Xuất giải pháp thích ứng với thiên tai mưa lụt có hiệu quả cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp thích ứng với thiên tai của người dân trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn hòa mạc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 78 - 80)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.6. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THÍCH ỨNG VỚ

4.6.3. xuất giải pháp thích ứng với thiên tai mưa lụt có hiệu quả cao

4.6.3.1. Quản lý nguồn nước và các biện pháp tưới phục vụ cho nông nghiệp

● Rà soát, tu bổ, nâng cấp, xây mới các công trình thủy lợi, các công trình kênh mương.

● Xây dựng các giải pháp tưới tiêu, quy trình quản lý, vận hành, điều tiết hệ thống công trình thủy lợi, nhằm né tránh các tác động bất lợi, hạn chế thiệt hại, rủi ro do mưa lụt gây ra. Chủ động tận dụng nguồn nước mặt tại các sông hồ trong tỉnh, đảm bảo đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.

● Thường xuyên nạo vét kênh mương, theo dõi các diễn biến của khí hậu, thủy văn để có các biện pháp chủ động trong công tác tiêu thoát nước tại các vùng trũng hoặc trong thời gian mưa bão.

4.6.3.2. Sử dụng giống cây trồng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh

Đưa nhanh công nghệ mới (sinh học, hóa học...) vào sản xuất nông nghiệp. Dưới tác động của thiên tai khí hậu, diện tích trồng trọt có nguy cơ suy

giảm là rất lớn, vì vậy sử dụng những giống cây trồng chịu được sâu bệnh, chịu hạn, chịu mặn, chịu ngập lụt phù hợp là điều cần thiết.

4.6.3.3. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cây trồng, vật nuôi

Cơ cấu và hệ thống cây trồng, vật nuôi cần được tổ chức, sắp xếp lại. Với ảnh hưởng của mưa lớn, lũ lụt, bão và mưa lớn có thể kéo dài hơn và thất thương. Do đó, thời vụ gieo trồng cũng sẽ phải được nghiên cứu, sắp xếp lại cho phù hợp với điều kiện khí hậu.

4.6.3.4. Xây dựng và phát triển các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, phù hợp

Các biện pháp kỹ thuật canh tác từ khi gieo trồng đến thu hoạch, các biện pháp chăm sóc, làm cỏ, bón phân, quản lý nước, phòng trừ sâu bệnh... cần được nghiên cứu để phù hợp với điều kiện thiên tai mưa lụt bao gồm:

1 Tăng cường các biện pháp che mưa, chống bão bằng che phủ bạt, nilon. 2 Xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ về phòng trừ sâu bệnh (IPB) và

canh tác cây trồng theo hướng hữu cơ, sinh học. Các mô hình sản xuất sạch, sử dụng chế phẩm sinh học trong nông nghiệp cần nhân rộng và huy động đông đảo nông dân hưởng ứng thông qua các câu lạc bộ, hội.

3 Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ để thích ứng với thiên tai

khí hậu có hiệu quả: Tăng diện tích lúa mùa sớm, mùa trung để tránh bão, tránh gió mùa Đông Bắc.

Nghiên cứu, áp dụng các mô hình mang lại hiệu quả sản xuất như: mô hình ứng dụng và phát triển hệ thống thâm canh kết hợp kỹ thuật 3 giảm 3 tăng với tiết kiệm nước cho cây lúa; ứng dụng quy trình phòng trừ dịch hại bằng biện pháp sinh học; Sản xuất thử nghiệm nấm xanh (Metarhizium anisopliae) diệt côn trùng trên cây lúa, quy trình sản xuất sạch VietGap... các mô hình này cần được tiếp tục nhân rộng và phổ biến đến hộ sản xuất nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai.

4.6.3.5. Giải pháp nâng cao nhận thức người dân

Thường xuyên mở những lớp bồi dưỡng cho các bộ của khu như Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân về môi trường, thiên tai khí hậu để mọi người có thể chủ động hơn trong việc thích ứng và giảm nhẹ tác động từ các thiên tai, đặc biệt là mưa lụt. Khuyến khích các ý tưởng mới bảo vệ môi trường và các biện pháp thích ứng, giảm nhẹ tác động của thiên tai mưa lụt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp thích ứng với thiên tai của người dân trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn hòa mạc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 78 - 80)