STT Nội dung ĐVT 2015 2016 2017 Tốc độ phát triển (%)
16/15 17/16 BQ
1 Cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
Doanh số cho vay Tr.đ 6.317,34 594,45 21 9,4098 3,5327 5,7656
Số hộ Hộ 935 138 452,15 14,759 327,64 69,54
2 Cho vay SXKD
Doanh số cho vay Tr.đ 10.349 13.370 12.949 129,19 96,851 111,86
Số hộ Hộ 593 654 653 110,29 99,847 104,94
3 Cho vay hộ nghèo làm nhà ở Tr.đ
Doanh số cho vay Tr.đ 0 1.725 8.095 - 469,28 -
Số hộ Hộ 0 69 325 - 471,01 -
4 Cho vay nước sạch VSMT
Doanh số cho vay Tr.đ 10.528,50 6.551 7.223 62,222 110,26 82,828
Số hộ hộ 935 571 620 61,07 108,58 81,431
5 Cho vay hộ ĐBDTTS nghèo, đời sống khó khăn
Doanh số cho vay Tr.đ 2.510 45 0 1,7928 0,00 0,00
Số hộ hộ 168 3 0 1,7857 0,00 0,00
6 Cho vay trồng rừng phát triển chăn nuôi
Doanh số cho vay Tr.đ 0 0 1.000 - - -
Số hộ hộ 0 0 33 - - -
Nguồn: Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Tân Lạc (2018)
Trong các loại hình hỗ trợ trên ta thấy cho vay hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn luôn là một hình thức có doanh số cho vay rất cao, đây là loại hình vay vốn thực sự phát huy được hiệu quả của nguồn vốn đồng thời nhờ được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh mà các hộ nghèo thoát được nghèo.
c. Đánh giá của nhà quản lý về chính sách tín dụng cho người nghèo tại huyện Tân Lạc.
Hộp 4.1. Ý kiến của Giám đốc chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội huyện
Các chương trình vay vốn của ngân hàng CSXH huyện đạt được những kết quả tương đối tốt nhưng trên địa bàn huyện một số chương trình cho vay vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn đặc biệt là chương trình cho vay dân tộc thiểu số đi lao động có thời hạn ở nước ngoài trong 3 năm chỉ có 01 lao động vay vốn với doanh số cho vay là 25 triệu đồng và kế hoạch kinh phí cho chương trình trên không giải ngân hết. Nhưng một số chương trình như cho vay hộ nghèo về nhà ở, vay giải quyết việc làm... lại thiếu nguồn kinh phí nhưng không được phép điều chuyển nguồn kinh phí giữa các chính sách dẫn đến lãng phí nguồn vốn.
Nguồn: Phỏng vấn sâu bà Bùi Thị Đào – giám đốc Chi nhánh NHCSXHhuyện Tân Lạc (2017) Chính vì vậy địa phương cần xây dựng kế hoạch quỹ vốn và các cơ cấu tài chính chuyên thực hiện việc giảm nghèo ở mức độ hợp lý để hỗ trợ được nhiều hộ nghèo vay vốn lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao thu nhập thoát nghèo bền vững. Đồng thời với thủ tục cho vay đơn giản, thuận tiện, vay bằng tín chấp thì cần phải có một chế độ kiểm soát nghiêm ngặt với vốn vay. Việc cho hộ nghèo vay vốn thông qua mô hình tổ tín chấp cần được triển khai và phát triển trên địa bàn huyện để thực hiện tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn tuy nhiên cần tập trung vốn cho những hộ nghèo biết làm ăn, nhưng thiếu đầu tư sản xuất kinh doanh, không nên cho vay dàn trải, không có hiệu quả.
4.1.1.2. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng
a. Nội dung giải pháp
Thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Tân Lạc giai đoạn
2016-2020 Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã quan tâm đến phát triển cơ sở hạ tầng để hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội. Thông qua việc tổ chức thực hiện lồng ghép các nguồn vốn từ Chương trình nông thôn mới, Chương trình Mục tiêu
quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và một số Chương trình dự án như Dự án giảm nghèo của Ngân hàng thế giới để nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng của huyện.
b. Thực trạng thực hiện giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng
Trong ba năm qua với sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thông qua Chương trình 135, Chương trình nông thôn mới và Dự án giảm nghèo do ngân hàng thế giới tài trợ cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Tân Lạc được cải thiện đáng kể. Tính đến hết năm 2017 trên địa bàn huyện có 100% xã có đườngô tô đi đến trung tâm xã; 85% thôn, xóm có nhà văn hóa, 92,3% thôn, xóm có đường điện lưới.
Thực hiện chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng trong 5 năm qua mạng lưới trường học được mở rộng, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân, hiện nay tại các xã nghèo đều có trường mầm non, trường tiểu học và hầu hết đã có trường trung học cơ sở, toàn huyện có 4 trường THPT và có 3 trường đạt chuẩn quốc gia. Bảng 4.3 tổng hợp cơ sở hạ tầng về giáo dục của huyện Tân Lạc.