Thời gian Thích ứng dài hạn Thích ứng ngắn hạn Trước thiên
tai mưa lụt
Khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương tiêu nước. Chuẩn bị giống dự trữ khi cần gieo lại.
Nạo vét kênh mương, nghe bản tin dự báo để chủ động chăm sóc lúa; chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho lúa sinh trưởng tốt, sức chịu đựng khỏe..
Trong lúc mưa lụt
Lập kế hoạch kiểm tra kênh mương tiêu nước; theo dõi giống cây trồng chịu úng và mực nước an toàn.
Theo dõi tình hình mưa lụt, tháo nước khỏi ruộng, thu hoạch sớm lúa non, thực hiện xanh nhà hơn già đồng Sau thiên tai mưa lụt Huy động vốn và lao động để khắc phục hậu quả lũ lụt, bón phân chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa.
Dọn dẹp vệ sinh đồng ruộng, buộc lúa nếu bị đổ; nếu ruộng lúa chưa thu hoạch được thì bón phân, chăm sóc; cắt bỏ phần lúa bị dập nát cho trâu bò
Tuy địa hình cao thấp khác nhau nhưng khu A và khu B có đại đa số diện tích đồng ruộng được gieo cấy 2 vụ lúa. Trong việc trồng lúa người dân khu A và khu B đã áp dụng các biện pháp thích ứng khi có mưa lụt gồm: tiêu nước, tát nước khỏi ruộng, gieo lại mạ, bón phân thúc, dùng thuốc bảo vệ thực vật, tát nước chống ngập úng, nạo vét kênh mương để tiêu nước.
Trong trồng hoa màu các giải pháp thích ứng được người dân đưa ra gồm: bón phân thúc, dùng thuốc bảo vệ thực vật, làm nhà lưới, quây lưới quanh ruộng hoa, điều chỉnh thời vụ trồng hoa muộn nửa tháng để tránh mưa lụt, gieo lại rau màu sau mưa lụt, lên luống cao, khơi thông rãnh thoát nước, nạo vét kênh tiêu nước….
Về chiến lược thích ứng với mưa lụt, kết quả thảo luận nhóm tại khu C chuyên trồng hoa màu, ý kiến của người dân như sau: