Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm thực hiện các biện pháp giảm nghèo cho hộ dân một số
nước trên thế giới
2.2.1.1. Hàn Quốc
Theo Trần Công Đoàn (2014) sự thành công của Hàn Quốc về phát triển nông thôn và giảm nghèo do nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng thứ nhất là
việc hỗ trợ tài chính cho các vùng nông thôn nghèo để phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đẩy sinh kế cho nông dân, nhất là ngườinghèo, theo cơ chế khuyến khích và có điều kiện. Sự khuyến khích đó thể hiện ở việc vùng nông thôn nào thực hiện tốt, có hiệu quả, năm sau sẽ được tăng nguồn vốn hỗ trợ so với năm trước, ngược lại nơi nào thực hiện kém hiệu quả, năm sau sẽ giảm vốn hỗ trợ. Điều kiện thực hiện là phải có kế hoạch hàng năm và 5 năm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế -
Thứ hai,là việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Hầu hết số cán bộ cơ sở đều được đào tạo cơ bản về kiến thức quản lý kinh tế, hành chính, kỹ năng xây dựng, thực hiện và quản lý các chương trình, dự án, chính vì vậy họ có đủ khả năng hấp thụ nguồn tài chính hỗ trợ của Nhà nước một cách có hiệu quả.
Thứ ba, là tăng tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn
trong tổng chi tiêu công của Chính phủ để thúc đẩy việc phát triển sinh kế cho người dân và nâng cao hiệu quả đầu tư cho nông nghiệp.
Thứ tư, là trao quyền tự chủ cho cơ sở và người dân, làm gì, làm như thế nào do người dân và chính quyền cấp cơ sở tự quyết định. Nhà nước và các cấp chính quyền cấp trên cơ sở chỉ đóng vai trò định hướng hoạt động phát triển nông thôn và giảm nghèo, không can thiệp cụ thể vào công việc của chính quyền cơ sở và người dân.
2.2.1.2. Trung Quốc
Từ năm 1994-2000, Trung Quốc tập trung vào cải cách nông thôn và giảm nghèo theo định hướng phát triển, hướng ưu tiên vào người nghèo ở những vùng có đặc thù về địa lý như khu vực miền núi Đại Sự ở Tây Nam; cao nguyên Hoàng Thổ ở Tây Bắc; dãy núi Tần Sơn, Ba Sơn và khu vực băng giá Tây Tạng.
Chương trình 7 năm này tập trung vào yếu tố con người, các nguồn lực vật chất và tài chính, huy động lực lượng của các tầng lớp xã hội tham gia nhằm giải quyết một cách cơ bản về lương thực, áo mặc cho người nghèo nông thôn (Trần Công Đoàn, 2014).
Kết quả, nhờ sự nỗ lực nêu trên mà vấn đề sinh kế của 200 triệu người dân được đảm bảo, người nghèo giảm xuống còn 30 triệu vào năm 2000 (khoảng 3% dân số nông thôn). Điều kiện sản xuất và sinh hoạt được cải thiện rơ rệt, trong vòng 15 năm (1986-2000) đã tăng thêm được 99,15 triệu ha đất trồng trọt ở các khu vực nghèo, 77,25 triệu người và 83,98 triệu động vật không còn phải chịu cảnh thiếu nước uống; 95,5% thôn bản nghèo tiếp cận được với điện sinh hoạt, 89% tiếp cận đường dân sinh, 69% tiếp cận được bưu chính viễn thông; giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp ở các vùng nghèo tăng 54% (bình quân 7,5%); thu nhập và tài chính của các địa phương nghèo tăng gấp đôi (bình quân 12,9%); sản lượng ngũ cốc tăng 1,9% năm, thu nhập bình quân của nông dân từ 648 NDT tăng lên 1.337 NDT (Trần Công Đoàn, 2014).
sinh đã được kiểm soát, tỷ lệ không biết chữ giảm nhanh, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm, giáo dục cho người lớn và giáo dục hướng nghiệp cũng phát triển nâng cao chất lượng của người lao động, hầu hết nông dân biết ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, phát triển trang trại; chăm sóc sức khoẻ cho người dân cũng được cải thiện, việc thiếu thuốc và y bác sỹ được khắc phục. Đời sống văn hoá của nông dân cũng trở nên phong phú, bộ mặt tinh thần cũng có những thay đổi to lớn. Sự thành công của Trung Quốc bắt nguồn từ việc tập trung vào vấn đề thiết yếu nhất của người dân (vấn đề sinh kế), nhận định được thế mạnh của từng vùng trước khi thực hiện, xác định đúng những địa phương nghèo nhất, tăng cường và tập trung được nguồn lực cho vùng nghèo (Trần Công Đoàn, 2014).
Tiếp đó phải kể đến việc thiết lập được hệ thống cơ quan giảm nghèo đủ quyền lực điều phối các nguồn quỹ dành cho giảm nghèo, kể cả các nguồn vốn vay nước ngoài, dự án hỗ trợ kỹ thuật. Thực hiện cơ chế trao quyền quản lý, sử dụng nguồn tài chính hỗ trợ cho cấp tỉnh, huy động “4 thứ sẵn có" của các tỉnh, bao gồm: nguồn tài chính, quyền lực, nhiệm vụ và trách nhiệm.
Chính sách ưu tiên hỗ trợ vùng nghèo được thiết lập trên hai lĩnh vực là hỗ trợ hộ nghèo để giải quyết những vấn đề thiết yếu nhất về sinh kế và hỗ trợ phát triển vùng nghèo. Chính sách hỗ trợ hộ nghèo tập trung chủ yếu là chính sách tín dụng, chính sách miễn giảm thuế nông nghiệp, thuế tiêu thụ sản phẩm địa phương; chính sách hỗ trợ vùng nghèo tập trung là tăng dần nỗ lực thanh toán chuyển đổi, miễn thuế 3 năm cho các bộ phận phát triển vùng nghèo để khởi nghiệp và thành lập công ty; hỗ trợ cải thiện điều kiện sản xuất, phát triển sản xuất thương mại thông qua phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất thương mại. Tăng cường năng lực cho cán bộ, người dân để tự thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu đề ra. Hỗ trợ hộ nghèo và thôn bản được quan tâm đặc biệt thông qua cam kết trực tiếp của nhóm cán bộ giảm nghèo với từng hộ và từng thôn bản, hình thành mối liên kết giữa các doanh nghiệp và nông dân từ khâu trồng trọt, chăn nuôi, chăm sóc, tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ các hộ nghèo tự nguyên di chuyển từ khu vực khó khăn về nơi ở có điều kiện thuận lợi hơn trên cơ sở bảo đảm tốt về cơ sở hạ tầng và điều kiện sản xuất, môi trường về xã hội ở nơi đến, di dân cặp đôi ít nhất là 2 gia đình cùng tự nguyện hoặc một gia đình đến nơi ở mới có người thân để có thể nương tựa vào nhau. Huy động các lực lượng ở cộng đồng hỗ trợ trực tiếp các hộ gia đình nghèo; huy động các tầng lớp xã hội tham gia giảm nghèo, các Bộ, ngành Trung ương, các cơ quan địa
phương phải đưa ra chính sách, giải pháp hỗ trợ người nghèo, vùng nghèo; các cơ quan này phải cam kết và thực hiện hỗ trợ các địa phương nghèo bằng các dự án cụ thể thông qua nguồn vốn họ tự huy động hoặc kêu gọi tài trợ từ các tổ chức quốc tế. Cùng với đó phải kể đến việc thiết lập mối quan hệ hợp tác Đông
-Tây về giảm nghèo. Nghĩa là các tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội phát triển ở phía Đông phải hỗ trợ một tỉnh nghèo ở phía Tây, ví dụ Bắc Kinh hỗ trợ Nội Mông, Thiên Tân hỗ trợ Cam Túc, Thượng Hải hỗ trợ Vân Nam, Quảng Đông hỗ trợ Quảng Tây, Giang Tô hỗ trợ Thiểm Tây, Sơn Đông hỗ trợ Tân Giang,
Liêu Ninh hỗ trợ Thanh Hải, Phúc Kiến hỗ trợ Nông Hạ, Đại Liên...Hai bên hợp tác theo nguyên tắc “tăng cường thuận lợi, đôi bên cùng có lợi, hợp tác lâu dài và cùng phát triển”. Sự hợp tác được thực hiện đa cấp và đa chiều trong giảm nghèo ở mọi lĩnh vực như hợp tác giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp, dự án hỗ trợ và trao đổi tài năng, hình thành nhóm hỗ trợ ở cấp tỉnh và thành phố, hỗ trợ tiền mặt, hiện vật cũng lên tới 2,14 tỷ NDT, và dự án hợp tác đầu tư gồm 5.745 dự án với kinh phí 28 tỷ NDT, xuất khẩu 517 nghìn lao động từ tỉnh nghèo sang tỉnh giàu. Các tỉnh phía Đông đã giúp các tỉnh phí Tây mở rộng trao đổi đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực, trợ giúp xây dựng trường học, mở rộng đất canh tác, xây dựng đường cao tốc (Phong Vũ, 2017).
Hiện tại, Trung Quốc đang thực hiện chính sách giảm nghèo theo định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2001-2010 với kết quả giảm nghèo tiếp tục được quốc tế đánh giá cao. Tính đến hết năm 2007, Trung Quốc chỉ còn trên 14 triệu người nghèo, tính theo chuẩn quốc tế và như vậy từ năm 1978 đến nay, Trung Quốc đã giải quyết được vấn đề nghèo đói cho khoảng 1/3 tổng dân số cả nước và sự thành công về giảm nghèo của nước láng giềng đông dân này là bài học kinh nghiệm tốt cho nước ta tham khảo (Trần Công Đoàn, 2014).
4.2.1.3. Các nước ASEAN
Trong hỗ trợ giảm nghèo, các nước ASEAN rất coi trọng phát triển nông nghiệp. Thập niên cuối của thế kỷ trước, mặc dù có sự phát triển không đồng
đều, nhưng nền nông nghiệp thế giới trong đó có các nước ASEAN đã đạt
được những thành tựu đáng kể, đặc biệt ở vùng mà nạn đói xưa nay vẫn đe
doạ là Châu Á. Một trong những nguyên nhân đem lại thành công này là một loạt hệ thống chính sách được cải tiến nhất là chính sách về đất đai, vốn... (Chu Quang Tiến, 2011).
lý theo hướng tự do phát triển sản xuất, kinh doanh của hộ nông dân, chính phủ các nước trong khu vực đều chủ trương nông dân có quyền sở hữu ruộng đất
tương đối. Nông dân có quyền mua, bán ruộng đất. Thị trường ruộng đất được xác lập và được pháp luật bảo hộ. Thái Lan, Malaixia, Philippin đều thực hiện cải cách ruộng đất, chia đất cho nông dân (bằng các biện pháp chia đất công, Nhà
nước trưng mua đất của địa chủ rồi bán cho nông dân với giá rẻ và áp dụng
phương thức trả dần). Việt Nam tuy không công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai nhưng trên thực tếnông dân cũng được giao đất lâu dài, có quyền chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp ruộng đất, tự chủ sản xuất kinh doanh. Chính sách ruộng đất nêu trên có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp phát triển nhanh (Trần Công Đoàn, 2014).
Kinh tế trang trại cũng được khuyến khích trong các nước ASEAN, nghĩa
là chính quyền công nhận quyền tích tụ ruộng đất (đến một quy mô nhất định, tuỳ
từng nước) để phát triển sản xuất hàng hoá; thông qua phát triển kinh tế trang trại
đã thu hút nhiều lao động là người nghèo vào làm việc và góp phần ổn định cuộc sống của các gia đình nghèo.
Thứ hai, hỗ trợ đầu vào cho nông dân phát triển sản xuất. Về tín dụng, cho vay vốn, giúp nông dân phát triển sản xuất và tiếp cận thị trường nông sản
trong và ngoài nước. Thái Lan khuyến khích, lôi cuốn tư nhân tham gia các chương trình khuyến nông, tập trung kinh phí nghiên cứu cho các cây lương
thực quan trọng (lúa, ngô, sắn). Thái Lan đã đạt nhiều thành tựu có ý nghĩa
nhờ thực hiện chính sách này như phát triển nhiều giống lúa thơm chất lượng cao, giá xuất khẩu cao gấp hai lần giống lúa thường; năng suất ngô bình quân
đạt 3,5 tấn/ha, sắn 15 tấn/ha (Trần Công Đoàn, 2014).
Thứ ba, hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm nông sản. Indonesia quy định giá sàn nông sản có lợi cho nông dân. Khi giá thị trường thấp hơn giá sàn, Nhà nước bỏ tiền ra mua nông sản cho nông dân. Thái Lan, Malaysia, Indonesia đều khuyến khích xuất khẩu bằng hỗ trợ kinh tế và luật pháp. Chính phủ Thái Lan rất tích cực tìm kiếm thịtrường, chú trọng phát triển hình thức hợp đồng "chính phủ
với chính phủ". Năm 1994, khi giá xuất khẩu gạo giảm, chính phủ Thái Lan lập tức thiết lập lại chếđộ trợ cấp xuất khẩu gạo (đã bị đình chỉ năm 1993), trợ cấp mạnh mẽđể xuất khẩu thành công 500 tấn gạo đầu tiên cho Irắc. Để mở rộng thị trường, Thái Lan đã đầu tư tập trung cho chương trình đổi mới giống lúa thơm được thịtrường thế giới ưa chuộng (Trần Công Đoàn, 2014).
Thứ tư là về thuế, Thái Lan bỏ hẳn thuế nông nghiệp. Ở nông thôn Thái Lan, hiện chỉ còn thuế thu nhập, thuế chuyển nhượng tài sản và VAT. Indonesia thu thuế nông nghiệp rất thấp. Ở Thái Lan, Malaysia, nông dân không phải trả khoản dịch vụ thuỷ lợi. Ở Việt Nam cũng đang thử nghiệm ở
một số địa phương (Trần Công Đoàn, 2014).
Thứ năm, về cơ sở hạ tầng ở nông thôn, các nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia đều coi chức năng lớn nhất của Nhà nước là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kể cả cơ sở hạ tầng "mềm" (tức là nhân lực, kỹ thuật, tri thức kinh doanh…)
(Trần Công Đoàn, 2014).