hại sức khỏe

Cơ hội (O)

- Chính quyền quan tâm hỗ trợ vốn - Dịch vụ rộng khắp, dễ kiếm

Thách thức (T)

- Sâu bệnh kháng thuốc - Phụ thuộc vào khí hậu.

6. Biện pháp che hoặc quây nilon cho cây trồng

Điểm mạnh (S)

- Giữ ấm cho cây khi gặp rét hại Chống được chuột, côn trùng

- - Chống được mưa lớn làm đổ cây

Điểm yếu (W)

- Mất nhiều công lao động

-Tốn chi phí mua nilon và khung tre

Cơ hội (O)

- Phù hợp với ý kiến của địa phương

Thách thức (T)

- Đòi hỏi đầu tư vật liệu - Mất nhiều thời gian.

Nguồn: Thảo luận nhóm (2018) Đây là biện pháp thích ứng của người dân thị trấn Hòa Mạc trong trồng lúa, trồng rau và trồng hoa. Theo lịch thời vụ gieo trồng định sẵn thì cây trồng thường gặp phải hiện tượng mưa to, ngập lụt nên sinh trưởng, phát triển và năng suất thấp. Để thích ứng với mưa lụt thì mỗi vụ cần phải điều chỉnh thời gian gieo trồng để né tránh những điều kiện bất lợi.

Kết quả thu được tại các cuộc họp nhóm người dân tại 3 khu để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) trình bày ở bảng 4.9.

Qua bảng 4.9 ta thấy điểm mạnh của biện pháp thay đổi thời vụ là chủ động trong việc làm đất và gieo cấy; có các giống mới phù hợp; có nhiều lao động thời kỳ nông nhàn; tránh được khí hậu bất lợi. Điểm yếu là: khó khăn về nước tưới; ảnh hưởng tới sinh trưởng; gây áp lực cho vụ trước. Cơ hội là có trợ giúp từ chính quyền địa phương; sự hợp tác, đồng tình của láng giềng. Thách thức là mưa bão biến động thất thường; đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc tốt.

4.6.1.2. Biện pháp thay đổi giống cây trồng thích ứng với thiên tai mưa lũ:

Hiện nay nhờ khoa học, kỹ thuật phát triển mạnh, đã tạo ra rất nhiều giống lúa mới. Mỗi lần thay đổi giống mới, những vụ đầu do chưa quen với kỹ thuật canh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp thích ứng với thiên tai của người dân trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn hòa mạc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)