Nguồn: IMHEN ( 2015) Nghiên cứu của Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (2015) đưa ra kết luận rằng: lượng mưa mùa khô tháng XI-IV tăng ít hoặc không thay đổi đáng kể ở các vùng phía Bắc và tăng mạnh ở các vùng phía Nam trong 50 năm qua. Lượng mưa mùa mưa tháng V-X giảm từ 5 đến hơn 10% trên đa phần diện tích phía Bắc nước ta và tăng từ 5-20% ở các vùng khí hậu phía Nam trong 50 năm qua. Khu vực Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa khô, mùa mưa và lượng mưa năm tăng mạnh nhất so với các vùng khác nước ta. Số ngày mưa lớn cũng có xu thế tăng lên tương ứng, nhiều biến động mạnh xảy ra ở khu vực miền Trung. Tồn tại mối tương quan khá rõ rệt giữa sự nóng lên toàn cầu và nhiệt độ bề mặt biển khu vực đông xích đạo Thái Bình Dương với xu thế biến đổi của số ngày mưa lớn trên các vùng khí hậu phía Nam.
BĐKH kéo theo hiện tượng El Nino, làm giảm đến đến 20-25% lượng mưa ở khu vực miền Trung- Tây nguyên gây ra hạn hán không chỉ phổ biến và kéo dài mà thậm chí còn gây khô hạn thời đoạn ngay cả trong thời gian El Nino. Tác động này ở Nam Trung Bộ lớn hơn ở Bắc Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên lớn hơn ở Nam Tây Nguyên.
Xu thế tăng của nhiệt độ cực tiểu diễn ra một cách đồng đều trên các vùng khí hậu. Biểu hiện tốc độ gia tăng mạnh nhất có thể nhận thấy ở các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ, và tăng ít hơn ở các vùng còn lại.
Trung bình, Tm tháng 1 tăng với tốc độ khoảng +0,5oC/thập kỷ ở các vùng khí hậu phía Bắc, +0,3oC/thập kỷ ở các vùng khí hậu phía Nam. Đối với tháng 7 các giá trị tương ứng là +0,2oC/thập kỷ và +0,2oC/thập kỷ (IMHEN, 2015).
Tại Việt Nam, nhiệt độ trung bình hàng năm không có gia tăng trong khoảng thời gian từ 1895 (khi bắt đầu có sở khí tượng) đến 1970, tuy nhiên nhiệt độ trung bình hàng năm ở Việt Nam gia tăng đáng kể trong ba thập niên qua, gia tăng khoảng 0,32oC kể từ 1970.