NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp thích ứng với thiên tai của người dân trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn hòa mạc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 39 - 43)

3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Thiên tai mưa lụt và giải pháp thích ứng với thiên tai mưa lụt của người dân sản xuất nông nghiệp.

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.

3.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

a. Điều kiện tự nhiên b. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.2.2. Đánh giá những biểu hiện của biến đổi khí hậu và thiên tai mưa lụt trong nửa thế kỷ qua trên địa bàn thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. nửa thế kỷ qua trên địa bàn thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

a. Biểu hiện biến đổi về nhiệt độ b. Biểu hiện biến đổi về lượng mưa

c. Thực trạng về thiên tai mưa lụt trên địa bàn thị trấn

3.2.3. Đánh giá nhận thức của người dân về thiên tai mưa lụt và ảnh hưởng của thiên tai mưa lụt tới sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Hòa Mạc, huyện của thiên tai mưa lụt tới sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

a. Nhận thức của người dân về thiên tai mưa lụt tại thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

b. Nhận thức người dân về ảnh hưởng của thiên tai mưa lụt đến nông nghiệp c. Ảnh hưởng của thiên tai mưa lụt đến sản xuất nông nghiệp

3.2.4. Các giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên Mạc, huyện Duy Tiên

3.2.5. Đề xuất giải pháp thích ứng với thiên tai mưa lụt chủ động và có hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên quả cao trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các số liệu có sẵn về hoạt động sản xuất nông nghiệp tại các phòng ban chức năng ở địa phương như: phòng nông nghiệp và phát triển nông

thôn, phòng tài nguyên môi trường, UBND thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Thu thập số liệu khí tượng về nhiệt độ (trung bình, tối cao, tối thấp), lượng mưa, số giờ nắng, lượng mưa trung bình tháng trong 50 năm qua (1977- 2017), số trận mưa lớn (mức >100mm/ngày), số đợt mưa liên tiếp 3 ngày liền (>20mm/ngày) các tháng, trong khoảng 30 năm qua (1990 - 2017) tại trung tâm khí tượng tỉnh Hà Nam.

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

3.3.2.1. Điều tra phỏng vấn người dân bằng phiếu câu hỏi có cấu trúc

- Phỏng vấn bằng phiếu câu hỏi 30 hộ sản xuất nông nghiệp tại 3 khu vực đại diện là khu A là xóm Yên Hòa và Bắc Hòa, khu B là phố Phú Hòa và phố Thịnh Hòa, khu C là xóm Thái Hòa. Đai diện đặc trưng cho địa hình khu A gần sông địa hình tương đối bằng phẳng, khu B gần trung tâm thị trấn, khu C có địa hình trũng và cho 2 loại hình sản xuất nông nghiệp cơ bản: khu A,B chuyên trồng lúa và khu C trồng lúa – mầu trên địa bàn thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Nội dung điều tra bao gồm:

- Tình hình sản xuất nông nghiệp (diện tích, năng suất các loại cây trồng, kỹ thuật bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh…); nhận thức của người dân về thiên tai nói chung và mưa lụt nói riêng, ảnh hưởng của mưa lụt đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống trong những năm gần.

- Nhận thức người dân về ảnh hưởng của khí hậu và thiên tai mưa lụt tới năng suất cây trồng, sâu bệnh hại và hiệu quả các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.

- Giải pháp thích ứng của người dân đối với mưa lụt trong các hoạt động sản xuất và đời sống (phương pháp làm đất, cơ cấu giống, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, luân canh cây trồng, thời vụ, thủy lợi...).

3.3.2.2. Phương pháp họp nhóm

Tổ chức họp các nhóm người dân có thành phần khác nhau về độ tuổi, giới tính, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp và trách nhiệm cộng đồng. Số người tham dự trong mỗi buổi họp nhóm là 4-5 người, thời gian họp nhóm vào các sáng ngày 8/5/2018; 17/5/2018 và 23/5/2018 lần lượt cho từng khu A,B,C trên địa bàn thị trấn.

Các công cụ thảo luận nhóm áp dụng theo phương pháp của ICRAF (2013) bao gồm thiết lập bảng nhận thức về thiên tai khí hậu và các hình thái khí hậu, danh sách các sự kiện khí hậu cực đoan, sơ đồ khu vực bị ảnh hưởng của mưa lụt, thiết lập lịch thời vụ cây trồng và thiên tai, sơ đồ Venn đánh giá vai trò và mực độ chi phối tới các giải pháp thích ứng với mưa lụt; lập bảng chiến lược thích ứng với thiên tai mưa lụt trong đó người dân đề xuất các giải pháp thích ứng với mưa lụt, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) của các giải pháp thích ứng đó. Tổng hợp để đưa ra các giải pháp thích ứng phù hợp và có hiệu quả với thiên tai mưa lụt ở địa phương.

Nội dung thảo luận nhóm và số lượng người tham gia:

STT Nội dung thảo luận Số người tham gia

1 Các loại khí hậu cực đoan, thiên tai đã xảy ra 5 2 Liệt kê thời vụ và mưa lụt, mô tả các hiểm họa/tổn

thương, tính dễ tổn thương trong sản xuất 5 3 Sơ đồ thôn xã biểu thị khu vực bị ảnh hưởng của mưa

lụt 5

4 Các biện pháp thích ứng với mưa lụt trong sản xuất,

chiến lược thích ứng trong tương lai. 5 5 Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách

thức khi thich ứng với mưa lụt trong SXNN 4

3.3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu và đánh giá

Các số liệu điều tra, thu thập được từ các phương pháp trên được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel.

+/ Sử dụng phương pháp phân tích thống kê ANOVA để xác định xu thế diễn biến các yếu tố nhiệt độ và lượng mưa trong vòng 50 năm qua tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

+/ Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá thiên tai mưa lụt: theo quy phạm quan trắc khí tượng của Tổng cục khí tượng thủy văn và môi trường (2001) thì chế độ mưa được đánh giá theo 2 chỉ tiêu là (1) Lượng mưa ngày: R>100 mm/ngày – mưa lớn (mưa rất to); 100>R>50 mm/ngày – mưa to; 50>R>20 mm/ngày – mưa vừa; R<20mm/ngày – mưa nhỏ. (2) Thời gian mưa liên tục: có trên 3 ngày mưa liên tục >20 mm/ngày – mưa nhiều; có 2 ngày mưa liên tục R>20mm/ngày – mưa vừa

và <1 ngày lượng mưa R>20mm/ngày ít mưa. Do tình hình lụt lội ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam chủ yếu phụ thuộc vào tình hình mưa lụt mà không bị ảnh hưởng của nước lũ nhờ hệ thống đê sông được duy trì vững chắc. Để ước tính nguy cơ mưa lụt ở tỉnh Hà Nam chúng tôi tiến hành lựa chọn chỉ tiêu chỉ tiêu mưa lớn có lượng mưa ngày R>100mm/ngày và thời gian mưa có trên 3 ngày liên tục mưa >20mm/ngày.

+/ Tính tần suất các cấp thiên tai mưa lụt theo 2 chỉ tiêu cơ bản là số ngày có mưa lớn với lượng mưa trên 100mm/ngày và số đợt mưa kéo dài trên 3 ngày liên tục với lượng mưa trên 20mm/ngày:

1. Các cấp nguy cơ mưa lụt do có mưa lớn (>100mm/ngày) các tháng (%):

a. Cấp nghiêm trọng Có trên 3 ngày mưa lớn liên tục (R>100mm/ngày)

b. Cấp nguy cơ cao Có trên 2 ngày mưa lớn liên tục (R>100mm/ngày) c. Cấp nguy cơ trung bình Có trên 1 ngày mưa lớn (R>100mm/ngày)

d. Cấp an toàn Không có ngày nào mưa lớn (R>100mm/ngày)

2. Các cấp nguy cơ mưa lụt do mưa kéo dài tại Hà Nam qua các tháng:

a. Cấp nguy cơ cao Có trên 2 đợt mưa kéo dài 3 ngày (R>20mm/ngày)

b. Cấp nguy cơ trung bình Có trên 1 đợt mưa kéo dài 3 ngày (R>20mm/ngày)

c. Cấp an toàn Không có đợt mưa nào kéo dài 3 ngày (R>20mm/ngày)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp thích ứng với thiên tai của người dân trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn hòa mạc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)