Người hưởng lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 100 - 102)

* Thông tin cơ bản của các hộ điều tra

Qua số liệu tổng hợp cho thấy, đa phần các chủ hộ đều có tuổi dưới 50, số lượng chủ hộ có tuổi trên 50 chỉ 13,33%. Nhưvậy có thể coi đây là một thế mạnh của các hộ khi tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật mới, các kiến thức về văn hóa xã hội liên quan đến cuộc sống của họ, bên cạnh đó họ có một lượng kiến thức đã được tích lũy trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ. Chủ hộ là nam giới chiếm tỷ lệ tương đối cao (78,89% số chủ hộ được điều tra), lượng chủ hộ là nữ giới hầu hết tập trung ở nhóm hộ nghèo, chiếm 19/90 hộ có chủ hộ là nữ. So với chủ hộ nữ, các hộ gia đình có chủ hộ là nam giới sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc phát triển sản xuất kinh doanh. Bởi qua phỏng vấn điều tra, các gia đình có chủ hộ là nam giới thường có xu hướng mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật hơn vào sản xuất trong gia đình, có khả năng tiếp thu tốt các tiến bộ kỹ thuật đó và họ cũng mạnh dạn hơn trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh của gia đình.

Phân theo trình độ chủ hộ thì số lượng chủ hộ có trình độ từ trung học phổ thông trở lên chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ chiếm 10% trong tổng số hộ được điều tra, và số lượng chủ yếu nằm ở nhóm hộ trung bình, số lượng hộ có chủ hộ chưa qua đào tạo, không có bằng cấp lại chiếm tỷ lệ cao, chiếm 32,22% tổng số hộ điều tra, và chủ yếu là nằm ở nhóm hộ nghèo và một số ít hơn nằm ở nhóm cận nghèo, tại các hộ trung bình thì tất cả các chủ hộ đều đã được qua đào tạo, có khả năng đọc và viết.

Thực tế hộ nghèo là những hộ có thu nhập thấp, hầu như số tiền kiếm được chỉ dành cho các chi phí thiết yếu của cuộc sống, do đó các hộ không có tiền để đầu tư mua sắn các đồ dùng lâu bền đắt tiền cũng như các tài sản cố định có giá trị cao. Tại các hộ nghèo và cận nghèo hầu như họ không có khả năng mua sắm các tài sản có giá trị trên 30 triệu đồng. Số lượng các trang thiết bị phục vụ cho cuộc sống tại các hộ điều tra được thể hiện rơ hơn qua bảng 4.24. Kết quả điều tra cho thấy, Xã Thanh Hối 23/30 hộ mua sắm được xe máy (chiếm 76,67%), Xã Do Nhân chiếm 50% và xã Quyết Chiến chiếm 43,33%. Tuy nhiên đây đều là các loại xe máy có giá trị dưới 10 triệu đồng, hầu hết được các hộ mua lại xe cũ từ những người khác. Đối với các trang thiết bị như tủ lạnh, bình nóng lạnh, máy giặt là những đồ điện gia dụng đối với các gia đình có mức kinh tế từ trung bình và khá trở lên, đối với hộ nghèo nó là một tài sản có giá trị khó đủ tiền và mua thêm vào đó là chi phí điện kèm theo hàng tháng khiến người nghèo không dám nghĩ tới.

Bảng 4.22. Một số thông tin về hộ điều tra

1 Chỉ tiêu Tổng số hộ Cơ cấu (%) Thanh Nhóm hộ điều tra hối Quyết Chiến Nhân Do

Tổng cộng 90 30 30 30 1 Tuổi chủ hộ Dưới 40 45 50,00 18 16 11 Từ 41-50 33 36,67 8 11 14 Trên 51 12 13,33 4 3 5 2 Giới tính chủ hộ Nam 71 78,89 23 21 27 Nữ 19 21,11 7 9 3 3 Dân tộc 90 100 30 30 30 Người kinh 30 33,33 12 7 11 Dân tộc thiểu số 60 66,67 18 23 19 4 Trình độ học vấn chủ hộ Không bằng cấp 29 32,22 19 5 5 Tốt nghiệp tiều học 27 30,00 10 11 6 Tốt nghiệp THCS 21 23,33 1 14 6 Tốt nghiệp THPT 9 10,00 0 0 9

Công nhân kỹ thuật 3 3,33 0 0 3

Trung cấp - CĐ - ĐH 1 1,11 0 0 1 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017)

Bảng 4.23. Một số trang thiết bị phục vụ cuộc sống tại các hộ điều tra

TT Đồ dùng Số Thanh Hồi Quyết Chiến Do Nhân

hộ lệTỷ (%) Số hộ lệTỷ (%) Số hộ lệTỷ (%) 1 Xe máy 23 76,67 13 43,33 15 50,00 2 Xe đạp 29 96,67 25 83,33 28 93,33 3 Ti vi 25 83,33 20 66,67 24 80,00 4 Tủ lạnh 8 26,67 1 3,33 2 6,67 5 Bình nóng lạnh 6 20,00 0 0 2 6,67

6 Đài radio-cassestes 20 66,67 11 36,67 11 36,67

7 Máy giặt 8 26,67 1 3,33 3 10,00 8 Máy vi tính 2 6,67 1 3,33 0 0,00 9 Nhà ở - Nhà tạm 5 16,67 13 43,33 9 30,00 - Nhà cấp 4 16 53,33 13 43,33 14 46,67 - Nhà kiên cố 9 30,00 4 13,33 7 23,33

Về nhà ở, 13/30 hộ trên địa bàn xã Quyết Chiến (chiếm tỷ lệ 43,33%) vẫn đang phải sống trong những ngôi nhà tạm, số được sinh sống trong các ngôi nhà kiên cố là rất thấp, chỉ chưa tới 14%, và trong số đó đều là những nhà được xây dựng và bàn giao cho người nghèo ở theo các chương trình hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước.

Từ số liệu điều tra về đặc điểm của các hộ cho thấy các hộ trên địa bàn hiện đang thiếu về cả vốn, kỹthuật cũng như tư liệu để sản xuất, trình độ thâm canh của hộ phụ thuộc rất nhiều vào người chủ hộ. Từ các nguồn thu của mình, các hộ nghèo chỉ đủ để chi trả cho các nhu cầu thiếu yếu của gia đình mình, do đó hầu như các hộ không có tiền để mua sắm các trang thiết bị đắt tiền cũng như một số máy móc phục vụ cho sản xuất. Nếu không có sự trợ giúp từ bên ngoài thì hầu như tất cả các hộ nghèo đều phải sống trong những nhà tạm hoặc nhà cấp 4.

Như vậy với đặc điểm là một huyện miền núi người dân sống chủ yếu dựa

vào sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, nhưng do trình độ dân trí thấp, thiếu kiến thức, phương thức canh tác lạc hậu nên thu nhập của các hộ nghèo rất thấp nên có rất ít tài sản, tài sản có giá trị hầu như không có, nhà ở chủ yếu là tranh, nhà kiên cố chiếm tỷ lệ rất thấp và các hộ không có tiền để mua sắm các trang thiết bị đắt tiền cũng như một số máy móc phục vụ sản xuất. Đồng thời do đặc điểm tự nhiên và các yếu tố kinh tế xã hội tác động, nên sự phân bố các hộ nghèo ở huyện Tân Lạc có những điểm khácbiệt đó là hộ nghèo chủ yếu là người dân tộc thiểu số và ở những xã thuộc vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. Cùng với đó địa hình huyện chủ yếu là đồi núi dốc, nên diện tích đất nông nghiệp canh tác chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số diện tích tự nhiên, vì vậy hộ nghèo không có hoặc thiếu đất sản xuất, những hộ này tập trung ở các xã vùng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)