Nội dung nghiên cứu các giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 30 - 35)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân

2.1. Cơ sở lý luận về giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân

2.1.3. Nội dung nghiên cứu các giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân

Để thực hiện nghiên cứu này, một số nội dung nghiên cứu được tổ chức thực hiện như đánh giá tình hình thực hiện các giải pháp giảm nghèo ở địa bàn nghiên cứu cụ thể như sau:

a. Giải pháp tín dụng cho hộ nghèo

Có một “khoảng trống” trong việc triển khai chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước để xóa đói giảm nghèo là các hộ cận nghèo đang chưa được vay vốn sản

xuất, trong khi mức chênh lệch với hộ nghèo chỉ là 1.000 đồng/người/tháng. Vậy giải pháp nào để lấp đầy “khoảng trống” trên? Trên thực tế, xác định tín dụng ưu đãi là một giải pháp giảm nghèo cơ bản và bền vững, một số địa phương đã có chủ trương hỗ trợ cho hộ cận nghèo vay vốn. Qua đó đã góp phần tạo cú hích để người nghèo có thể vươn lên thoát nghèo (Ngọc Tú, 2012).

Bên cạnh các chính sách đồng bộ của Đảng và Nhà nước, nguồn vốn tín dụng của ngành ngân hàng góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế - xã

hội, giảm nghèo nhanh và bền vững. Trong những năm qua, ngành ngân hàng đã triển khai các giải pháp để hướng dòng vốn tín dụng thương mại tập trung vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên; xây dựng chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; triển khai chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp nhằm khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng lớn, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và thúc đẩy xuất khẩu.

Song song với nguồn vốn tín dụng thương mại, nguồn vốn tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp, thủ tục vay đơn giản, không cần thế chấp tài sản là một giải pháp quan trọng giúp người nghèo tự lực vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định an ninh chính trị và xây dựng nông thôn mới tại các khu vực nông thôn, đặc biệt là các vùng khó khăn trong cả nước. Các chương trình tín dụng chính sách được triển khai thông qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội trong những năm qua tập trung cho vay đối với: hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu vốn sản xuất, kinh doanh; giải quyết việc làm, thu hút lao động nhàn rỗi; học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn; hộ nghèo chưa có nhà ở an toàn… Một số chương trình tín dụng ưu đãi cũng được tập trung tại vùng, như chương trình cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ; chương trình cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, cho vay xuất khẩu lao động đi làm việc ở nước ngoài tại các huyện nghèo… (Đào Minh Tú, 2016).

b. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

Với chính sách đổi mới kinh tế tiến hành từ năm 1986, Chính phủ Việt Nam đã coi cơ sở hạ tầng có vị trí trọng tâm trong chiến lược phát triển đất nước và mở cửa ra nền kinh tế thế giới. Hướng đi đã được khẳng định trong Chiến lược xóa đói giảm nghèo mà Việt Nam đã thông qua vào tháng 5 năm 2002. Tuy nhiên, mối

quan hệ giữa xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, cho dù bằng trực giác, cũng thấy gần như là đương nhiên, thì vẫn cần được phân tích sâu hơn. Dĩ nhiên, một sự tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng còn đòi hỏi các điều kiện khác nữa như môi trường thuận lợi cho sự phát triển của khu vực tư nhân, khuôn khổ pháp lý ổn định, sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị kinh tế, sự điều hành và quản lý có hiệu quả của Nhà nước, hệ thống các công cụ bảo trợ xã hội.... Tuy vậy, các điều kiện khác nhau đó không thể thay thế cho một chính sách chủ động trong đầu tư của Nhà nước mà thực tế các điều kiện đã nêu có thể góp phần nâng cao tính hữu ích cũng như tính hiệu quả.

Cơ sở hạ tầng là một trong những lý do rất quan trọng giải thích vì sao lại có những sự khác biệt về mức độ nghèo khổ giữa các vùng ngay trong từng nước. Tác động của phát triển cơ sở hạ tầng đến tầng lớp dân cư nghèo khó nhất có thể được hiểu theo ba cách. Trước hết, cơ sở hạ tầng mở rộng thêm các thị trường địa phương và quốc gia, tiến tới hội nhập vào các thị trường khác lớn hơn và như vậy cũng mở rộng những cơ hội kinh tế mà những người dân nghèo có thể nắm bắt; cơ sở hạ tầng nói tóm lại sẽ làm giảm chi phí giao dịch và điều này sẽ cho phép các thị trường hoạt động một cách có hiệu quả hơn. Mặt khác, việc phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cơ bản chắc chắn hơn (giao thông, y tế, năng lượng, thủy lợi...) sẽ giảm thiểu tình trạng bấp bênh của người dân trước những sự cố hay thời điểm khủng hoảng vốn đã được chứng minh là một lực cản lớn đối với quá trình phát triển kinh tế; giảm bớt những nguy cơ này có thể giải phúng được tiềm năng của cả một vùng.

Cuối cùng, cơ sở hạ tầng còn cải thiện đáng kể năng suất nông nghiệp và hệ quả là cải thiện cả thu nhập của hộ gia đình, mức độ dinh dưỡng của họ, tình trạng sức khỏe của họ, trình độ học vấn của họ hay ngay cả việc họ sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình nữa (Pierre Jacquet and Olivier Charnoz, 2004).

c. Tập huấn, đào tạo, dạy nghề

Để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo, tại phiên họp ngày 18 tháng 11 năm 2008, Chính phủ đã thảo luận và quyết nghị về việc triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện thuộc 20 tỉnh có số hộ nghèo trên 50%, trong đó với các chính sách về giáo dục, đào tạo, dạy nghề cụ thể như sau:

Chính sách giáo dục, đào tạo, nâng cao mặt bằng dân trí: bố trí đủ giáo viên cho các huyện nghèo; hỗ trợ xây dựng nhà “bán trú dân nuôi”, nhà ở cho

giáo viên ở các thôn, bản; xây dựng trường Dân tộc nội trú cấp huyện theo hướng liên thông với các cấp học ở huyện (có cả hệ phổ thông trung học nội trú) để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ cho các huyện nghèo; tăng cường, mở rộng chính sách đào tạo ưu đãi theo hình thức cử tuyển và theo địa chỉ cho học sinh người dân tộc thiểu số, ưu tiên các chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, kế hoạch hóa gia đình, đào tạo giáo viên thôn, bản, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.

Tăng cường dạy nghề gắn với tạo việc làm: đầu tư xây dựng mỗi huyện 01 cơ sở dạy nghề tổng hợp được hưởng các chính sách ưu đãi, có nhà ở nội trú cho học viên để tổ chức dạy nghề tại chỗ cho lao động nông thôn về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, ngành nghề phi nông nghiệp; dạy nghề tập trung để đưa lao động nông thôn đi làm việc tại các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động.

Chính sách đào tạo cán bộ tại chỗ: đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ y tế cơ sở cho con em ở các huyện nghèo tại các trường đào tạo của Bộ Quốc phòng; ưu tiên tuyển chọn quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự là người của địa phương để đào tạo, bổ sung cán bộ cho địa phương.

Chính sách đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở: tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ cán bộ cơ sở thôn, bản, xã, huyện về kiến thức quản lý kinh tế - xã hội; xây dựng và quản lý chương trình, dự án; kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch.

Tăng cường nguồn lực thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động kết hợp cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình để nâng cao chất lượng dân số của các huyện nghèo (Chính phủ, 2008).

Thực tế cho thấy, việc chú trọng công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo của địa phương. Đồng thời đã mở ra một cơ hội mới cho nông dân được tiếp cận các chương trình đào tạo nghề. Nhiều thành phần lao động lâu nay chỉ biết bám ruộng đồng hoặc những người chưa có việc làm ổn định đã hăng hái tham gia học nghề. Đây là cơ hội để người lao động rèn luyện kỹ năng, trang bị cho mình kiến thức, một nghề thực thụ, tìm kiếm việc làm tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương, đặc biệt là các vùng khó khăn (Thảo Vi, 2017).

d. Trợ giúp dịch vụ xã hội

Công tác xã hội có vai trò quan trọng trong giảm nghèo bền vững, đóng góp đáng kể cho sự phát triển xã hội, đặc biệt, với những người nghèo đã và đang phải đối mặt với nhiềurủi ro trong cuộc sống.

Mục đích của công tác xã hội với người nghèo nhằm giúp đỡ cá nhân, gia đình và cộng đồng nghèo nâng cao năng lực để thoát nghèo bền vững, giúp họ đối mặt, vượt qua những rủi ro như thất học, thiếu việc làm, thiếu vốn… Bên cạnh đó, còn thúc đẩy các điều kiện xã hội để cá nhân, gia đình nghèo tiếp cận được các chính sách, nguồn lực xã hội, đáp ứng nhu cầu cơ bản. Công tác xã hội với người nghèo, vì thế, nên là hoạt động trợ giúp chuyên nghiệp nhằm nâng cao năng lực, chức năng xã hội của người nghèo; thúc đẩy các chính sách liên quan tới nghèo đói; huy động các nguồn lực, dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nghèo giải quyết vấn đề nghèo đói và hướng tới bảo đảm an sinh xã hội. Cân nhắc thực hiện lồng ghép công tác xã hội, có quy định về vai trò của nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội tham gia vào công cuộc giảm nghèo, cụ thể là công tác xã hội tham gia vào:

- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cá nhân, hộ, nhóm và cộng đồng nghèo nhận thức được vấn đề của mình, đánh giá nhu cầu và tìm kiếm, khai thác các tiềm năng nội lực (nhân công, nghề truyền thống, sản xuất và chế biến đặc sản địa phương…), kết hợp với các chương trình, dự án bên ngoài thực hiện sinh kế bền vững.

- Hỗ trợ tổ chức các hoạt động khích lệ, động viên và huy động sự tham gia của người nghèo vào các chương trình giảm nghèo bền vững của địa phương, thông qua các hoạt động nhóm điển hình, nhóm bạn nghèo tự giúp, nhóm kinh tế hộ.

- Nâng cao kiến thức, giáo dục, hướng dẫn cán bộ địa phương biết phương thức giao tiếp, đánh giá nhu cầu của người nghèo. Hay nói cách khác, công tác xã hội là “cầu nối” người nghèo với cán bộ, để cán bộ, cũng như chính quyền, sát cánh cùng người dân trong công cuộc giảm nghèo bền vững (Tùng Anh, 2017).

Tuy nhiên, hiện nay công tác xã hội đối với người nghèo chưa có chính sách cụ thể mà chủ yếu vẫn lồng ghép vào các hoạt động của ngành Lao động -

Thương binh và Xã hội; Mặt trận và các đoàn thể; các dịch vụ cung cấp cho người nghèo còn bỏ ngỏ dẫn đến các chính sách được thực hiện song hiệu quả mang lại chưa cao. Do đó vấn đề đặt ra là cần có những chính sách cụ thể nhằm

phát triển nghề công tác xã hội, trong đó có chính sách nhằm phát triển công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số, nhằm giúp họ tăng năng lực, chủ động tự tin thụ hưởng các chính sách của Nhà nước. Mặt khác, cần phát triển mạng lưới cung cấp các dịch vụ cho người nghèo dân tộc thiểu số; xây dựng đội ngũ nhân viên xã hội tâm huyết với người nghèo và có cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp với nhân viên công tác xã hội(Nguyễn Trung Thuận, 2017).

2.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)