PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2. THIÊN TAI LŨ LỤT VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2.2.3. Thiên tai gia tăng do biến đổi khí hậu
2.2.3.1. Biến đổi của nắng nóng
Nắng nóng là hiện tượng khí hậu được xác định bởi nhiệt độ cực đại ngày vượt quá ngưỡng 35oC. Nếu nhiệt độ cực đại ngày vượt quá ngưỡng 37oC được gọi là nắng nóng gay gắt. Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4 lần so với trước đây, và dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ thường xuyên của chúng sẽ gấp 100 lần so với hiện nay.Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ cao gây ra, và tất nhiên là đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất (Ngô Huyền, 2012).
2.2.3.2. Biến đổi của hiện tượng rét đậm, rét hại
Rét đậm (rét hại) là hiện tượng nhiệt độ trung bình ngày hạ thấp xuống dưới 15oC(13oC). Ở Việt Nam rét đậm, rét hại chủ yếu xuất hiện vào những tháng mùa Đông trên các vùng khí hậu phía Bắc. Ở các vùng khí hậu phía Nam hầu như ít khi xảy ra hiện tượng này, trừ những vùng núi cao. Trong năm, trừ một số trạm núi cao như Sa Pa, nhìn chung số ngày rét đậm dao động trong khoảng 20-40 ngày/năm, số ngày rét hại khoảng 10-15 ngày/năm, nhiều nhất ở Đông Bắc, sau đó đến Tây Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ, và giảm dần cho đến các trạm phía nam của Bắc Trung Bộ (IMHEN, 2015).
2.2.3.3. Biến đổi của bão, áp thấp nhiệt đới:
Bão, áp thấp nhiệt đới (gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới – XTNĐ) hoạt động trên Biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam. Số XTNĐ ảnh hưởng đến Việt Nam là 74 trong thập kỷ 1961-1970, lên đến 76-77 trong hai thập kỷ tiếp đó, 1971-1980 và 1981-1990. Đến thập kỷ 1991-2000, số XTNĐ giảm đi đáng kể, chỉ còn 68. Trên thực tế, xu thế giảm đi bắt đầu vào thập kỷ 1971-1980 và tương
đối rõ vào những năm gần đây. Kết quả thống kê trên chuỗi số liệu giai đoạn 1961-2007 lấy từ weather.unisys.com cho thấy xu thế hoạt động của XTNĐ trên Biển Đông là tăng vào các tháng 2, 5, 8, 12 và giảm trong các tháng 6, 7, 11. Về phân bố không gian, nhìn chung trong thời kỳ 1961-2007, số lượng XTNĐ giảm nhẹ ở phía Bắc và vùng Trung tâm Biển Đông, và có dấu hiệu tăng lên ở khu vực phía Nam Biển Đông. Trong thời kì 1961-2007, xu thế tăng nhẹ vào các tháng 5 và tháng 12, giảm nhẹ hoặc gần như không biến đổi trong những tháng còn lại. Trong thời kì 1981-2007, xu thế biến đổi thể hiện rõ hơn, tăng lên trong các tháng 5, 7, 9, 12và giảm rõ rệt trong một số tháng như 3, 6, 7, 10, 11(IMHEN, 2015).
Số cơn bão có xu thế tăng dần từ 1950 đến 1980 nhưng lại giảm trong thập kỷ 1990. Đặc biệt vào thập ký 1950 số lượng bão nhiều nhất xảy ra vào tháng VIII còn thập kỷ 1960, 1970 vào tháng IX. Vào thập kỷ 1980 bão nhiều nhất vào tháng 10 còn thập kỷ 1990 vào tháng XI. Gần thập kỷ của thế kỷ XXI bão lại tập trung vào tháng IX. Nhìn chung bão có xu thế dịch chuyển dần vào các tỉnh phía nam và thời gian xuất hiện thì muộn hơn so với trước.
Bảng 2.2. Tần số bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 1951 - 1960 0 0 0 0,1 0,2 0,4 0,6 1,1 0,9 0,8 0,7 0,3 5,1 1961 - 1970 0 0,1 0 0 0,2 0,2 0,7 0,8 1,0 1,0 1,6 0,1 6,1 1971 - 1980 0,1 0 0,1 0,1 0,3 0,9 0,9 1,4 1,9 1,3 1,1 0,3 8,5 1981 - 1990 0 0 0,1 0 0,3 1,2 0,9 1,0 1,4 2,6 1,2 0,3 9,0 1991 – 2000 0 0 0,1 0,1 0,3 0,5 0,9 1,0 1,6 1,0 1,1 0,7 7,3 2001-2009 0,44 0 0,11 0,11 0,22 0,22 0,89 1,11 1,89 1,0 0,56 0,67 7,22 TB năm 0,09 0,02 0,07 0,07 0,25 0,57 0,82 1,07 1,52 1,28 1,04 0,40 7,20
Nguồn: Nguyễn Văn Thắng và cs. (2011)
2.2.3.4. Biến đổi của mưa lớn
trong 24 giờ (lượng mưa ngày) vượt quá ngưỡng 50mm. Xu thế của số ngày mưa lớn là giảm nhẹ hoặc gần như không biến đổi trên các vùng khí hậu phía Bắc, tăng nhẹ ở vùng Nam Bộ và tăng khá mạnh ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và phần phía Nam của Bắc Trung Bộ.
Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa ngày lớn nhất ở Bắc Bộ có thể tăng khoảng 50% so với thời kỳ 1980-1999 và khoảng 20% ở Bắc Trung Bộ. Ngược lại, lượng mưa ngày lớn nhất giảm ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, với mức giảm vào khoảng từ 10 đến 30%. Tuy nhiên, ở các khu vực khác nhau lại có thể xuất hiện lượng mưa ngày dị thường với lượng mưa gấp đôi so với kỷ lục hiện nay (Bảng 2.3).
Bảng 2.3. Mức thay đổi lượng mưa ngày lớn nhất (%) vào cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình
Đặc trưng Tây Bắc Bộ Đông Bắc Bộ Đồng bằng Bắc Bộ Bắc Trung Bộ Nam Trung Bộ Tây Nguyên Nam Bộ Kỷ lục tuyệt đối 126 87 108 12 -40 0 -40 Trung bình 50 58 56 20 -35 -10 -20 Nguồn: MONRE (2012) Đánh giá xu thế biến đổi của lượng mưa các tác giả cũng nghiên cứu biến đổi của lượng mưa tháng I, tháng VII, lượng mưa năm và lượng mưa các mùa vụ. Kết quả tính toán cho thấy:
- Vùng trung du, miền núi Bắc Bộ: lượng mưa tháng I hầu như không thay đổi, ngược lại lượng mưa tháng VII, lượng mưa năm và lượng mưa các vụ đều có xu thế tăng.
- Vùng đồng bằng Bắc Bộ: tại Hà Nội lượng mưa tháng I, tháng VII có xu thế tăng, lượng mưa năm tăng không đáng kể, lượng mưa vụ đông xuân tăng nhưng lượng mưa vụ mùa có xu thế giảm. Ở trạm Hải Dương lượng mưa tháng I tăng, tháng VII và năm có xu thế giảm, lượng mưa vụ đông xuân tăng nhưng l- ượng mưa vụ mùa giảm. Tại trạm Nam Định lượng mưa tháng I, tháng VII đều có xu thế tăng, lượng mưa năm, vụ đông xuân có xu thế giảm nhưng lượng mưa vụ mùa thì không thay đổi.
- Vùng Bắc Trung Bộ: trạm Vinh lượng mưa tháng I, tháng VII, năm và vụ mùa có xu thế giảm, lượng mưa vụ đông xuân có xu thế tăng nhưng không đáng kể.
- Nam Trung Bộ: trạm Đà Nẵng lượng mưa có xu thế tăng là lượng mưa năm, vụ mùa, vụ đông xuân còn tháng VII lượng mưa giảm, tháng I lượng mưa không thay đổi.
- Tây Nguyên: trạm Pleiku lượng mưa có xu thế giảm vào tháng I, tháng VII, lượng mưa năm còn lượng mưa các vụ có xu thế tăng. Tại trạm Buôn Ma Thuột lượng mưa năm, các vụ có xu thế tăng nhưng tháng VII lượng mưa có xu thế giảm.
- Đông Nam Bộ: tháng I, vụ mùa lượng mưa có xu thế giảm, ngược lại l- ượng mưa vụ đông xuân có xu thế tăng.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long: trạm Cần Thơ lượng mưa tháng I, vụ đông xuân có xu thế giảm, lượng mưa tháng VII có xu thế tăng, còn lượng mưa năm và vụ mùa hầu như không thay đổi. Tại trạm Bạc Liêu lượng mưa tháng VII có xu thế tăng còn lại đều có xu thế giảm (Nguyễn Văn Thắng và cs., 2011).