THIÊN TAI VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp thích ứng với thiên tai của người dân trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn hòa mạc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 31 - 33)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. THIÊN TAI VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG

2.3.1. Thiên tai đối với đời sống của người dân

Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là những nông dân nghèo, các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, trẻ em và phụ nữ.

Tình trạng nóng lên làm thay đổi cấu trúc mùa nhiệt hàng năm. Ở miền Bắc, mùa đông sẽ ấm lên, dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con người. Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh. Thiên tai như bão, tố, nước dâng, ngập lụt, hạn hán, mưa lớn và sạt lở đất v.v… gia tăng về cường độ và tần số làm tăng số người bị thiệt mạng và ảnh hưởng gián tiếp đến sức khoẻ thông qua ô nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng, bệnh tật (Khánh Toàn, 2015)

2.3.2. Thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp

Việt Nam là một nước nông nghiệp với 73% dân số sống bằng nghề nông và 70% lãnh thổ là nông thôn với cuộc sống người dân còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên. Việt Nam là một trong 5 nước sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Bảng 2.4. Tác động của thiên tai đến hoạt động sản xuất trồng trọt

Khí hậu cực đoan

Nhân tố

bị ảnh hưởng Mô tả ảnh hưởng

Nhiệt độ, hạn hán gia tăng Tốc độ sinh trưởng và phát triển cây.

- Năng suất cây trồng tăng ở ôn đới và vùng cao. - Quá trình sinh trưởng phát triển nhanh hơn, tăng nhanh quá trình chín làm giảm năng suất cây trồng ở vùng nhiệt đới, vùng thấp nắng nóng.

Sâu, bệnh hại cây trồng.

- Khả năng năng kháng sâu bệnh giảm.

- Sâu, bệnh bùng phát nhanh, xuất hiện chủng mới. Mục đích sử

dụng đất nông nghiệp.

- Thay đổi phân bố cây trồng.

- Tăng diện tích đất bỏ hoang do khô hạn. - Thay đổi cơ cấu cây trồng.

Thất thường của khí hậu về chế độ mưa, rét đậm, rét hại, sương muối. - Tỷ lệ nảy mầm, sinh trưởng phát triển của cây. - Sâu, bệnh hại

cây trồng

- Tỷ lệ nảy mầm và sinh trưởng phát triển giảm do rét đậm rét hại.

- Diện tích cây trồng chết gia tăng do hiện tượng sương muối xuất hiện thường xuyên hơn.

- Sâu, bệnh hại bùng phát nhanh, khó kiểm soát. - Thay đổi hình thức sử dụng đất do hiệu quả sản xuất giảm, năng suất cây trồng không thể duy trì.

Lũ ống lũ quét, lụt, bão, lốc xoáy. -Diện tích đất nông nghiệp. - Năng suất cây

trồng.

- Diện tích đất nông nghiệp giảm do lũ ống, lũ quét dẫn đến xói mòn và sạt lở đất. Đất giảm độ màu mỡ. - Năng suất và sản lượng cây trồng bị ảnh hưởng do ngập úng.

Nguồn: Lê Đức Ngoan và Lê Thị Hoa Sen (2010) Theo tính toán của các chuyên gia nghiên cứu BĐKH, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 300C và mực nước biển có thể dâng 1m. Theo đó, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập. Theo dự đoán của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), các tác động trên sẽ gây thiệt hại rất lớn về kinh tế và khiến khoảng 17 triệu người không có nhà (UNDP, 2010).

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB, 2007) nước ta với bờ biến dài và hai vùng đồng bằng lớn, khi mực nước biển dâng cao từ 0,2 -0,6m sẽ có từ

100.000 đến 200.000ha đất bị ngập và làm thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Nước biển dâng lên 1m sẽ làm ngập khoảng 0,3 - 0,5 triệu ha tại Đồng bằng sông Hồng và những năm lũ lớn khoảng 90% diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập từ 4 - 5 tháng, vào mùa khô khoảng trên 70% diện tích bị xâm nhập mặn với nồng độ lớn hơn 4g/l. Ước tính Việt Nam sẽ mất đi khoảng 2 triệu ha đất trồng lúa trong tổng số 4 triệu ha hiện nay, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực Quốc gia và ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân.

Tính đến cuối tháng 3/2016, hạn hán ảnh hưởng đến tất cả 13 tỉnh ĐBSCL, trong khi xâm nhập mặn ảnh hưởng đến 9/13 tỉnh. Ước tính thiệt hại trong đợt hạn - mặn 2015-2016 toàn vùng ĐBSCL có thể lên đến 5.500 tỷ đồng. Trong đó, sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề nhất, với trên 160.000 ha đất canh tác (chủ yếu là lúa, ngoài ra còn có mía, cây ăn trái, rau màu...) bị nhiễm mặn (Kiên Giang và Cà Mau là 2 tỉnh bị tác động lớn nhất), thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng, thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản các loại khoảng 200 tỷ đồng và do thiếu nước sinh hoạt ước khoảng 500 tỷ đồng (khoảng 600.000 người dân bị thiếu nước sinh hoạt). Bên cạnh đó, các thiệt hại khác ước tính cũng khoảng gần 1.000 tỷ đồng, chủ yếu do bổ sung công tác nạo vét kênh mương, tu bổ bờ bao, gia súc, gia cầm chết do thiếu nước uống, dịch bệnh do thiếu nước sinh hoạt...(Trần Nga, 2014).

Thiên tai khí hậu là vấn đề rất lớn đối với Việt Nam, trong đó, bà con nông dân là những đối tượng bị ảnh hưởng sớm nhất và nặng nề nhất. Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm ra các biện pháp để thích ứng với thiên tai khí hậu là nhiệm vụ quan trọng. Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều biện pháp để đối phó với tình trạng này (Bộ NN&PTNT, 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp thích ứng với thiên tai của người dân trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn hòa mạc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)