Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 52 - 54)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

Tân Lạc là một huyện miền núi nằm cách trung tâm tỉnh Hoà Bình 30 km về phía nam. Diện tích tự nhiên của toàn huyện là 523 km2 (chiếm 11,2% tổng diện tích toàn tỉnh), dân số khoảng 80.500 người, mật độ dân số 154 người/km2 .

Huyện Tân Lạc nằm ở 21027’ – 20035’vĩ độ Bắc, 10506’ – 105023’độ kinh đông.

Phía Tây giáp với huyện Mai Châu và tỉnh Thanh Hoá Phía Bắc giáp huyện Đà Bắc và huyện Cao Phong Phía Đông giáp huyện Kim Bôi

Phía Nam giáp huyện Lạc Sơn

Tân Lạc là đầu mối giao thông, cửa ngơ nối vùng Tây Bắc với thủ đô Hà Nội theo quốc lộ 6 và đường 12B và có đường mòn Hồ Chí Minh đi qua nên rất thuận lợi trong việc giao lưu hàng hóa của huyện với các vùng khác, đặc biệt với thị trường lớn như thủ đô Hà Nội, Thành phố Hòa Bình...

- Khí hậu, thời tiết.

Tân Lạc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm, khí hậu

chia thành hai mùa rơrệt: Mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, nhiệt độ và độ ẩm cao. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 năm trước và kết thúc vào tháng 4 năm sau với đặc trưng nhiệt độ xuống thấp, lượng mưa ít. Nhiệt độ trung bình cả năm đạt 22,90C, tháng nóng nhất trong năm là tháng 7, tháng lạnh nhất trong năm là tháng 1. Nhiệt độ giữa các vùng có sự khác nhau, ở vùng cao nhiệt độ các tháng lạnh nhất thấp hơn vùng thấp từ 2-3 0C và

mùa đông đến sớm, kết thúc muộn. Lượng mưa trung bình cả năm đạt 2.000mm, tập trung chủ yếu từ tháng 7 đến tháng 9. Mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm. Các xã vùng cao huyện Tân Lạc có lượng mưa lớn hơn so với

các xã vùng thấp. Độ ẩm không khí bình quân 82%, tháng cao nhất 99%, tháng thấp nhất 29%. Độ ẩm thường cao vào những tháng cuối xuân, đầu hè. Trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm thường xuất hiện sương mù và sương muối. Với điều kiện thời tiết, khí hậu như trên tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Tân Lạc phát triển cây, con nhiệt đới, đặc biệt rất phù hợp cho phát triển chăn

nuôi trâu bò.

- Đặc điểm địa hình

Huyện Tân Lạc có trên 80% diện tích là đồi núi, độ cao trung bình toàn huyện so với mặt nước biển khoảng 300 - 400m, Tân Lạc có địa thế thấp dần về phía Đông Nam và có thể chia thành 3 vùng rơrệt:

+ Vùng cao gồm 5 xã: Quyết Chiến, Ngổ Luông, Nam Sơn, Bắc Sơn và Lũng Vân. Độ cao trung bình của vùng dao động trong khoảng 600-800m, có

nhiều núi, độ dốc lớn và các thung lũng hẹp. Vùng này rất thích hợp phát triển kinh tế trang trại và đồi rừng và phát triển dịch vụ du lịch.

+ Vùng giữa gồm 4 xã: Ngòi hoa, Phú Cường, Phú Vinh, Trung Hòa, với địa hình nhiều đồi, núi xen kẽ các khe suối và bãi bằng. Vùng nàyrất thích hợp phát triển kinh tế trang trại và trồng cây hoa mầu.

+ Vùng thấp gồm 14 xã và 1 thị trấn: Tử Nê, Mãn Đức, Quy Hậu, Quy Mỹ, Địch Giáo, Tuân Lộ, Phong Phú, Mỹ Hòa, Thanh Hối, Gia Mô, Lỗ Sơn, Do Nhân, Ngọc Mỹ, Đông Lai, thị trấn Mường Khến. Có độ cao trung bình khoảng

150 - 200m, với địa hình là đồng bằng xen với đồi thấp, là vựa lúa chính của Tân Lạc. Vùng này rất thích hợp phát triển kinh tế trang trại, cây lúa và hoa màu.

- Sông ngòi, nguồn nước:

+ Sông ngòi: Tân Lạc không có hệ thống các sông lớn chảy qua nhưng có nhiều suối nhỏ và hồ chứa. Tầng nước mặt được hình thành chủ yếu từ ba hệ thốngsuối và 5 hồ lớn:

Thứ nhất: Suối Chù, bắt nguồn từ vùng núi thuộc các xã Phú Vinh và Trung Hòa chảy qua các xã Mỹ Hòa, Quy Hậu về phía đông nam với diện tích lưu vực

350km2.

Thứ hai: Suối Cái, bắt đầu từ vùng núi xã Phú Cường chảy dọc theo thung lũng Mường Bi qua các xã Phong Phú, Do Nhân, Lỗ Sơn theo hướng đông nam với diện tích lưu vực 230km2.

Thứ ba: Suối Hoa, bắt nguồn từ vùng núi xã Thung Nai (huyện Cao Phong), chảy qua xã Ngòi Hoa rồi đổ ra sông Đà với diện tích lưu vực 230km2.

- Các hồ chứa: Trên địa bàn huyện có 5 hồ chứa lớn: hồ Búng, hồ Bông Canh, hồ Chù Bụa, hồ Bui Phoi và hồ Trọng.

nông, lâm, ngư nghiệp. Ngoài ra, nguồn nước ngầm còn tương đối dồi dào, có thể khai thác để phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Tài nguyên khoáng sản:

Tài nguyên khoáng sản ở Tân Lạc chủ yếu là đá vôi và một số khoáng sản

quý như: Vàng, ăngtimoan, than đá. Được thiên nhiên ưu đãi, Tân Lạc có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, trong đó có hiều di tích khảo cổ đã được Bộ văn hóa thông tin xếp hạng, có thể thu hút khách du lịch tới tham quan như: Hang Muối, Hang Bụt, hang Triềng Xến, Động Nam Sơn, hang Đắng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)