STT Nội dung Năm
2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%) 16/15 17/16 BQ 1
Kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng từ
Chương trình 135 14.956 15.283 16.044 97,86 95,26 96,55 2
Kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng từ
Dự án giảm nghèo của WB 20.546 25.210 28.362 81,50 88,89 85,11 3
Nguồn vốn huy động từ doanh
nghiệp và cộng đồng dân cư 15.023 25.030 28.013 60,02 89,35 73,23 Nguồn: UBND huyện Tân Lạc (2018)
4.1.1.3 Giải pháp hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm
a. Nội dung giải pháp hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Tân Lạc
Đào tạo nghề nhằm mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng xây dựng đội ngũ lao động có kỹ năng nghề cao nhằm tạo việc làm ổn định, bền vững, có chất lượng giúp cho người lao độngcó thu nhâp đảm bảo thoát nghèo bền vững. Một trong những nguyên nhân của nghèo đói đó là người nghèo thiếu kiến thức trong sản xuất, cũng như không có tay nghề dẫn tới không có việc làm, không có thu nhập để trang trải cuộc sống. Đây là nguyên nhân chính cũng như là nguyên nhân cốt lơi của nghèo đói, nếu không giải quyết được nguyên nhân này thì mọi giải pháp về tín dụng cũng như các hỗ trợ khác đều bị vô hiệu hóa.
b. Thực trạng thực hiện giải pháp hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Tân Lạc
Nhằm cung cấp những kiến thức cần thiết cho người nghèo trong quá trình sản xuất giai đoạn 2015-2017 toàn huyện Tân Lạc đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho cho 2.053 lượt nông dân nghèo với các nội dung kỹ thuật trồng, thâm canh lúa lai, ngô lai, chăn nuôi lợn, chăn nuôi gà, đại gia súc, trồng trọt, chăn nuôi, kinh tế trang trại. Phát huy nghề truyền thống tại địa phương
trong những năm qua hỗ trợ truyền nghề đan mây, tre, giang, dệt thổ cẩm, phát triển nghề mộc gia dụng, làng nghề nuôi ong lấy mật, hỗ trợ máy đốn hái chè, quy trình vận hành máy móc, kỹ thuật hái, đốn chè. Qua quá trình tập huấn đã góp phần tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận và áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất; thay đổi cách nghĩ, cách làm, tập quán sản xuất trong trồng trọt, chăn nuôi, giúp hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo.
Theo số liệu điều tra, trong ba năm 2015 - 2017 ở 90 hộ điều tra có 87 hộ dân được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt. Tổng hợp ý kiến đánh giá về tác động và nội dung của các lớp tập huấn trên thể hiện qua bảng số liệu dưới đây như sau:
Bảng 4.6. Ý kiến đánh giá của người dân về chất lượng lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
TT Nội dung Tốt Trung bình Kém SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%)
1 Nội dung tập huấn 53 60,92 24 27,59 10 11,49 2 Phương pháp giảng dạy 37 42,53 50 57,47 0 0,00 3 Khả năng áp dụng vào sản xuất 35 40,23 28 32,18 24 27,59 4 Chất lượng tài liệu hướng dẫn 54 62,07 24 27,59 9 10,34 5 Thời gian tổ chức 72 82,76 6 6,90 9 10,34 6 Kinh phí hỗ trợ 87 100,00 0 0,00 0 0,00 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Qua bảng ta thấy theo đánh giá của người dân thì phương phápgiảng dạy của các lớp tập huấn có đến 57,47% đánh giá ở mức trung bình điều này cho thấy các nhà quản lý, các cán bộ hướng dẫn cầm tìm phương pháp giảng dạy có hiệu quả cao hơn. Đồng thời khả năng áp dụng của người dân vào sản xuất mới chỉ đạt mức độ tốt với 40,23% hộ dân chưa đạt được 50% điều này đòi hỏi cán bộ hướng dẫn phải tiếp tục hướng dẫn bà con sau các buổi tập huấn theo hướng cầm tay chỉ việc thì hiệu quả của công tác tập huấn mới đạt được.
Trong 3 năm Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức 04 phiên giao dịch việc làm tại huyện và tư vấn việc làm cho 3.500 lao động. Tổ chức đào tạo nghề cho 4.230 lao động nông thôn từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu Quốc gia trong đó đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng cho 345 lao động, chuyển giao kỹ thuật công nghệ cho 3.885 lao động. Mỗi năm đã giải quyết việc làm
bình quân cho 1.595 lao động.
Biểu đồ 4.1. Kết quả thực hiện giải pháp đào tạo nghề cho lao động
Nguồn: Phòng LĐTBXH huyện Tân Lạc (2018) Do phong tục tập quán của người dân tộc thiểu số nên người dân không muốn đi làm ăn xa gia đình đặc biệt là đi xuất khẩu lao động. Điều đó thể hiện ở bảng 4.9 đó là số lượt khách hàng vay vốn giải quyết việc làm ngày càng giảm. Tuy nhiên do là huyện miền núi các xí nghiệp, nhà máy đặt tại huyện hầu như
không có nên công tác giải quyết việc làm tại chỗ còn rất nhiều khó khăn.
c. Đánh giá của cán bộ điều tra về việc thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Tân Lạc
Tập huấn chuyển giao KHKT và đào tạo dạy nghề cho người nghèo là một giải pháp cực kỳ quan trọng, có tác dụng trực tiếp và bền vững cho công tác giảm nghèo. Tuy nhiên, qua đánh giá của các cán bộ điều tra trên địa bàn thì kinh phí thực hiện giải pháp này tại địa bàn còn nhiều hạn chế. Mặt khác, về nội dung tập huấn, đào tạo cũng còn tới 30% số cán bộ được hỏi cho rằng nội dung tập huấn đào tạo chưa thực phù hợp và thiết thực
Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế do trình độ dân trí, tập quán canh tác lạc hậu, còn tư tưởng ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước... nên việc tiếp nhận chuyển giao tiến bộ kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất canh tác còn hạn chế; việc triển khai, sự phối hợp giữa các ngành nhất là ở cơ sở chưa thường xuyên, chặt chẽ; nguồn vốn hỗ trợ cho dự án còn ít chưa đáp ứngnhu cầu của người dân.
Vì vậy, các cơ quan chức năng của địa phương cần tổ chức rộng rãi việc dạy nghề cho thanh niên đến độ tuổi lao động, hướng vào những ngành nghề phù hợp với yêu cầu của thị trường trong khu vực và địa phương