Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân
2.1. Cơ sở lý luận về giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân
2.1.2. Nguyên nhân và các giải pháp giảm nghèo
2.1.2.1. Nguyên nhân nghèo của các hộ dân
Việc xác định đúng các nguyên nhân gây nên nghèo đói là một trong những điều kiện để tìm ra giải pháp giảm nghèo hữu hiệu, đưa ra được các chính sách hỗ trợ phù hợp với các điều kiện đặc thù của địa phương, nhất là các địa phương có điều kiện khó khăn, vẫn có tỷ lệ nghèo đói cao. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới nghèo của hộ dân bao gồm:
Do hộ nghèo thường ở trong những vùng có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng khó khăn: Hộ nghèo thường phân bố ở khu vực nông thôn đây là vùng có điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng khó khăn gây nên nghèo đói. Đó là vùng sâu xa trung tâm cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu. Các hộ nghèo có đất sản xuất thường ở những vùng xa giao thông đi lại khó khăn, thủy lợi chưa hoàn thiện, thiếu chợ đầu mối tại địa phương. Cơ sở hạ tầng thiếu lại là nguyên nhân cho các hạn chế của tiếp cận thị trường, thu hút đầu tư phát triển cơ sở sản xuất tạo việc làm tại địa phương, dễ bị rủi ro do thiên tai; đời sống sinh hoạt, văn hóa gặp nhiều khó khăn thiếu thốn; tiếp cận thông tin hạn chế, ít việc làm tại địa phương (Lê Xuân Bá và cs.,2001).
Do thiếu việc làm: Thiếu việc làm, ở đây chủ yếu là thiếu việc làm thường xuyên, ổn định ngay tại địa phương, là nguyên nhân phổ biến và cơ bản gây nên thu nhập thấp trong các hộ nghèo, đặc biệt là các hộ ở nơi có ít đất sản xuất, giao thông khó khăn. Bên cạnh đó, người nghèo còn ít có cơ hội để tiếp cận các việc làm phi nông nghiệp tại chỗ do rất hiếm doanh nghiệp đầu tư phát triển nghề phi nông nghiệp tại các vùng có điều kiện giao thông còn nhiều khó khăn này (Lê Xuân Bá và cs.,2001).
Do thiếu vốn sản xuất: Thiếu vốn sản xuất là nguyên nhân phổ biến và cơ
bản. Vì thiếu vốn nên đầu tư cho sản xuất không đầy đủ do đó hiệu quả kinh tế thu được không cao, dễ bị rủi ro do thiên tai, dịch bệnh làm cho mất vốn đầu tư, mang nợ không trả được, khó có cơ hội để đầu tư tái sản xuất. Bên cạnh đó nếu gia đình gặp phải ốm đau bệnh tật đột xuất sẽ phải vay mượn hoặc sử dụng ngay cả nguồn vốn đầu tư cho sản xuất để tiêu dùng cũng dẫn đến không trả được nợ và cũng không có vốn đầu tư cho sản xuất, lại không có việc làm chỉ cần sức lao động nên không thể tự thoát ra khỏi vòng nghèo đói (Lê Xuân Bá và cs.,2001).
Do dịch bệnh: Dịch bệnh cả cho người và vật nuôi, cây trồng là loại rủi ro rất nhiều hộ gặp phải. Dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi gây nên sản xuất không hiệu quả, nhiều khi còn thua lỗ trắng tay, mất vốn đầu tư tái sản xuất. Hộ có người bị bệnh thì không những thiếu lao động mà còn rất tốn kém tiền bạc để đi chữa bệnh. Dịch bệnh làm cho các hộ nghèo càng gặp khó khăn hơn dẫn đến nợ đọng triền miên, cuộc sống khó có lối thoát nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài
(Lê Xuân Bá và cs.,2001).
Do khó tiếp cận thị trường: Hộ nghèo thường là những hộ sản xuất nhỏ, điều kiện giao thông khó khăn, lại sống rải rác nên khó tiếp cận thị trường và thông tin thị trường. Bên cạnh đó giá thị trường không ổn định, cộng với sự thúc bách của cuộc sống, không có tích lũy và nhiều vốn trong khi lực lượng chủ đạo chi phối giá cả đầu vào và đầu ra trong sản xuất nông nghiệp của những hộ nghèo lại là tư nhân nên những hộ gia đình nghèo là đối tượng dễ bị chịu sự tác động không tốt của thị trường: bị ép giá khi bán sản phẩm, phải mua giá cao khi cần mua vật tư đầu vào cũng như khi mua lương thực, thực phấm tiêu dùng (Lê Xuân Bá và cs.,2001).
Do trình độ học vấn, kỹ thuật thấp: Trình độ học vấn của các thành viên là lao động trong hộ nghèo vẫn còn thấp do đó khó tiếp cận với việc làm cần có tay nghề kỹ thuật, tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như các kiến thức
khác trong cuộc sống làm hạn chế rất nhiều khả năng vượt nghèo. Hạn chế về học vấn cũng dẫn đến hạn chế trong tiếp thu kinh nghiệm làm ăn hiệu quả cả về cách làm ăn và kiến thức kỹ thuật (Lê Xuân Bá và cs.,2001).
Do phong tục tập quán: Không thích đi làm việc ở xa nhà, dù thu nhập rất thấp và thiếu việc làm tại địa phương gây nên không có việc làm. Bằng ḷng với cuộc sống hiệntại, thiếu tinh thần vượt nghèo, cũng là một tập quán không có lợi cho vươn lên thoát nghèo. Tập quán không tích lũy không thể hiện rơtrong các hộ
(Lê Xuân Bá và cs.,2001).
Do các nguyên nhân khác: Bên cạnh các nguyên nhân tương đối phổ biến đã nêu ở trên, một số ít hộ nghèo còn vì là những hộ rơi vào hoàn cảnh khó khăn: già cả, cô đơn; ốm đau bệnh và cả một số hộ có đông người ăn theo cũng gây nên nghèo đói. Một trong những nguyên nhân tương đối phổ biến của hộ nghèo ở những xã nghèo nhất là xây dựng gia đình sớm, có 2-3 con ngay trong khi có ít
đất, ít việc làm chưa có tích lũy.
Nguyên nhân chủ quan khác thuộc về chính người nghèo, một bộ phận không ít trong số các hộ nghèo chưa chủ động và cố gắng tự tìm giải pháp phát triển sản xuất, học nghề, thay đổi sinh kế để cải thiện thu nhập nhằm thoát nghèo mà còn ỉ lại, trông chờ vào nhà nước vào cộng đồng. Mặt khác chính sách và giải pháp giảm nghèo hiện nay còn mang nặng tính bao cấp, cho không người nghèo đã làm tăng thêm tính ỷ lại của người nghèo; có hộ nghèo, người nghèo chỉ ngồi trông chờ nhận tiền trợ giúp hàng tháng mà không biết đầu tư lao động sản xuất để tự thoát nghèo (Mai Quốc Chánh và Phạm Đức Thành, 1998).
2.1.2.2. Sự cần thiết thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho hộ dân
Hộ dân nghèo khó thoát nghèo nếu không có các hỗ trợ của cộng đồng và
xã hội. Do nhiều khó khăn và sự tác động cả bên trong và bên ngoài, các hộ dân nghèo không đủ nguồn lực để thay đổi cuộc sống, họ cần sự giúp đỡ về mọi mặt của cộng đồng và toàn xã hội để thoát nghèo. Để hộ dân thoát nghèo cần có các chủ trương, chính sách của Chính phủ, chính quyền địa phương, các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo đồng bộ của xã hội và cộng đồng. Các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo như nâng cao kiến thức và kỹ năng sản xuất, bảo đảm sức khỏe, hỗ trợ tín dụng ưu đãi, phòng chống rủi ro thiên tai...và các giải pháp gián tiếp cho cộng đồng người dân nông thôn mà người nghèo được tham gia hưởng lợi như, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, cải thiện sản xuất, mở mang ngành nghề, phát triểncác dịch vụ công, cải thiện môi trường nông thôn (Chu Quang Tiến, 2011).
Giảm nghèo cho các hộ dân là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, có tác động rất lớn trong phát triển kinh tế xã hội ở những vùng nông thôn khó khăn, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn. Giải pháp giảm nghèo cho hộ dân có những vai trò chủ yếu sau:
+ Thực hiện giải pháp giảm nghèo cho hộ dân mang lại lợi ích thiết thực cho người nghèo, nâng cao lòng tin của họ đối với đất nước và xã hội (Chu Quang Tiến, 2011).
+ Giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương ổn định, bền vững giảm cách biệt nông thôn–thành thị (Chu Quang Tiến, 2011).
+ Thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho hộ dân góp phần nâng cao thu nhập bình quân đầu người của địa phương, giảm tỷ lệ hộ nghèo tiến tới xóa hết tỷ lệ hộ nghèo, xây dựng một xã hội giàu mạnh công bằng, văn minh, giảm thiểu khoảng cách giầu nghèo trong cộng đồng (Chu Quang Tiến, 2011).
+ Thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân góp phần thực hiện thành công phát triển kinh tế - xã hội nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại và thực hiện thành công công nghiệp hóa đất nước (Chu Quang Tiến, 2011).
Để giải quyết tình trạng đói nghèo ở những vùng khó khăn không phải là một công việc dễ dàng và nhanh chóng, nó đòi hỏi phải thực thi nhiều giải pháp đồng bộ, đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực từ phía các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể mà còn từ sự đóng góp của cộng đồng xã hội và từ bản thân người nghèo.
Khi xác định mục tiêu, định hướng, chiến lược phát triển cho mỗi thời kỳ cụ thể đều cần có sự kết hợp đúng đắn giữa vấn đề tăng tưởng kinh tế và giảm nghèo. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế cần thực hiện đồng thời hoặc lồng ghép với công cuộc giảm nghèo của từng địa phương cũng như của cả nước, sự kết hợp ngay từ đầu giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững.