giai đoạn từ 1970-2017
Nguồn: Số liệu khí tượng trạm Hà Nam (2018) Để thấy rõ hơn xu thế thay đổi lượng mưa qua 50 năm chúng tôi vẽ biểu đồ diễn biến lượng mưa trung bình năm, kết quả thu được thể hiện ở hình 4.6.
Nhận xét:
Lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm dần từ 1970 đến 2017. Đường hồi quy tuyến tính có chiều hướng đi xuống theo phương trình có hệ số a âm. Tuy nhiên, xu hướng giảm của dãy số liệu có độ tin cậy thấp, chưa đạt được ý nghĩa thống kê (p>0,1). Lượng mưa trung bình diễn biến qua các năm theo phương trình hồi quy tuyến tính là: Y = -2,6715x + 7173,2. Như vậy qua mỗi thập kỷ lượng mưa sẽ giảm đi 26,715 mm/thập kỷ. Lượng mưa hàng năm thường phân bố không đều, mưa tập trung vào từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Những năm gần đây, các trận mưa có diễn biến phức tạp, tập trung ở từng khu vực, cường độ cao, có những ngày mưa trên 100 mm/ngày.
4.2.2.2. Biểu hiện của thiên tai mưa lụt qua chỉ tiêu lượng mưa lớn
Kết quả đánh giá nguy cơ mưa lụt do có mưa lớn thu được trình bày ở bảng 4.2 và hình 4.7.
Bảng 4.2. Nguy cơ mưa lụt do có mưa lớn (R>100mm/ngày) tại Duy Tiên
Ghi chú: a. Nguy cơ nghiêm trọng: trên 3 ngày mưa lớn/tháng
b. Nguy cơ cao: có 2 ngày mưa lớn/tháng c. Nguy cơ trung bình: có 1 ngày mưa lớn/tháng d. An toàn: Không có ngày nào mưa lớn/tháng
Hình 4.7.Tần suất các cấp nguy cơ mưa lụt do có mưa lớn (>100mm/ngày) các tháng tại Duy Tiên (%)
Nhận xét:
Qua bảng 4.2 và hình 4.7 ta thấy, các tháng 8 và tháng 9 khả năng mưa lụt ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam có nguy cơ cao và nghiêm trọng, cấp an toàn chỉ chiếm 64,3-67,9%; tiếp đến các tháng có nguy cơ mưa lụt ở mức từ cao đến trung bình vào các tháng 5 và tháng 10; cấp nguy cơ mưa lụt xảy ra trung bình có thể xảy ra ngay từ các tháng 3, 4 và 11 với tần suất cấp an toàn trên 90%.
4.2.2.3. Biểu hiện của thiên tai mưa lụt qua chỉ tiêu các đợt mưa kéo dài
Chế độ mưa lụt được đánh giá theo thời gian mưa kéo dài trên 3 ngày với lượng mưa vừa (lượng mưa trên 20 mm/ngày). Do huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam tình hình lụt lội chủ yếu phụ thuộc vào lượng mưa mà không bị ảnh hưởng của nước lũ nhờ có hệ thống đê sông được duy trì vững chắc. Mưa lụt có thể do lượng mưa lớn nhưng cũng có thể do lượng nước mưa được tích lũy trong mấy ngày mưa vừa liên tục do sự tiêu thoát chậm. Để ước tính nguy cơ mưa lụt ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam chúng tôi tiến hành tính toán tần suất những đợt mưa vừa kéo dài trên 3 ngày liên tục với lượng mưa trên 20 mm/ngày của các tháng trong khoảng thời gian gần 30 năm trở lại đây (từ 1990-2017).
Các cấp nguy cơ mưa lụt do thời gian mưa vừa kéo dài trên 3 ngày liên tục (R>20mm/ngày) các tháng xác định được như sau:
Bảng 4.3. Nguy cơ mưa lụt do mưa vừa (R>20 mm/ngày) kéo dài 3 ngày liên tục tại Hà Nam qua các tháng
Ghi chú:
a. Nguy cơ cao: có 2 đợt mưa vừa kéo dài >3 ngày/tháng b. Trung bình: có 1 đợt mưa vừa kéo dài >3 ngày/tháng c. An toàn: Không có đợt mưa nào kéo dài >3 ngày/tháng
Hình 4.8.Tần suất các cấp nguy cơ mưa lụt do mưa vừa kéo dài >3 ngày/tháng (R>20mm/ngày) tại Duy Tiên (%)
Kết quả đánh giá nguy cơ mưa lụt do có mưa lớn thu được trình bày ở bảng 4.3 và hình 4.8.
Qua bảng 4.3 và hình 4.8 ta thấy, các tháng 5, tháng 7, tháng 8 và tháng 9 khả năng mưa lụt ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam có nguy cơ cao, cấp an toàn chỉ chiếm 67,8-82,1%; tiếp đến các tháng có nguy cơ mưa lụt ở mức trung bình vào các tháng 5 và tháng 10; cấp nguy cơ mưa lụt xảy ra trung bình có thể xảy ra ngay từ các tháng 1, 3, 4, 6, 10 và 11 với tần xuất cấp an toàn trên 90%.
Một số biểu hiện của thiên tai khí hậu ở địa bàn nghiên cứu đã được thống kê nhiều năm có được nhận xét như sau:
- Bão, áp thấp nhiệt đới: mùa bão thường xuất hiện từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10, tập trung chủ yếu vào các tháng 7, 8, 9. Những năm gần đây xuất hiện bão muộn trái quy luật với cường độ khá lớn vào tháng 11. Trung bình, mỗi năm, trên địa bàn tỉnh Hà Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp từ 2 – 3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới.
- Giông, tố lốc: thời kỳ chuyển mùa trên địa bàn tỉnh Hà Nam cũng bị ảnh hưởng của một số trận giông, lốc, sấm sét gây thiệt hại về hoa màu, ảnh hưởng tới nhiều công trình giao thông và phúc lợi công cộng.
- Hạn hán: Do lượng mưa phân bố không đều nên thường xảy ra hạn hán vụ đông xuân.
- Rét đậm, rét hại: Hàng năm thường xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại kéo dài trong nhiều ngày, nhiệt độ thấp nhất đạt 4-5°C làm cho các loại cây rau màu bị táp, héo lá, thậm chí bị chết.
4.3. NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ THIÊN TAI MƯA LỤT TẠI THỊ TRẤN HÒA MẠC, HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM THỊ TRẤN HÒA MẠC, HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM
4.3.1. Nhận thức của người dân về thiên tai khí hậu
4.3.1.1. Dòng lịch sử thiên tai từ nhận thức của người dân
Tiến hành cuộc thảo luận nhóm người dân trên địa bàn thị trấn Hòa Mạc vào ngày 8/5/2018, kết quả thu được trình bày trong bảng 4.4.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn Hòa Mạc chủ yếu là trồng lúa nước và rau màu. Hiện tượng khí hậu cực đoan ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất cũng như cách khắc phục của người dân với thiên tai. Theo khảo sát, một năm người dân gieo trồng 2 vụ lúa là vụ chiêm xuân và vụ mùa; cây rau màu thường tập trung vào vụ xuân, vụ hè và vụ đông. Khí hậu cực đoan xảy ra bao gồm các thiên tai như: lũ lụt, hạn hán, rét đậm rét hại kéo dài, nắng nóng gay gắt. Các hiện tượng khí hậu cực đoan ảnh hưởng đến sản lượng của cả hai vụ lúa và rau màu, tuy nhiên vụ mùa chịu ảnh hưởng nặng nề hơn do vụ mùa là thời gian thường diễn ra mưa lụt, đôi khi có nắng nóng kéo dài.
Mưa lụt: địa bàn thường ít bị ảnh hưởng của bão mà đa phần đều là chịu ảnh hưởng bởi mưa to gây ra lụt lội sau bão. Vụ mùa giai đoạn lúa trổ bông khoảng tầm tháng 8 thì thường xảy ra mưa lụt, do đó người dân có thể bị mất một phần diện tích lúa do cây bị đổ, ngập úng lâu ngày. Có năm mưa lụt đến vào tầm cuối tháng 9, mưa lụt đến bất ngờ làm bà con chưa kịp thu hoạch. Vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của thiên tai này là khu A, đồng ruộng trồng lúa thấp. Khu C trồng rau màu thường bị ngập úng do mưa lụt, năng suất giảm, nhiều khi gây mất mùa nghiêm trọng.
Nắng nóng và khô hạn: thường người dân ít quan tâm lắm đến thiên tai này, tuy nhiên hiện tượng nắng nóng, khô hạn kéo dài cũng ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất lúa đặc biệt là vùng trồng lúa cao của khu A và khu B. Khu C cũng thường bị thiếu nước tưới cho cây rau màu, làm giảm năng suất và sâu bệnh phát sinh nhiều.
Bảng 4.4. Dòng lịch sử về khí hậu cực đoan và thiên tai đã xảy ra, gây hại đối với sản xuất nông nghiệp tại Hòa Mạc
Năm
(tháng) Loại thiên tai
Vùng chịu
thiệt hại Mức thiệt hại Cách khắc phục
T5/2008 Mưa lớn Cả thị trấn
Đồng ruộng, đường sá bị ngập trong nước mưa, nhiều diện tích lúa bị mất trắng. Mất điện 2 ngày trên toàn thị trấn ảnh hưởng tới sinh hoạt.
Khơi thông hệ thống thủy lợi để tiêu thoát nước nhanh. Tiêu nước ruộng rau màu, vớt rêu trên ruộng lúa sau mưa lụt.
Hè 2010 Nắng nóng Khu C
Thới tiết rất nóng, mất điện thường xuyên do thủy điện thiếu nước. Hệ thống thủy lợi cạn kiệt nước nên cây rau màu bị hạn hán nghiêm trọng.
Khai thác tối đa các nguồn nước tự nhiên. Chuyển đổi sang các giống cây chịu hạn để chủ động đối phó với khô hạn kéo dài.
T5/2013 Nắng nóng kéo dài Khu A và khu
C
Khí hậu khô hạn kéo dài, thiếu nước hầu hết các đồng ruộng. Lúa ở khu A và rau ở khu C bị thiếu nước tưới. Không khí trở nên oi bức, dễ phát sinh dịch bệnh.
Khai thác tối đa các nguồn nước tự nhiên. Chuyển đổi sang giống cây chịu hạn. Quản lý hệ thông mương tưới để phục vụ kịp thời cho nông nghiệp khi khô hạn xảy ra.
Đông
2014 Rét hại Khu A, B và C
Khí hậu rất lạnh, ảnh hưởng đến việc gieo mạ vụ lúa xuân. Cây rau màu sinh trưởng tốt.
Che phủ nilon cho mạ, làm mạ sân để cấy muộn hơn.
Hè 2015 Nắng nóng Cả thị trấn
Nắng nóng >420C ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân. Nhiều diện tích đất bị khô hạn, hệ thống tưới tiêu không phục vụ đầy đủ trong mùa nắng nóng.
Ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân
Khai thác tối đa các nguồn nước tự nhiên, chuyển đổi sang giống có khả năng chịu hạn tốt hơn. Khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt
T8/2015 Mưa lụt Cả thị trấn
Mưa to làm nhiều diện tích lúa và hoa màu bị ngập lụt, công trình thủy lợi nhỏ bị hư hại nhưng thời gian không kéo dài.
Khơi thông hệ thống thủy lợi để thoát nước.
Năm
(tháng) Loại thiên tai
Vùng chịu
thiệt hại Mức thiệt hại Cách khắc phục
T1/2016 Rét đậm, rét hại Cả thị trấn
Rét hại đúng thời điểm cấy lúa vụ xuân. Một số lúa cấy bị chết rét, cây hoa màu sinh trưởng tốt. Rét đậm ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.
Dừng cấy lúa xuân trên chân ruộng ít nước hoặc quá trũng. Che phủ nilon chống rét cho cây hoa.
T7/2016 Mưa lớn kéo dài còn xảy ra lốc xoáy Cả thị trấn
Mưa lớn kéo dài làm nhiều ruộng lúa mùa bị ngập nước. Khu C, một số cây rau màu bị ngập nước, thối nhũn. Lốc xoáy ảnh hưởng gây thiệt hại nhà cửa cấp 4, dân nghèo bị ảnh hưởng nặng.
Khơi thông hệ thống thủy lợi để tiêu thoát nước. Chủ động chằng buộc nhà cửa khi có mưa bão, dông lốc.
Hè 2017 Nắng nóng kéo dài Cả thị trấn Thới tiết rất nóng, hệ thống thủy lợi cạn kiệt nước nên cây rau màu bị hạn hán.
Soi đèn đi cấy ban đêm để tránh nóng. Diện tích đất không gieo cấy lúa được chuyển sang trồng giống khác.
T9/2017 Mưa lớn Khu A & khu
C
Mưa to làm nhiều diện tích lúa và hoa màu bị ngập lụt,
Khơi thông hệ thống thủy lợi để tiêu thoát nước.
Mùa đông
2017 Rét đậm
Khu A và khu B
Khí hậu lạnh, ảnh hưởng đển việc gieo mạ vụ chiêm xuân.
Làm mạ sân, che nilon tránh rét. Điều chỉnh thời gian cấy để tránh trường hợp mạ chết do rét
Nguồn: Thảo luận nhóm (5/2018)
Rét đậm, rét hại: kết quả thảo luận nhóm nhận thấy, thiên tai này xảy ra ở cả 3 khu. Mấy năm gần đây, các đợt rét đậm, rét hại bất thường diễn ra ngày càng nhiều, đặc biệt là vào đầu vụ chiêm xuân. Đây là thời kỳ người dân bắt đầu gieo mạ hoặc bắt đầu cấy trước và sau tết Âm lịch, do đó khi gặp rét đậm, rét hại một phần lớn diện tích mạ không thể phát triển được hoặc bị chết rét. Nhiều năm người dân thiếu mạ phải gieo bổ sung mạ sân và phải đi cấy dặm, làm chậm thời vụ gieo trồng vụ sau. Đối với hiện tượng rét đậm, rét hại người dân thường phải che nilon tránh rét cho mạ.
4.3.1.2. Nhận thức của người dân về thiên tai
Kết hợp với số liệu điều tra phỏng vấn ngẫu nhiên các hộ dân tại 3 khu A, B, C của thị trấn ta thu được kết quả về nhận thức của người dân về thiên tai ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp như sau:
Nhận thức của người dân về thiên tai được thể hiện dưới hình 4.9.
Hình 4.9. Nhận biết về thiên tai khí hậu của người dân (%)
Nguồn: Phỏng vấn (2018) Qua hình 4.9 ta thấy, có 87% người dân biết về thiên tai khí hậu với mức độ hiểu biết khác nhau, hầu hết người dân nghĩ rằng thiên tai là lũ lụt và hạn hán, 13% người được hỏi trả lời họ không biết khái niệm về thiên tai khí hậu. Những người không biết về thiên tai khí hậu là những người lớn tuổi, điều kiện kinh tế khó khăn, không thường xuyên theo dõi các kênh thông tin truyền thông. Người dân có mức độ quan tâm và tìm hiểu về thiên tai khí hậu là không nhiều. Đa số người được hỏi đến thiên tai, chỉ biết sơ lược mà chưa biết về nguyên nhân hay quy luật hoạt động của chúng. Nguồn thông tin thu nhận của họ chủ yếu qua các